Cử nhân phải đi học thêm để làm lễ tân
Trước con số 72.000 cử nhân thất nghiệp hoặc không làm đúng việc, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, Việt Nam mải mê đào tạo cử nhân gây thừa và tốn kém.
Tại buổi thảo luận tổ sáng 23/5, đại biểu Quốc hội Đào Văn Bình cho rằng, con số 72.000 cử nhân có bằng cao đẳng, đại học thất nghiệp là mối lo ngại. Nguyên nhân là phần lớn người dân muốn con em phải học cao, phải du học, có nhiều con em nông dân không biết lao động chân tay vì mải đi học.
Ông Bình cũng nêu thực tế là nhiều khu công nghiệp, nhà máy không tuyển người có nghề mà tuyển học sinh phổ thông rồi tự đào tạo nghề, nên người có tay nghề lại khó xin việc.
Phó hiệu trưởng Đại học Cần Thơ, đại biểu Nguyễn Thanh Phương, cho biết, đại học Cần Thơ hiện có 55.000 sinh viên, nếu không có sinh viên thì không nuôi được bộ máy. Sinh viên nhiều là do nhiều trường đại học mở ra, các trường không tuyển đủ chỉ tiêu thì phải hạ điểm sàn, sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu công việc nên số lượng thất nghiệp ngày càng tăng.
Sinh viên phải được học cả lý thuyết và thực hành. Ảnh: FPT.
Theo ông Phương, một phần trách nhiệm của gia đình là chưa tiếp nhận thông tin các ngành thừa hay thiếu lao động. Ngoài ra, thông tin về cơ hội việc làm chưa được các cơ quan chức năng cập nhật thường xuyên, công bố cho người dân.
Video đang HOT
“Gia đình có một phần trách nhiệm định hướng cho con cái, hiện nay người dân không xác định nên cho con học ngành gì”, ông Phương nhận định.
Đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Phó văn phòng Quốc hội, nêu dẫn chứng có những cử nhân vào Văn phòng Quốc hội đã phải đi học thêm dọn buồng, phòng để đi làm lễ tân hay nhiều cử nhân phải đi học thêm bằng trung cấp mới tìm được việc làm.
“Chúng ta mải mê đào tạo cử nhân trình độ cao mà không được sử dụng. Trong khi, sinh viên qua 4 năm đại học mất ít nhất 24 triệu đồng, gây tốn kém cho gia đình và xã hội”, bà Hải nhấn mạnh.
Theo đại biểu Hải, nguyên nhân là công tác đào tạo và việc làm mới hoàn toàn bỏ ngỏ, không có dự báo thị trường lao động trong 5-10 năm. Nhiều ngành đào tạo cử nhân do có nhiều giáo viên như ngành ngân hàng, kinh tế. Quản lý nhà nước về công tác dạy nghề giữa Bộ Giáo dục và Bộ Lao động rất kém, chưa có sự phối kết hợp ăn ý.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo thì quan tâm nhiều đến đào tạo, còn giáo dục thì bỏ ngỏ. Cần quyết liệt thay đổi vì giáo dục quyết định chất lượng con người Việt Nam trong thời gian tới”, đại biểu Hải nêu quan điểm.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch cũng nhận định chương trình học hiện nay có nhiều bất cập, sách giáo khoa không đổi mới. Trong khi đó, đề án đổi mới sách giáo khoa lại không có người chỉ huy và còn hạn chế là chưa tổng kết được đề án sách giáo khoa cũ. Ông Thạch cho rằng, số tiền đầu tư đổi mới sách giáo khoa 34.000 tỷ đồng chỉ là ý kiến của một số chuyên gia cho thấy sự chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa thận trọng.
Theo VNE
Công ty đào tạo... cử nhân
Việc lãnh đạo Trường ĐH Hoa Sen lập công ty riêng để tuyển sinh đào tạo cử nhân, thu học phí trái quy định, không chuyển tiền thu học phí về trường đã làm tổn hại đến uy tín của nhà trường, gây bất bình cho các cổ đông...
Minh họa: DAD
Thanh tra Bộ GD-ĐT vừa ban hành Quyết định 25/QĐ-XHC (ngày 21.4.2014) xử phạt vi phạm hành chính đối với Trường ĐH Hoa Sen vì có hành vi tổ chức thu học phí của chương trình liên kết đào tạo cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel trái quy định. Cụ thể, cuối năm 2012, bà Bùi Trân Phượng (Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen) ban hành quyết định thu học phí năm 2013 với mức thu 78 triệu đồng/năm/học viên, vượt mức thu đã được Bộ GD-ĐT cho phép là 65 triệu đồng/năm/học viên. Tổng số tiền thu vượt 1,56 tỉ đồng đã bị Thanh tra Bộ GD-ĐT buộc phải trả lại cho học viên.
Cần phải nhắc lại, Chương trình đào tạo cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel là chương trình liên kết của ĐH Hoa Sen với Trường Du lịch và Khách sạn Vatel (Pháp), được Bộ GD-ĐT cấp phép từ 15.6.2012. Đến nay, chương trình này đã tuyển sinh 5 khóa với 183 sinh viên trúng tuyển. Nhưng ngày 3.4.2014, đoàn Thanh tra Bộ GD-ĐT kiểm tra xác minh đã ghi nhận: "Sau khi sinh viên trúng tuyển, nhập học, các lớp học này được chuyển cho Công ty Vĩnh An tổ chức đào tạo các chuyên ngành tại 120 bis Sương Nguyệt Ánh (Q.1, TP.HCM)". Công ty TNHH nhà hàng khách sạn và du lịch Vĩnh An (Công ty Vĩnh An) lại chính do bà Bùi Trân Phượng làm giám đốc.
Trên thực tế dù công ty này chỉ ký hợp đồng cung cấp hỗ trợ giáo dục, hướng dẫn thực hành cho ĐH Hoa Sen, nhưng một số thành viên của ĐH Hoa Sen cho biết từ năm 2012, Công ty Vĩnh An liên tục đứng ra chiêu sinh, thu học phí, tổ chức giảng dạy cả về lý thuyết lẫn thực hành cho chương trình cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế Vatel.
Theo đoàn thanh tra Bộ GD-ĐT, việc tổ chức đào tạo này của Công ty Vĩnh An đã vi phạm quy định về tổ chức hoạt động giáo dục đại học và cho đến thời điểm thanh tra, Công ty Vĩnh An đã thu học phí lên tới con số khoảng 16 tỉ đồng.
Khi kiểm tra hoạt động giảng dạy nói trên, thanh tra của Bộ GD-ĐT phát hiện có 5 giảng viên được Công ty Vĩnh An ký hợp đồng, bố trí giảng dạy không có văn bằng chuyên môn. Đây là hệ quả của việc bà Bùi Trân Phượng ký ủy quyền cho người của Công ty Vĩnh An được trực tiếp ký hợp đồng thuê giảng viên giảng dạy các môn học thuộc chương trình Vatel.
Trước những sai phạm này, đoàn Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu Công ty Vĩnh An dừng ngay hoạt động tổ chức đào tạo, thu học phí trực tiếp từ sinh viên, ký hợp đồng thuê giảng viên giảng dạy đối với chương trình nói trên.
Vi phạm nghiêm trọng
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: Công ty Vĩnh An không có chức năng đào tạo cử nhân do không được Bộ GD-ĐT cấp phép nên không được phép chiêu sinh, tổ chức giảng dạy cả về lý thuyết lẫn thực hành cho chương trình cử nhân quản lý khách sạn nhà hàng quốc tế. Đây là vi phạm nghiêm trọng về Tổ chức hoạt động giáo dục đại học (điểm d, khoản 4, điều 6 Nghị định 138). Do đó, việc Công ty Vĩnh An thu học phí, tự quản lý thu chi đã vi phạm quy định về kế toán tài chính.
"Về nguyên tắc, cơ sở nào được cấp phép đào tạo thì phải có trách nhiệm tổ chức thu học phí, xuất biên lai và nộp các khoản thuế. Công ty Vĩnh An không được phép thu học phí và chi tiêu trên số học phí đã thu đó. Công ty Vĩnh An sẽ có trách nhiệm trước các cơ quan pháp luật về sai phạm này, đặc biệt liên quan đến các nghĩa vụ về thuế", luật sư Trạch nói.
Theo TNO
Cơ hội việc làm cử nhân ngành Nhân học Tìm kiếm một việc làm với một tấm bằng cử nhân ngành Nhân học không phải là việc khó như bạn hay bạn bè và người thân của bạn nghĩ. Bạn chỉ cần sáng tạo, tưởng tượng và chuẩn bị để nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp đó. Xuất phát từ thuật ngữ tiếng Hi Lạp anthropos (con người) và logia (nghiên...