Cứ mùa đông là lại buồn và uể oải? Hóa ra đây là hội chứng tâm lý phổ biến, nhưng làm sao để ‘hóa giải’?
Cảm thấy buồn bã theo mùa là dấu hiệu cho thấy, một nhu cầu nào đó bên trong bạn chưa được đáp ứng và cần được quan tâm.
“ Trầm cảm theo mùa” là gì?
Có một chứng rối loạn cảm xúc được gọi là “ trầm cảm theo mùa”, tên tiếng Anh là Seasonal Affective Disorder (SAD) hoặc Winter Depression. Hội chứng tâm lý này thường xảy ra vào những tháng lạnh hơn của mùa thu và mùa đông, khi con người có sự tiếp xúc ít hơn đối với ánh sáng mặt trời.
Triệu chứng của “trầm cảm theo mùa” có thể từ nhẹ tới trung bình, rồi nghiêm trọng. Dân văn phòng, đặc biệt là những người phải làm việc cả ngày trong các tòa nhà ít cửa sổ và thiếu ánh sáng tự nhiên – có thể mang chứng tâm lý này kéo dài cả năm. Những người “trầm cảm mùa đông” (Winter Blues) thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn bã và dễ cáu gắt, lo lắng. Họ dần mất hứng thú với các hoạt động ưa thích, ăn nhiều tinh bột và chậm chạp, lờ đờ.
Phó giáo sư, tiến sĩ Tâm thần học và Khoa học hành vi Jacqueline Gollan của ĐH Northwestern (Mỹ) đã đưa ra nhận định: “Cảm thấy buồn bã theo mùa là dấu hiệu cho thấy, một nhu cầu nào đó bên trong bạn chưa được đáp ứng và cần được quan tâm” .
Có nhiều cách để mỗi người cải thiện tâm trạng của chính mình. Mùa đông này, hãy thử thực hiện theo các lời khuyên dưới đây để “hạ gục” chứng trầm cảm theo mùa, tăng cường sức khỏe vật lý cũng như tinh thần:
1. Xỏ giày vào và tập luyện
Một cách đơn giản để “đánh bại” hội chứng “mùa đông buồn bã” (Winter Blues) là vận động cơ thể, ngay cả khi trời tối và lạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần đi bộ 15 phút mỗi ngày cũng đủ để tăng cường chất truyền dẫn thần kinh như dopamine và norepinephrine – cung cấp năng lượng cho não bộ và điều chỉnh nhịp sinh học. Nếu như bạn có thể vận động sớm hơn trong ngày, hấp thụ ánh sáng tự nhiên trong vòng 2 giờ đồng hồ sau khi thức dậy thì càng tốt hơn.
Video đang HOT
Bạn nên ngủ ít nhất 7 giờ đồng hồ mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm vào các ngày. Hãy đảm bảo không gian ngủ của bạn thoải mái, dễ chịu, và không có các tiếng ồn phiền nhiễu.
2. Hãy thử thiền định
Tiến sĩ Norman Rosenthal, bác sĩ tâm thần và là người đầu tiên nghiên cứu về trầm cảm mùa đông, tin tưởng mạnh mẽ vào sự hữu ích của thiền định như một phương pháp điều trị chứng tâm lý này. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thư giãn thân và tâm, hormone melatonin của con người được giải phóng, giúp tăng hoạt động vỏ não trước bên trái – phần não liên quan đến cảm xúc hạnh phúc.
3. Xem các bộ phim hài hước mỗi khi rảnh rỗi
Các chuyên gia tâm lý cho rằng tiếng cười thực sự hữu dụng trong việc kích thích quá trình não bộ chống lại triệu chứng trầm cảm. Và niềm vui cũng rất dễ “lây lan”, sao bạn không thử mời một vài người bạn thân cùng xem các bộ phim hài và nhấm nháp chút bỏng ngô ngọt lịm trong mùa lạnh này?
4. “Sưởi ấm” cơ thể với một ly ca cao nóng hổi
Tiến sĩ Susan Kleiner, tác giả cuốn The Good Mood Diet cho rằng con người nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình một chút vào mùa đông. Bạn có thể thưởng thức một chút socola nóng với bột ca cao tự nhiên không xay, chúng chứa nhiều flavonoid có lợi cho tim mạch và cải thiện tâm trạng. Hoặc uống sữa tăng cường sức khỏe – cung cấp carbohydrate, protein và vitamin D tăng mức serotonin cho cơ thể thêm thư giãn.
Ngoài ra, bạn cũng nên ăn cá để cải thiện tâm trạng, đặc biệt là loại cá béo giàu axit béo omega-3, chẳng hạn như cá hồi, cá hồi hồ, cá mòi hoặc cá ngừ từ 3 đến 5 lần mỗi tuần. Bổ sung các loại trái cây và rau xanh, ngũ cốc, ít nhất một quả trứng với lòng đỏ mỗi ngày (đây là nguồn choline tốt, giúp điều chỉnh chức năng thần kinh).
Sẽ càng tốt hơn nếu bạn có điều kiện ngồi bên bếp lửa ấm nóng trong những ngày đông lạnh giá. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ngồi bên đống lửa giúp giảm huyết áp, giúp bạn thư giãn. Hơi ấm và tiếng nổ lách tách, ánh sáng của bếp lửa có thể góp phần xoa dịu tâm hồn bạn trong tiết trời rét mướt.
5. Giảm thời gian sử dụng điện thoại và các thiết bị công nghệ
Những ngày lạnh khiến chúng ta thường dành nhiều thời gian hơn để ở trong phòng kín chỉ để xem tivi, dùng máy tính và điện thoại. Thực tế là khi dùng đồ công nghệ quá nhiều sẽ làm tâm trạng con người thêm tệ, mệt mỏi và uể oải hơn.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chán chường vào mùa đông, hãy thử đặt điện thoại xuống, giảm thời gian dùng các thiết bị điện tử và dành thời gian cho các thú vui ngoài đời thực. Đọc sách, viết ra cảm xúc của mình, thắp một cây nến thơm, đốt tinh dầu, nhâm nhi một món ăn nóng hổi, tập yoga,.. cũng là những gợi ý thú vị giúp bạn nhanh chóng giải tỏa tâm trạng.
'Đón đầu' tiết trời giá rét, mẹ bầu nhớ 'ghim' 4 bí kíp siêu hữu ích, trời lạnh buốt cũng không lo bị ốm
Khi mang thai, bà bầu rất dễ bị nhiễm lạnh, do đó cần phòng ngừa bằng cách giữ ấm cơ thể. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét, bà bầu cần giữ sức khỏe tốt để tránh mắc bệnh.
Mặc đủ ấm
Khi mang thai, thân nhiệt của các mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường, nhưng không nên vì thế mà các mẹ bầu xem thường nhiệt độ bên ngoài, sẽ rất nguy hiểm nếu các mẹ để cơ thể mình bị nhiễm lạnh, vì thế hãy luôn mặc đủ ấm cho bản thân mình.
Các mẹ bầu nên mặc nhiều lớp áo mỏng thay vì mặc một chiếc áo quá dày, vì như thế sẽ làm cho cơ thể khó thấm mồ hôi nếu như bị nóng. Mặc nhiều lớp áo sẽ giúp cho các mẹ dễ dàng điều chỉnh nếu cảm thấy cơ thể nóng lên.
Nếu các mẹ bầu phải ra ngoài trong thời tiết quá lạnh, nên đội nón len dài để giữ ấm cho đôi tai, đeo bao tay và đeo khăn quàng cổ. Các mẹ cũng cần đeo khẩu trang để giữ ấm cho mũi, tránh để khí lạnh bay vào mũi sẽ dễ gây cảm cúm.
Bổ sung thực phẩm làm ấm cơ thể
Có rất nhiều loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm cơ thể trong những ngày đông giá lạnh như: rau, củ có nguồn gốc từ rễ, các loại khoai, rau có màu lá xanh, các loại gia vị giữ ấm và thực phẩm nhiều chất sắt. Trong những ngày đông này, chị em bầu nên bổ sung thêm những loại thực phẩm kể trên để cơ thể giữ nhiệt tốt hơn.
Ngủ đủ giấc
Một giấc ngủ "chất lượng" giúp tăng cường sức đề kháng của thai phụ, ngăn ngừa sự xâm nhập của các virus gây bệnh vào cơ thể.
Vì vậy, các bà bầu cần đặc biệt quan tâm tới giấc ngủ của mình trong mùa đông. Hãy chọn loại đệm và chăn mình thích để có thể tìm tới giấc ngủ một cách dễ dàng. Nên chọn tư thế nằm thích hợp để không tạo sức ép cho thai nhi. Ngoài ra, những giấc ngủ ngắn trong ngày cũng có tác dụng tốt trong việc tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén.
Vận động nhẹ nhàng
Cho dù cơ thể mang thai có nặng nề hơn bình thường và ngày trời rét mướt sẽ khiến bạn trở nên lười biếng hơn, nhưng bà bầu vẫn nên vận động nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông. Đồng thời vận động giúp cho cơ thể mẹ bầu cảm thấy ấm áp hơn, tâm lý thoải mái hơn. Chị em có thể tập yoga trong phòng, thiền, massage...
Bổ sung ngay danh sách thực phẩm giữ ấm cơ thể, sẵn sàng chào đón tiết trời lạnh sâu! Vào mùa đông, bạn cần ăn những thực phẩm giữ ấm cơ thể, giúp tăng khả năng miễn dịch, vì khả năng mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan đến cảm lạnh rất cao. Vào mùa đông, bạn cần ăn những thực phẩm giúp tăng khả năng miễn dịch, vì khả năng mắc bệnh nhiễm trùng và các bệnh liên quan...