Cử nhân thất nghiệp tăng đột biến: Buông lỏng chất lượng, đầu ra
Các trường ĐH, CĐ mải chạy theo việc mở rộng quy mô mà không chú trọng đến chất lượng đào tạo đã khiến cử nhân tốt nghiệp hàng loạt nhưng không đáp ứng với đòi hỏi thực tế của thị trường lao động
“Các doanh nghiệp than phiền sinh viên (SV) ra trường không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng, trong đó 70% yếu kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, thiếu tinh thần kỷ luật và đặc biệt là yếu ngoại ngữ… Thực tế cho thấy mục tiêu đào tạo của các trường hiện nay so với yêu cầu và đòi hỏi thực tiễn của công việc vẫn tồn tại khoảng cách lớn” – ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, nói.
Quy mô tăng, giảng viên tiến sĩ giảm
Theo ông Tuấn, nguyên nhân thất nghiệp có nhiều, tuy nhiên có thể thấy 2 lý do cơ bản: Có ít chỗ làm hơn so với nhu cầu của người tìm việc phù hợp với ngành nghề đã được đào tạo; số lượng chỗ làm việc nhiều nhưng nhiều người tìm việc không đáp ứng trình độ hoặc không muốn làm những công việc đó. Trường hợp thứ nhất tồn tại về “thiếu hụt chỗ làm việc”, trường hợp thứ hai “không phù hợp cơ cấu đào tạo nghề và nhu cầu nhân lực”. Như vậy, có thể nhận định nguyên nhân thất nghiệp cốt lõi là vấn đề đào tạo nghề, kỹ năng nghề chưa đáp ứng nhu cầu thực tế.
Sinh viên tốt nghiệp đang tìm thông tin việc làm tại ngày hội việc làm do Trường ĐH Ngân hàng TP HCM tổ chức ngày 17-5. Ảnh: BẢO LÂM
Và thực tế là các trường chạy theo số lượng đã buông lỏng chất lượng đào tạo. Đội ngũ giảng viên (GV) chính là yếu tố sống còn để nâng chất lượng nhưng thực tế dù quy mô SV tăng chóng mặt nhưng quy mô GV tăng không tương xứng. Từ năm 2009-2010 đến 2011-2012, dù số lượng SV tăng 226.000 người nhưng GV chỉ tăng 3.900 người; trong đó GV bậc tiến sĩ chỉ tăng 830 người. Đặc biệt, ở bậc CĐ quy mô GV còn giảm, cụ thể năm 2009-2010 có 24.600 GV thì năm 2010-2011 giảm còn 23.600 GV; trong đó GV tiến sĩ giảm từ 656 người năm 2009-2010, còn 586 người năm 2010-2011.
Video đang HOT
Riêng tiêu chí về diện tích đất bình quân tối thiểu phải là 55 m2/SV thì hầu như không cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập nào đạt được, theo báo cáo của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội năm 2013.
Theo báo cáo mới nhất của ủy ban này về giải quyết việc làm cho SV tốt nghiệp thì điều kiện bảo đảm chất lượng của nhiều trường còn hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo, uy tín chất lượng đào tạo chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp nên SV tốt nghiệp gặp khó khăn nhiều trong tìm kiếm việc làm.
TS Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho rằng không phải là các đơn vị tuyển dụng không tuyển người, thậm chí các đơn vị giành giật nhau trong tuyển dụng là đằng khác. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực nguồn nhân lực không đáp ứng được tiêu chuẩn của các đơn vị tuyển dụng, đặc biệt là nguồn nhân lực về công nghệ – kỹ thuật cao.
Đầu ra quá dễ
Các chuyên gia cho rằng trường ĐH, CĐ không dựa vào thông tin thị trường lao động và việc làm để xây dựng kế hoạch và thực hiện đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động nên chỉ chú trọng đào tạo những gì trường có khả năng mà không đào tạo những ngành xã hội cần và có nhu cầu lớn. “Cơ cấu đào tạo rất mất cân đối, nhiều trường chú trọng đào tạo các ngành kinh tế để rồi thừa, trong khi những ngành kỹ thuật như hàn, cơ khí, tự động hóa… rất cần nhân lực thì lại hiếm” – ông Tuấn nêu thực tế.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chỉ hoạnh họe, làm khó để có cái “dễ” khi mở trường. Thành lập trường rồi, nhiều trường dạy không ra gì, không sát thực tế và đặc biệt khi SV ra trường, bộ không hề “làm khó”, đầu ra hoàn toàn thả lỏng” – GS Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang, lo lắng.
Theo GS Xuân, đáng ra Bộ GD-ĐT phải xây dựng chuẩn đầu ra với sự tham gia của các hiệp hội nghề nghiệp. Ví dụ, ngành bác sĩ đa khoa cần bộ tiêu chuẩn gì, Bộ GD-ĐT phải phối hợp với Bộ Y tế để xây dựng thì mới gắn được với thực tế và đáp ứng đòi hỏi của công việc. Sau khi đào tạo, SV phải trải qua kỳ thi quốc gia về bằng cấp của bác sĩ đa khoa, anh nào đạt thì chứng tỏ đã học được trường tốt, anh trượt chứng tỏ học ở trường “dỏm”. Nếu là trường “dỏm” thì phải siết lại chỉ tiêu, năm sau phải ít hơn năm trước, thậm chí đóng cửa chứ không thể cứ đào tạo tràn lan để rồi cử nhân “sống chết mặc bay”.
“Với việc cử nhân thất nghiệp quá nhiều khiến hình ảnh giáo dục Việt Nam xấu đi, cho thấy chất lượng giáo dục ĐH không được xã hội tin tưởng” – GS Xuân kết luận.
Từ động lực phát triển thành gánh nặng
Các chuyên gia cho rằng việc cử nhân thất nghiệp để lại hậu quả rất lớn: Lãng phí suất đầu tư của nhà nước, kinh phí và thời gian của người học. Đáng lẽ ra đội ngũ trẻ là động lực phát triển xã hội thì nay trở thành gánh nặng. “Nhiều gia đình nghèo chạy vạy cho con ăn học, chưa kịp vui niềm vui con tốt nghiệp lại phải tiếp tục nuôi con vì chúng thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sử dụng lao động thiệt thòi vì không đủ người đáp ứng yêu cầu của họ khiến cho doanh nghiệp phát triển chậm hơn” – GS Võ Tòng Xuân nói.
Theo ông Lê Thanh Sang, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội, khi nhân lực không có công ăn việc làm để bảo đảm đời sống của cá nhân thì trở thành gánh nặng cho xã hội; chính sách bảo hiểm thất nghiệp phải hỗ trợ; gia tăng tệ nạn xã hội vì bần cùng sinh đạo tặc… Chính vì vậy, cần có các chính sách đồng bộ và coi giải quyết việc làm là vấn đề ưu tiên hỗ trợ.
Theo NLĐO
Xe tải tự lái đầu tiên bắt đầu ra phố
Mẫu xe tải tự lái đầu tiên trên thế giới của hãng xe Đức Daimler đã chính thức được chính quyền Nevada (Mỹ) cấp phép cho chạy thử nghiệm trên đường phố của tiểu bang này.
Theo trang Detroit Bureau, tại một sự kiện được tổ chức tại Las Vegas vào ngày 5/5, Thống đốc bang Nevada Brian Sandoval đã bàn giao giấy phép cho mẫu xe tải tự lái Freightliner Inspiration được chạy thử trên các đường phố của tiểu bang. Như vậy, sau khi hoàn tất thử nghiệm 16.000 km ở Đức, Freightliner Inspiration tiếp tục xuất hiện trên các tuyến đường cao tốc ở Mỹ.
Phát biểu tại sự kiện này, Wolfgang Bernhard, Giám đốc điều hành nhánh xe tải và xe buýt của Daimler, khẳng định rằng xe tự lái sẽ giúp giảm thiểu tối đa những vụ tai nạn do lỗi của tài xế. Ngoài ra, Wolfgang Bernhard cũng lưu ý thêm rằng có tới 90% số vụ tai nạn đường bộ ở Mỹ là do tài xế quá mệt mỏi hoặc mất tập trung khi điều khiển xe.
"Một hệ thống xe tự lái sẽ không bao giờ biết mệt mỏi hay phân tâm. Nó luôn hoạt động với hiệu suất 100%", Wolfgang Bernhard nói.
Freightliner Inspiration được trang bị hệ thống tự lái mang tên Highway Pilot, vận hành tương tự cơ chế lái tự động trên các chuyến bay thương mại. Một khi đã xác lập, hệ thống có thể duy trì hành trình mà không cần sự can thiệp của tài xế trong phần lớn trường hợp. Hệ thống này sử dụng các camera ảnh nổi được gắn xung quanh xe tải để theo dõi tuyến đường phía trước, các bảng chỉ dẫn làn đường và những phương tiện khác đang lưu thông trên cùng tuyến đường.
Dự kiến, Daimler sẽ thông báo chi tiết kế hoạch thương mại hóa dòng xe tải tự lái này trong một loạt sự kiện của hãng diễn ra trong tuần này ở Las Vegas.
Theo_Zing News