Cử nhân làm phục vụ nhà hàng
Tại TP HCM, nhu cầu việc làm rất lớn nhưng không ít cử nhân, thạc sĩ vẫn loay hoay tìm việc, nhiều người thậm chí còn cất bằng để đi phục vụ nhà hàng.
Tốt nghiệp cử nhân khối ngành xã hội nhân văn của một trường nổi tiếng ở miền Trung, ra trường, Nguyễn Thị Thủy vào TP HCM xin việc. Từ làm nhân viên quảng cáo chỉ được hưởng lương trên hoa hồng kêu gọi được, Thủy chuyển sang làm nhân viên cho công ty tư vấn dịch vụ du lịch cũng không ăn nhập gì với lĩnh vực mình học.
Không có kinh nghiệm, áp lực cao cộng với mối quan hệ không có, Thủy liên tục bị khách hàng than phiền, có người còn chửi vì bị Thủy quấy rầy…
Sinh viên tốt nghiệp ra trường tìm việc làm trong một buổi phỏng vấn. Ảnh: Tiền Phong.
Sau 2 năm với gần 5 lần chuyển công việc, hiện Thủy làm phục vụ trong một nhà hàng với mức lương 3 triệu/tháng, ngày làm 8 tiếng. “Nghĩ lại quãng thời gian tìm việc thật là ác mộng với em, họ đòi hỏi quá cao nhưng mức lương lại rất thấp. Biết học xong cũng đi làm phục vụ thì em đã nghỉ học từ lâu cho rồi”, Thủy tâm sự.
Ra trường với tấm bằng loại khá của một trường đại học tại TPHCM, sau 3 năm long đong tìm việc, Nguyễn Văn Long ở Quảng Ngãi phải đi phát tờ rơi để kiếm sống qua ngày. “Giờ đi phát tờ rơi nhưng em luôn có trong người vài bộ hồ sơ xin việc, nếu nghe ở đâu có phỏng vấn, ngày hội việc làm là em tìm đến để nộp ngay”, Long nói.
Về việc cử nhân, thạc sĩ, người có bằng cấp thất nghiệp, ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực TPHCM nêu thực tế: Mỗi năm các trường đại học, cao đẳng cung cấp cho thị trường lao động thành phố hơn 130 nghìn lao động cùng hàng chục ngàn lao động do các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế, du học, đào tạo vừa học vừa làm, liên kết đào tạo đại học với các tỉnh… Nhưng nhu cầu nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng chỉ có khoảng 60.000 chỗ làm việc/năm.
Theo ông Tuấn, lý do cử nhân, thạc sĩ đi bán nhà hàng hay không tìm được việc do cơ cấu ngành nghề đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn nhiều bất cập.
Ông Tuấn dẫn chứng: “Trong cơ cấu đào tạo đại học, nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng khoảng 30%, các nhóm ngành Kinh tế – Tài chính – Khoa học xã hội – Y tế – Giáo dục chiếm tỷ trọng 70% trong khi nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp thì nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ – Khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 45%, dẫn đến thừa lao động có chuyên môn về Kinh tế – Tài chính – Giáo dục – Y tế – Khoa học xã hội”.
Video đang HOT
Chuyên gia tuyển dụng nhân sự lâu năm ở TPHCM Bùi Văn Vượng, cho biết đa số các sinh viên chưa quan tâm đến kỹ năng chuẩn bị hồ sơ xin việc và kỹ năng khi đi phỏng vấn.
Theo anh Vượng, khi đi phỏng vấn thì sinh viên vẫn phạm những lỗi cơ bản trong việc chuẩn bị hồ sơ, ví dụ hồ sơ không chuyên nghiệp, thiếu tính tổ chức, sắp xếp và vi phạm các lỗi chính tả, hoặc thông tin không thuyết phục hoặc không liên quan đến vị trí ứng tuyển.
Thậm chí, theo người này, trong quá trình phỏng vấn nhiều em còn không nắm bắt được nhu cầu của công việc và không hiểu rõ về công ty. “Đại đa số sinh viên đi xin việc chỉ chờ may mắn hoặc được thì tốt, không thì thôi”, ông Vượng nói.
Theo Nguyễn Dũng/Tiền Phong
Cử nhân, thạc sĩ đua nhau thất nghiệp
Theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, tỷ lệ lao động trình độ đại học thất nghiệp tăng do tuyển sinh quá nhiều so với nhu cầu lao động.
Chúng ta có một truyền thống hiếu học từ ngàn đời, đó là vốn quý của dân tộc, góp phần hun đúc nên nguyên khí quốc gia. Tuy nhiên, trước đòi hỏi của thời cuộc, trước thực trạng đáng lo ngại của việc dạy và học hiện nay, nhà giáo lão thành Văn Như Cương đã phải thốt lên: "Hiếu học là tốt nhưng mục tiêu của hiếu học lại chạy theo bằng cấp thì đó là sự hiếu học lạc hậu!".
Nền hiếu học lạc hậu?
199.400 cử nhân, sau đại học thất nghiệp. Con số này khiến không ít người giật mình. Người học vẫn muốn lựa chọn đại học (ĐH), học xong không xin được việc nhưng vẫn học. Đó là phải chăng đang là thực trạng của một xã hội "hiếu học lạc hậu"...
Con cái vào đại học là khát vọng cháy bỏng của nhiều ông bố, bà mẹ ở Việt Nam. Trong ảnh: Cảnh phụ huynh lo lắng ngồi chờ con thi THPT Quốc gia trước cổng trường Đại học Thủy lợi chiều 3/7/2015. Ảnh: Tiền Phong.
Học một đằng, làm một nẻo
Lê Thị Lương, quê Nam Định, tốt nghiệp khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Hậu cần. Công việc hiện nay của Lương là làm cho một công ty du lịch tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lương cho biết, công việc hiện tại không có mối liên quan với ngành đã học, vì không xin được việc đúng ngành nên em chọn công việc này.
Nhưng điều may mắn nhất của Lương là trong quá trình ngồi trên giảng đường ĐH, Lương đã chủ động đi học thêm ngoại ngữ. Đây chính là chìa khóa để Lương có được công việc hiện nay. Học xong ĐH, Lương không thể xin việc tại một ngân hàng nào đó, cũng không thể về quê vì không biết phải làm gì. Chính vì vậy, có một công việc tại Hà Nội là điều may mắn. Tương lai tới, em chưa có ý định rõ ràng.
Cùng tốt nghiệp ĐH, nhưng với bằng cử nhân Công nghệ thông tin của Viện ĐH Mở, Hà Nội, Nguyễn Thu Lan, nhà ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội lại ở nhà chăm con và làm công việc nội trợ. Lý do Lan đưa ra là khi ra trường rất chật vật xin việc vì là nữ. Vào được một doanh nghiệp công nghệ thông tin làm được thời gian ngắn, Lan bỏ việc, lấy chồng.
Chồng đi xuất khẩu lao động nước ngoài, Lan ở nhà sinh con một mình nên quyết định không đi làm, ở nhà chăm con. Sắp tới, chồng Lan hết thời hạn lao động, cô dự định sẽ đi học một khóa học về thiết kế đồ họa rồi về tiếp quản hiệu ảnh của gia đình.
Sau ba năm đi làm tiếp thị tại một công ty kinh doanh qua mạng, Quỳnh Mai (quê huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) cho biết, công việc hiện tại không liên quan ngành mà cô đã theo học tới 4 năm.
"Quá trình đi làm kinh doanh đã cho thấy em chọn nhầm nghề! Bây giờ em là phó phòng kinh doanh và chắc chắn sẽ học thêm về kinh tế chứ không quay lại ngành sư phạm. Vừa họp lớp tuần trước, bạn bè trường sư phạm rất nhiều người không làm theo ngành đã học", Mai chia sẻ.
Tại một gara sửa chữa ô tô trên đường Phạm Hùng, Hà Nội, anh Trần Quốc Phong (quê Thanh Hóa) mở đầu câu chuyện về nghề nghiệp của mình với chúng tôi khá cởi mở. Sau 12 tháng làm tại cơ sở kinh doanh - sửa chữa ô tô, giờ đây tay nghề của Phong đã tiến bộ rất nhiều.
"Em là kỹ sư chế tạo máy nhưng bây giờ đi làm nội thất xe hơi là chính. Về quê nói làm nội thất xe ôtô nhiều người cứ tròn mắt hỏi lại tưởng em làm viện này, bộ kia", Phong chia sẻ.
Thất nghiệp gia tăng
Báo cáo mới nhất của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cho thấy, quý 2/2015, tỷ lệ thất nghiệp chung đã giảm nhưng số lượng người có trình độ đại học, sau đại học thất nghiệp tăng cao, hơn 199.400 người (tăng 22.000 người so với quý đầu).
Theo số liệu thống kê lao động đã qua đào tạo cho thấy, trừ nhóm trình độ cao đẳng có tỷ lệ thất nghiệp giảm so với quý 1/2015 (từ 7,13% xuống còn 6,56%), tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm trình độ chuyên môn kỹ thuật khác đều tăng.
Cụ thể, nhóm có trình độ đại học trở lên tăng từ 3,92% lên 4,6%; trình độ trung cấp tăng từ 3,66% lên 4,49% và trình độ sơ cấp tăng từ 2,05% lên 2,71%.
Trao đổi với PV về nguyên nhân vì sao tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp ngày càng nhiều, GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, có 3 lý do.
Thứ nhất, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu, thực tế nhiều doanh nghiệp cần tuyển người nhưng không tuyển được.
Thứ ba, quy hoạch nhân lực đào tạo không phải chỉ là số lượng mà còn phải đảm bảo hợp lý về cơ cấu vùng miền, ngành nghề, trình độ, chất lượng.
Có thể thấy, lao động tốt nghiệp đại học thất nghiệp nhiều nhưng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, trong khi nhiều vùng sâu vùng xa thiếu người có trình độ lại không tuyển được.
Còn bà Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng, tỷ lệ lao động trình độ đại học thất nghiệp tăng do quy mô tuyển sinh đại học quá cao so với nhu cầu lao động. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến số lao động có chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là trình độ đại học gia tăng.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 khối ĐH, CĐ vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức cuối tháng 10 vừa qua, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cả nước có 219 trường đại học, 217 trường cao đẳng (không tính các trường thuộc khối an ninh, quốc phòng, quốc tế), trong đó có 60 trường đại học và 28 trường cao đẳng ngoài công lập; Quy mô sinh viên đại học 1.824.328, cao đẳng là 539.614; quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ là 92.349 học viên cao học.
Theo Hoa Ban/Tiền Phong
Có bệnh viện mới đào tạo được Y khoa Ngoài mơ ước, học lực ở mức khá 8/10, tôi bước chân vào Đại học Y và nhận ra những điều rất quan trọng khác, không thể thiếu để giúp sinh viên trở thành thầy thuốc. Lịch sử tất cả các Đại học Y khoa ở mọi đất nước đều được xây dựng trên nền tảng bệnh viện, mà phải là bệnh viện...