Cứ mỗi lần cho con bú là thấy kinh sợ, mặc cảm tội lỗi, khi biết được lý do thực sự đằng sau người mẹ trẻ càng thêm sợ hãi
Hóa ra nguyên nhân của sự đau đớn tột cùng khi cho con bú của người mẹ này bắt nguồn từ chính một hội chứng lạ nhiều phụ nữ đã từng mắc.
Cô Deena Todd, từ, Yeovil, Somerset (Anh) đã tiết lộ một tình trạng hiếm gặp mà bản thân mắc phải được gọi là “ hội chứng khó chịu buồn chán mỗi khi cho con bú” (breastfeeding dysphoria) khiến cô luôn cảm thấy sợ hãi dữ dội mỗi khi cơ thể tiết sữa.
Deena có cảm giác nhớ nhà và lo lắng quá mức khiến cô rơi nước mắt mỗi khi cho con bú. Điều này khiến người bà mẹ 31 tuổi cảm thấy hối hận khi có cô con gái Isla, hiện đã 5 tuổi. Cô cũng phải chịu nỗi khiếp sợ tương tự với đứa con thứ hai, Koby. Các bác sĩ đã bỏ qua trường hợp của Deena và cho rằng cô bị trầm cảm sau sinh, cho dù cô cảm thấy bản thân hoàn toàn bình thường mỗi khi không cho con bú.
Cô Deena đã tiết lộ một tình trạng hiếm gặp mình mắc phải được gọi là “ phản xạ tống máu sữa”, nó gây ra nỗi kinh sợ mỗi khi cơ thể cô tiết sữa
Cô Deena sau khi sinh đứa con thứ hai, bé Koby, hiện đã 8 tháng,
Sau khi tìm hiểu, Deena phát hiện ra một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cảm giác kỳ quái của mình, được gọi là phản xạ tống máu sữa hay còn có tên khác là D-MER.
Những nghi ngờ của cô về tình trạng này đã được xác nhận sau khi bé Koby chào đời, hiện đã 8 tháng. Tuy nhiên, cô Deena đã có thể làm chủ cảm xúc của mình tốt hơn với bé.
Cô Deena cho biết: “Chuyện này xảy ra ở bệnh viện khi tôi lần đầu cho con gái bú. Ban đầu tôi chỉ cảm thấy nhớ nhà dữ dội. Sau đó, cảm giác sợ hãi mãnh liệt này bùng phát. Thật khó để giải thích, nhưng những bà mẹ khác mà tôi biết đã mô tả nó giống như làm chết một con chó của gia đình.
Sau đó, tôi sẽ bị những cơn lo âu, trầm cảm và nhớ nhà mỗi khi tôi cho con bú sữa mẹ. Điều này tồi tệ đến mức khi tôi biết mình chuẩn bị cho con bú, tôi sẽ bật khóc khi biết cảm xúc này sẽ quay trở lại”.
Hội chứng D-MER khá hiếm thấy trong ngành y tế, theo cô Deena không có con số cụ thể về những người bị ảnh hưởng bởi hội chứng này.
Cô Deena cho biết thật khó để mô ta cảm xúc này
Video đang HOT
Các bác sĩ cho biết cô bị chứng trầm cảm sau sinh của cô, mặc dù cô cảm thấy hoàn toàn bình thường khi cô không cho con bú
D-MER được cho là xảy ra do sự sụt giảm mạnh của dopamine mỗi khi cơ thể người mẹ tiết sữa. Trong vài ngày đầu làm mẹ, cô Deena cho biết cảm giác kỳ quái này nghiêm trọng đến mức khiến cô hối hận khi trở thành mẹ và không thể gắn kết với con.
Cô cho biết: “Những cảm giác này chỉ xuất hiện khi tôi đang cho con bú, ngay trước khi tôi bắt đầu. Nhưng trước khi tôi biết đó là một tình trạng thì tôi chỉ nghĩ đó là điều bình thường mà một người phụ nữ cảm thấy sau khi sinh con.
Tôi biết rằng tôi phải chăm sóc con gái mình, nhưng tôi cũng lo lắng rằng cảm xúc của mình sẽ không cho tôi làm điều ấy. D-MER khiến tôi không thể cảm thấy như một bà mẹ”.
Cô Deena cho biết D-MER khiến cô cảm thấy mình là một bà mẹ tồi và hiện cô đang nâng cao nhận thức về tình trạng bệnh còn xa lạ này..
Sau khi tiếp tục có một đứa con khác, bé Koby, cô Deena cảm thấy bản thân có sự chuẩn bị hơn.
Cô chia sẻ: “Khi tôi có đứa con thứ hai, Koby, tôi biết điều gì sẽ xảy ra với tôi khi cho con bú, điều đó khiến mọi thứ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tôi không sợ hãi, tôi có cơ chế đối phó của riêng mình.
Bạn không thể làm gì để điều trị tình trạng cụ thể này, bạn phải tự tìm lối thoát, nhưng tất cả chỉ là hiểu lý do tại sao nó xảy ra và nhận ra rằng nó sẽ đi khi bạn ngừng cho con bú”.
Cô Deena hiện đang quyết tâm nâng cao nhận thức bằng cách khuyến khích mọi người tin rằng bất cứ ai trong số họ cũng có thể bị hội chứng D-MER.
“D-MER khiến tôi cảm thấy mình là một người mẹ tồi, hoặc tôi không nên là một người mẹ. Chúng tôi thực sự cần nhiều bác sĩ hơn để biết tình trạng này là gì, sẽ có những bà mẹ ngồi ở nhà, những người cảm thấy như họ không nên làm mẹ”.
Phản xạ tống máu sữa là gì?
D-MER được đặc trưng bởi những cảm xúc tiêu cực, xảy ra vài giây trước trước phản xạ tống xuất sữa mẹ khi cho con bú.
Có nhiều từ khác nhau được sử dụng để giải thích những cảm xúc diễn ra với hội chứng D-MER và thường xuyên nhất là:
Cảm giác trống rỗng trong dạ dày
Sự lo ngại
Nỗi buồn
Kinh sợ
Hướng nội
Lo lắng
Cảm xúc khó chịu
Sợ
Cáu gắt
Vô vọng
Lý thuyết hiện tại là D-MER xảy ra do hoạt động không phù hợp của hormone, dopamine. Các triệu chứng của D-MER có thể giảm 3 tháng sau khi sinh hoặc chúng có thể tiếp tục trong suốt thời gian cho con bú.
Nguồn: Dailymail, Metro
Bà mẹ cầu xin bác sĩ được chết sau khi sinh con gái
Thay vì vui mừng được làm mẹ, Steele lại cảm thấy tội lỗi khi không thể cho con bú và nhờ nữ hộ sinh đưa con gái Maddie đi.
Amy Steele 31 tuổi (Anh) trải qua quãng thời gian đen tối nhất cuộc đời sau khi sinh con gái Maddie vào tháng hai năm ngoái.
Steele mắc căn bệnh lo âu và trầm cảm trong nhiều năm. Khi mang thai, căn bệnh này càng thêm trầm trọng. "Khi mang thai, thay vì cảm thấy hạnh phúc, tôi lại luôn lo sợ, cảm giác có điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra", cô nói.
Suốt 9 tháng thai kỳ, Steele cố gắng đẩy những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí với hy vọng khi đứa bé sinh ra mọi thứ sẽ tốt hơn. Nhưng Maddie chào đời chỉ khiến Steele cảm thấy tồi tệ.
Steele sinh nở khá khó khăn. Cô mất gần hai lít máu sau khi phải mổ sinh. Thế nhưng cơn đau thể chất hoàn toàn bị lu mờ bởi nỗi đau khổ tinh thần của cô. "Đêm đầu tiên sau sinh tôi nói với Sean tôi muốn chết. Chồng tôi lại cho rằng tôi bị ngớ ngẩn và bảo tôi đi ngủ", người mẹ trẻ kể lại.
Steele bên con gái sau khi vượt qua trầm cảm. Ảnh: A.S
Cả bác sĩ và mẹ của Steele ban đầu đều bác bỏ các triệu chứng trầm cảm sau sinh của cô. Và rồi họ đã nhìn ra vấn đề sau khi Steele không thể cho con bú. "Sữa không về, tôi không thể cho con bú. Tôi cảm thấy tội lỗi và ghê tởm chính mình. Tôi là một người vợ, người mẹ xấu xa", Steele nhớ lại.
Khi một nữ hộ sinh đến kiểm tra cho hai mẹ con, Steele nói không muốn làm mẹ nữa và nhờ y tá hãy đưa đưa bé đi. "Tôi luôn sợ hãi việc mình sẽ vô tình giết Maddie bằng một cách nào đó. Tôi không thể đối phó với cảm giác tội lỗi đó nên đã nói với y tá", Steele nói.
Nữ hộ sinh hốt hoảng đưa Steele đến bệnh viện để kiểm tra tâm thần. Tuy nhiên, lúc ấy vào cuối tuần nên không có bác sĩ tâm thần trực. Cô phải ở lại bệnh viện hai ngày với các nữ hộ sinh chăm sóc cô. "Tình trạng của tôi dần trở nên tồi tệ hơn. Tôi không thể ngủ được và muốn kết thúc tất cả nỗi đau này", Steele kể lại khoảnh khắc cô quyết định chấm dứt mạng sống.
Steele tự tử tại bệnh viện, may mắn được một nữ hộ sinh phát hiện và đưa vào một phòng khác. Tại đây, Steele lại cầu xin được chết. "Tôi không ngừng thổn thức. Tôi không muốn ở gần Sean và Maddie, tôi nghĩ họ sẽ tốt hơn nếu không có tôi", Steele chia sẻ.
Ngày hôm sau, Steele được đưa đến Viện Sức khỏe Tâm thần ở Nottingham cách nhà 225 km. "Tôi hoàn toàn quẫn trí và đã chống cự. Họ buộc phải tiêm thuốc mê cho tôi. Khi đến Nottingham, nó giống như một nhà tù, thật ảm đạm. Thỉnh thoảng họ còn chiếu đuốc qua cửa sổ để kiểm tra tôi có tự sát hay không".
Steele ở trong viện tâm thần một tuần mà cứ như trải qua nhiều năm rồi. Cô nỗ lực chiến đấu với căn bệnh đến kiệt sức. Cuối cùng, Steele được trở về nhà cha mẹ đẻ, còn chồng cô Sean chăm sóc bé Maddie.
Sau hai tháng thăm khám hàng ngày và điều trị khủng hoảng, Steele cuối cùng đã trở về Bristol. Từ từ, cô ấy bắt đầu xây dựng mối quan hệ với con gái mình. Steele gọi Maddie, hiện 20 tháng tuổi là "người bạn đời tốt nhất". Cô dần thấy yêu bản thân và cuộc sống này hơn.
"Lúc đầu thì thật khó, nhưng tôi đã cố gắng. Tôi đi dạo cùng Maddie mỗi ngày. Sau một thời gian, tôi nhận ra mình đang thật hạnh phúc khi có Maddie bên cạnh", người mẹ từng mắc trầm cảm chia sẻ.
Khi Maddie 8 tháng tuổi, Steele trở lại công việc thiết kế đồ họa cho một công ty. Cô đã thiết kế một loại thẻ dành riêng cho bệnh nhân tâm thần, mặt sau của thẻ có số đường dây nóng trợ giúp. Cô chia sẻ câu chuyện của mình nhân Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới để tạo động lực giúp bệnh nhân tâm thần vượt qua bệnh tật để trở lại với cuộc sống.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Đọc những lời thú tội của bà mẹ bị trầm cảm để biết trầm cảm sau sinh khủng khiếp đến mức nào Không muốn cho con bú, sợ con bị bắt cóc, sợ con sẽ chết chìm... chỉ là một trong những cảm giác kì lạ của bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh này. Hành trình làm mẹ thật đáng giá, nhưng chưa bao giờ là dễ dàng. Những nỗi u uất, mệt nhọc và các vấn đề tâm lý khác có thể...