Cử nhân sư phạm: Cơ hội việc làm rộng mở
Cơ hội việc làm rộng mở với giáo viên các môn nghệ thuật khi năm nay Âm Nhạc và Mỹ thuật bắt đầu được triển khai ở bậc THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tín hiệu vui với giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật
Năm học 2022 – 2023 là năm học đầu tiên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 triển khai ở bậc THPT với lớp 10.
Đây cũng là năm đầu tiên hai môn Âm nhạc và Mỹ thuật bắt đầu được triển khai dạy học ở bậc học này. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của giáo viên các môn nghệ thuật sẽ rộng mở hơn.
Tốt nghiệp đại học năm nay, em Phạm Thị Yến Nhi, Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương cho biết, cơ hội việc làm của em rất lớn.
Sinh viên Khoa Sư phạm Âm nhạc – Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương.
Theo Yến Nhi, không chỉ khối tiểu học, mà nay khối trường THPT cũng đang rất cần giáo viên các môn nghệ thuật. Đó cũng là cơ hội cho giáo viên nghệ thuật cũng như học sinh cấp 3 định hướng được nghề của mình, đỡ bỏ lỡ cơ hội năng khiếu.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đội ngũ giáo viên lĩnh vực này, theo ghi nhận của phóng viên, các trường sư phạm đang tăng tốc đào tạo.
Video đang HOT
Thay vì 400 chỉ tiêu cho cả 2 ngành sư phạm Mỹ thuật và Âm nhạc như những năm trước, năm nay Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương đã tăng chỉ tiêu lên hơn gấp đôi là 900.
PGS.TS Đào Đăng Phượng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương cho biết: “Gần như 100% trường học hiện không có giáo viên Âm nhạc và Mỹ thuật. Trong khi khối lượng sinh viên của trường ra trường chỉ đáp ứng được phần nào so với nhu cầu giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật trên toàn quốc. Đào tạo giáo viên không thể “ồ ạt” được ngay, cần căn cứ vào năng lực cơ sở vật chất của trường”.
Cùng với nghệ thuật, thiếu giáo viên dạy môn học tích hợp cũng đang là vấn đề nan giải của các trường THCS hiện nay.
Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) là trường đầu tiên mở ngành đào tạo giáo viên tích hợp Tự nhiên và Lịch sử, Địa lý.
Thế nhưng cũng phải 2 năm nữa nhà trường có có lứa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp. Bởi vậy, để đáp ứng nhu cầu hiện nay, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới, trường vừa phải tham gia bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hiện có để có thể dạy tích hợp.
PGS.TS Nguyễn Chí Thành – Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục cho biết, hiện trường đã hợp tác bồi dưỡng giáo viên dạy môn học tích hợp cho các trường bậc THPT của tỉnh Hưng Yên.
Bổ sung thêm gần 66 .000 biên chế giáo viên
Thống kê của Bộ GDĐT cho thấy, hiện cả nước thiếu tới hơn 5.000 giáo viên nghệ thuật để phục vụ cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Dù đã có sự chuẩn bị nhưng các trường cũng chỉ đào tạo có hạn mức.
Vì thế, trong lúc chờ các cử nhân sư phạm đầu tiên đào tạo theo chương trình mới tốt nghiệp, giải pháp tạm thời được đưa ra là sử dụng giáo viên cấp học dưới lên hay giảng viên từ cấp trên xuống.
Về vấn đề này, ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT cho biết, dù nỗ lực bằng nhiều giải pháp khác nhau nhưng việc thiếu giáo viên các bộ môn đặc thù khó có thể khắc phục trong một sớm, một chiều.
Thực tế, hầu hết các trường đều chưa đưa Âm nhạc và Mỹ thuật vào để học sinh lựa chọn để an toàn trong năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc THPT.
Tình trạng thiếu giáo viên là vấn đề nóng của ngành giáo dục từ nhiều năm qua. Trong nhiều kỳ họp Quốc hội của nhiệm kỳ trước, các đại biểu cũng từng lên tiếng về vấn đề này. Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu cũng đề cập đến tình trạng thiếu giáo viên, đồng thời đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Về phía Bộ GDĐT, ông Đức thông tin, Bộ hết sức quan tâm và tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên.
Đồng thời, Bộ GDĐT chỉ đạo các cơ sở đào tạo giáo viên mở mã ngành đào tạo các môn học mới và các ngành đào tạo giáo viên dạy liên môn; tăng cường sự liên hệ, kết nối với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục ở các địa phương nhằm xác định nhu cầu sử dụng giáo viên cụ thể theo từng trình độ, môn học, cấp học để có kế hoạch tuyển sinh và đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách phù hợp, bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu từng môn học, cấp học.
Đặc biệt, trong năm 2021, Bộ GDĐT đã phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung biên chế giáo viên và đã được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung thêm gần 66.000 biên chế giáo viên trong giai đoạn 2022 – 2026. Trong đó, năm học 2022 – 2023 bổ sung 28.750 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông.
Đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA thêm 4 chương trình đạo tạo ĐH Đà Nẵng
4 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài gồm cử nhân sư phạm (SP) Hóa học, cử nhân SP Ngữ văn, cử nhân SP Toán học và cử nhân Đông phương học.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm phiên khai mạc đánh giá ngoài chất lượng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN - QA lần thứ 301.
Sáng ngày 31/10, tại Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng đã diễn ra Lễ khai mạc đánh giá ngoài chất lượng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN-QA lần thứ 301 của Hội đồng đảm bảo chất lượng mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - AUN.
Bốn chương trình đào tạo (CTĐT) được đánh giá theo tiêu chuẩn AUN-QA lần này gồm các ngành: Cử nhân sư phạm Hóa học, cử nhân Sư phạm Ngữ văn, cử nhân Sư phạm Toán học (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng) và ngành cử nhân Đông phương học (Trường ĐH Ngoại Ngữ - ĐH Đà Nẵng).
Đoàn đánh giá ngoài của AUN do GS. Sharul Tazrajiman Hj Tajuddin làm Trưởng đoàn; TS. Nguyễn Thị Huyền - Giám sát viên trong nước; cùng các thành viên trong đoàn đánh giá đến từ các quốc gia: Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore.
Một phiên làm việc của AUN tại các phòng phỏng vấn.
Theo kế hoạch, đoàn đánh giá AUN-QA sẽ làm việc từ ngày 31/10 đến 5/11. Đoàn sẽ tiến hành nhiều hoạt động chuyên môn như: Khảo sát nghiên cứu các tài liệu, báo cáo tự đánh giá và các minh chứng kèm theo; Phỏng vấn các bên liên quan của các CTĐT được đánh giá như lãnh đạo hội đồng khoa học, khoa, bộ môn, giảng viên, sinh viên, cán bộ phục vụ, cựu sinh viên, nhà tuyển dụng; Khảo sát thực tế và đánh giá toàn bộ các điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ, phương tiện hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động của sinh viên...
Trong 5 năm qua, Trường ĐH Sư phạm và ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng đã có 10 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng bởi Hội đồng đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường Đại học ASEAN. Trong đó có 4 chương trình đào tạo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA.
ĐH Đà Nẵng được xếp ở vị trí thứ 3 tại Việt Nam về số lượng chương trình đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Quy định mở một mã ngành cần có 5 tiến sĩ khiến trường Nghệ thuật gặp khó Khan hiếm giáo viên nghệ thuật ở bậc phổ thông đang là nỗi lo chung của nhiều địa phương, Hiệu trưởng Trường ĐHSP Nghệ thuật TW đề cập nhiều giải pháp khắc phục. Cần nhiều giải pháp đảm bảo đội ngũ giáo viên Trước tình trạng khan hiếm giáo viên nghệ thuật, đặc biệt ở bậc trung học phổ thông tại nhiều địa...