Cử nhân ‘rớt giá’
Các phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội thời gian qua chứng kiến một lượng lớn lao động có trình độ cao đẳng, đại học tự nguyện xin làm công việc giản đơn, với mức lương kém hấp dẫ
Nhu cầu về tuyển dụng đối với lao động trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 28% tổng chỉ tiêu nhưng nguồn cung về lực lượng này lại chiếm hơn 70% các phiên giao dịch.
Vẫn “thừa thầy, thiếu thợ”
Tốt nghiệp với tấm bằng loại Khá, tại trường CĐ Điện tử – Điện lạnh Hà Nội nhưng đã gần một năm nay, Trần Thị Thu Trang vẫn loay hoay đi tìm việc. Trang đã chủ động tìm kiếm các đầu việc qua mạng và đến phỏng vấn trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm ở Hà Nội nhưng kết quả thường không mấy khả quan.
“Là con gái và học Công nghệ thông tin nên mình gặp không ít khó khăn khi đi xin việc. Những công việc đòi hỏi trình độ cao thì chuyên môn của mình chưa đáp ứng được, còn chọn những công việc phổ thông thì mình lại thấy phí cho 4 năm ăn học. Có lẽ, mình sẽ dành thời gian để đi học thêm…”, Thu Trang chia sẻ.
Thực tế, tình trạng sinh viên đã ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp như Thu Trang không hiếm. Bởi theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ thấp nhất (dưới 28% tổng chỉ tiêu tuyển dụng của các phiên giao dịch việc làm hằng tuần).
Trong khi đó, số ứng viên có trình độ cao đẳng, đại học tìm đến các phiên giao dịch việc làm và các hội chợ việc làm trên địa bàn thành phố luôn chiếm trên 70%. Và hiệu quả kết nối cung – cầu lao động tại các phiên giao dịch 6 tháng đầu năm 2015 đối với trình độ lao động cao đẳng, đại học là gần 150%; trung cấp – công nhân kỹ thuật là hơn 39%; lao động phổ thông là gần 19%.
Bà Vũ Thị Thanh Liễu, Trưởng phòng Thông tin thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội lý giải: “Tỷ lệ kết nối đối với người lao động ở trình độ cao đẳng, đại học cao hơn 100%, điều đó chứng tỏ người lao động ở trình độ cao đẳng, đại học hiện nay đang phải chấp nhận một số việc làm trái ngành, trái nghề, thậm chí chấp nhận cả công việc chỉ đòi hỏi trình độ trung cấp, công nhân hay lao động phổ thông”.
Video đang HOT
Ứng viên tham gia ứng tuyển tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, ngày 15/9/2015. Ảnh: Sinh Viên Việt Nam.
Bằng cấp chuyên môn chưa đủ
Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trung bình, mỗi tuần, sàn giao dịch việc làm có 500 ứng viên ứng tuyển. “Có nhiều bạn đến các sàn giao dịch việc làm hàng chục lần nhưng vẫn không tìm được công việc ưng ý. Và phần lớn những người tìm đến ứng tuyển đều có trình độ cao đẳng, đại học. Các bạn tuy có bằng cấp chuyên môn nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng thực hành, điều mà các nhà tuyển dụng rất quan tâm”, bà Liễu cho biết.
Một sự “lệch pha” phổ biến nữa giữa người đi xin việc và nhà tuyển dụng là về lương. Tại sàn giao dịch việc làm, không ít nhà tuyển dụng tỏ ra bất ngờ, khi nhiều bạn mới ra trường, chưa hề có kinh nghiệm, đã yêu cầu mức lương 7 – 8 triệu đồng/tháng. Bà Liễu cho hay: “Doanh nghiệp luôn phải tính toán chặt chẽ nhất để đảm bảo lợi nhuận và đó cũng là điều kiện tiên quyết cho doanh nghiệp tồn tại. Vì vậy, khi bạn đưa ra một mức lương không phù hợp với doanh nghiệp, bạn rất dễ bị từ chối”.
Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Công ty CP Vận tải Quốc tế 360 độ Logistic – một nhà tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm, chia sẻ: “Sinh viên năm cuối cần có định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường. Cử nhân cần đi làm để lấy kinh nghiệm trước thì mới có thể nghĩ đến chuyện được hưởng chế độ lương cao. Mỗi lao động nên tự tìm hiểu thêm qua mạng, sách báo… về tình hình thị trường ở Việt Nam hiện nay và Bộ luật Lao động để biết rõ vị trí cũng như quyền lợi của mình.
Một lời khuyên mà bà Vũ Thị Thanh Liễu dành cho các ứng viên, đặc biệt là các tân cử nhân: “Mong muốn có một môi trường làm việc tốt, có thu nhập để sống là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người. Tuy nhiên, tình hình kinh tế giờ đây đã khó khăn hơn và muốn tìm được việc, các bạn cần tự nỗ lực vận động, tự trang bị kỹ năng mềm, kiến thức chuyên môn và “lăn” vào thực tế nhiều hơn”.
Theo Tâm Trang/Sinh Viên Việt Nam
Thần đồng 15 tuổi muốn học ngành y sau khi nhận bằng tiến sĩ
Tốt nghiệp đại học năm 13 tuổi, trở thành nghiên cứu sinh khi mới 15, thần đồng xuất thân từ gia đình nghèo ở Ấn Độ dự định theo học ngành y sau khi nhận bằng tiến sĩ.
7 tuổi, cô bé Sushma Verma ở Ấn Độ bắt đầu học chương trình trung học phổ thông trong khi các bạn cùng trang lứa thậm chí không thể tập trung học tập trong 30 phút mỗi ngày.
Năm 13 tuổi, Sushma nhận bằng cử nhân Khoa học và ghi danh lớp học thạc sĩ ngành Vi sinh vật tại Lucknow, một trong những đại học công lập lâu đời nhất ở Ấn Độ, theo tạp chí Sanskriti.
Tháng 6/2015, sau khi nhận bằng thạc sĩ ở tuổi 15, thần đồng này đạt thêm một cột mốc quan trọng khi trở thành nghiên cứu sinh trẻ nhất tại Đại học Babasaheb Bhimrao Ambedkar (BBAU) ở thành phố Lucknow, bang Uttar Pradesh. Các bạn cùng khóa hơn Sushma ít nhất 9 tuổi.
Sushma Verma không phải là thần đồng đầu tiên ở Ấn Độ nhưng em là người duy nhất xuất thân từ gia đình nghèo khó.
Năm 2007, Sushma được ghi tên vào Sách kỷ lục Limca với danh hiệu thí sinh nhỏ tuổi nhất vượt qua kỳ thi trung học cơ sở. Năm 10 tuổi, cô bé xác định chắc chắn kế hoạch cho tương lai, đặt mục tiêu trở thành bác sĩ.
Sushma tham gia kỳ thi và đạt kết quả xuất sắc. Tuy nhiên, các quy định về tuổi của sinh viên y khoa khiến em không thể thực hiện ước mơ theo dự định.
Trong quá trình học tập, Sushma nhận nhiều sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm. Ảnh: HT
Thần đồng nói trên tờ The Times của Ấn Độ: "Mọi người nên đánh giá người khác qua tài năng và tiềm năng của họ chứ không phải dựa vào tuổi tác. Em thật sự muốn trở thành bác sĩ nhưng giờ phải gác lại ước mơ cho đến khi đủ 17 tuổi. Chuyện này khiến em vô cùng thất vọng".
Sushma Verma trưởng thành trong gia đình nghèo, bố mẹ em đều là người mù chữ.
Cuộc sống của gia đình phụ thuộc mức thu nhập ít ỏi từ công việc quét dọn của cha, ông Tej Bahadur. Khi em theo học thạc sĩ, gia đình phải bán đất để lấy tiền đóng học phí. Học tập là con đường duy nhất giúp Sushma gia nhập tầng lớp trung lưu trong xã hội phân chia giai cấp khắc nghiệt như Ấn Độ.
Ông Tej Bahadur đưa con gái đến trường trên chiếc xe đạp cũ. Ảnh: AP
Anh trai Sushma, Shailendra, cũng là một thần đồng. Năm 2007, cậu trở thành cử nhân Khoa học máy trẻ tuổi nhất Ấn Độ khi mới 14 tuổi. Hiện tại, Shailendra học chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại thành phố Bengaluru.
Một điều đặc biệt khác trong cuộc đời nữ thần đồng là em tốt nghiệp từ trường đại học nơi bố làm công nhân vệ sinh theo ngày.
Sau khi Sushma bắt đầu theo học tại BBAU, Hiệu trưởng trường, Tiến sĩ RC Sobti, đã nhận ông vào làm nhân viên giám sát vệ sinh để ông có thể cải thiện mức sống của gia đình.
Theo Zing
Cử nhân, thạc sĩ Mỹ bị giảm lương (TNO) Người lao động Mỹ có trình độ đại học hoặc cao hơn bị giảm lương trong năm ngoái. Ngược lại, lương bổng của những người có trình độ thấp hơn lại tiến triển tốt hơn. Lương trung bình của lao động trình độ cao ở Mỹ bị giảm trong năm 2014 - Ảnh: Reuters CNN hôm nay 28.5 đưa tin mức lương...