Cứ mệt mỏi là dân văn phòng sẽ làm điều này nhưng không nghĩ rằng nó có thể mang đến vô số tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe
Không chỉ dân văn phòng mà cả đối tượng học sinh, sinh viên cũng là những người rất hay mắc phải thói quen này.
Môi trường làm việc tại văn phòng thường có rất nhiều áp lực và căng thẳng. Do đó, cứ mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, dân văn phòng sẽ đặt 2 tay lên bàn làm việc và gục đầu xuống chợp mắt một chút.
Tuy nhiên, thói quen này vô tình để lại rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của dân văn phòng về sau.
Khi dân văn phòng gục đầu xuống bàn ngủ, phần đầu sẽ ngoẹo sang một bên và khiến cơ bắp hai bên không cân xứng. Lúc này, một bên dây chằng và cơ cổ sẽ căng lên, đồng thời dồn hết trọng lực lên xương đốt sống cổ. Về lâu dài, thói quen này sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, từ đó gây ra một số bệnh khác về đốt sống cổ.
Cản trở hô hấp
Độ cong của cơ thể sẽ gia tăng và gây chèn ép lên phổi khi dân văn phòng ngủ gục đầu trên bàn làm việc. Lâu dần, khi chức năng hô hấp bị ảnh hưởng thì nó sẽ gây ra một số triệu chứng như khó thở, thở hụt hơi…
Tổn thương dây thần kinh cánh tay
Cứ nằm ngủ trong tư thế gục đầu trên bàn sẽ khiến cánh tay của dân văn phòng bị tê liệt, nhức mỏi. Đặc biệt, ngón cái và ngón trỏ sẽ bị tê nhức nặng, đồng thời còn dẫn đến tình trạng đau vai, đau mỏi cánh tay kéo dài.
Video đang HOT
Tăng áp lực lên dạ dày
Nếu khi thức dậy sau giờ nghỉ trưa mà dân văn phòng gặp phải chứng đầy bụng, khó tiêu, mệt mỏi… thì có thể là do thói quen ngủ gục đầu trên bàn gây ra. Bởi sau khi ăn, dạ dày sẽ căng to và nếu bạn cong người lại để ngủ gục trên bàn sẽ gây chèn ép cho dạ dày của mình. Lâu dài, thói quen này còn gây ra các bệnh dạ dày mãn tính nghiêm trọng.
Ảnh hưởng xấu tới thị lực
Sau khi ngồi dậy, mắt của dân văn phòng sẽ gặp phải hiện tượng sưng đỏ, thậm chí còn phải dụi mắt liên tục mới tỉnh táo lại được. Trên thực tế, chính thói quen ngủ gục đầu trên bàn đã gây ảnh hưởng xấu tới thị lực và làm đôi mắt chịu tác động không nhỏ.
Qua đó, dân văn phòng hãy thật tỉnh táo để không mắc phải thói quen xấu này nữa. Trong thời gian ngủ trưa, hãy chọn một không gian thoải mái, tránh ở gần khu có nhiệt độ quá lạnh. Do khi ngủ, cơ bắp cần thả lỏng để các mao mạch giãn ra và giúp lỗ chân lông mở rộng, đồng thời còn tránh bị cảm lạnh hoặc các bệnh ốm vặt khác.
Bên cạnh đó, dân văn phòng cũng nên đặt báo thức để giới hạn thời gian nghỉ trưa của mình. Một giấc ngủ trưa kéo dài quá lâu sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ sâu và khi thức giấc sẽ cảm thấy vô cùng uể oải, mệt mỏi do não không đủ thời gian điều chỉnh. Thời gian ngủ trưa tốt nhất chỉ nên kéo dài khoảng từ 15 – 30 phút, nhờ đó sẽ làm giảm nồng độ hormone gây stress (cortisol) và tăng cường năng lượng làm việc vào buổi chiều.
Theo Helino
Rất nhiều dân văn phòng tự "giết chính mình" chỉ vì lười làm 1 việc ít ai để ý
Dân văn phòng cứ tự hỏi vì sao làm việc mãi không tập trung, cơ thể lại mệt mỏi... đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu nước đấy!
Có một sự thật là, con người dành đa số thời gian hoạt động của mình ở chốn công sở. Theo tính toán, một người bình thường sẽ dành ra tới khoảng 90.000 giờ đồng hồ trong cuộc đời tại nơi làm việc.
Nỗ lực, tận tâm cống hiến cho công việc là tốt, thế nhưng nhất định bạn cũng cần phải quan tâm đến sức khỏe của chính mình.
Hỏi nhỏ này, bạn có bao giờ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung... trong khi làm việc chưa? Và vì quá bận nên bạn lười đứng lên đi lấy cốc nước, rồi tiện sử dụng cà phê như 1 thứ nước bổ sung cho cơ thể?
Nếu vậy thì hãy dừng lại ngay đi, bởi nếu tiếp tục, bạn - những dân văn phòng sẽ giết chính mình với thói quen xấu - lười uống nước rồi đấy!
Mất nước - kẻ giết người thầm lặng
Chúng ta thừa biết, tuỳ theo tuổi tác, giới tính mà tới 60% cơ thể con người là nước. Đặc biệt, não bộ - cơ quan thần kinh quan trọng của ta cực cần nước, con số về nước mà não cần đó là 75%.
Do đó, việc không uống đủ nước đơn giản sẽ gây hại đến sự vận hành của não bộ.
Chưa dừng lại ở đó, nước tồn tại trong cơ thể với vai trò như đĩa đệm, giúp bôi trơn khớp, giúp điều chỉnh, cân bằng nhiệt độ cơ thể, nuôi dưỡng tế bào, tuỷ sống... nữa.
Vậy nhưng do bận rộn, làm dở việc hoặc lười đứng lên lấy nước... mà hầu hết dân công sở thường không uống đủ lượng nước mình cần. Khi cơ thể thiếu nước, như 1 điều tất yếu, não bộ cùng cơ quan trong cơ thể sẽ "xuống cấp" trầm trọng.
Ở não, các thụ thể dưới vùng đồi sẽ lập tức truyền tín hiệu cho cơ thể tiết ra hormone chống lợi tiểu. Khi tín hiệu được truyền đến thận sẽ hình thành aquaporin.
Kênh aquaporin sẽ tác động làm cho máu hấp thụ và giữ lại nước, khiến ta ít đi tiểu hơn. Lúc này, nước tiểu đào thải ra sẽ đặc và có màu đậm hơn bình thường
Không những thế, thiếu nước, não phải hoạt động tăng năng suất để hoàn thành công việc. Đáng sợ không khi não cũng có thể teo lại tạm thời vì thiếu nước.
Bên cạnh đó, mất nước - cơ thể sẽ mệt mỏi, da mất đi độ ẩm, huyết áp nhanh tụt... Chính sự mệt mỏi này làm bạn thiếu tập trung trong công việc, hiệu quả làm việc giảm sút hơn.
Làm sao để hạn chế điều này?
Đơn giản thôi, cũng như cây, hoa cần tưới nước để tươi thì bạn cũng hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách tạo lập 1 thói quen uống nước đều đặn. Hãy làm sao lên kế hoạch để mỗi ngày làm việc uống được ít nhất 1,5 lít nước nhé!
Muốn vậy, bạn có thể:
- Đặt 1 chai nước hay cốc nước có định lượng rõ ràng trong tầm mắt ở trên bàn làm việc. Thói quen này giúp bạn chủ động uống nước cũng như nhắc bạn về việc cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều nước vào bữa trưa, bữa xế cũng là điều không tồi. Vào bữa ăn nhẹ, bạn có thể cố gắng bổ sung thực phẩm hàm lượng nước cao như dưa hấu, cam... vừa ngon miệng lại vừa tốt cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng trà, cà phê. Bởi trà và cà phê có khả năng bù nước kém nhưng lại chiếm một phần diện tích kha khá trong dạ dày. Do đó, hãy thay thế trà, cà phê bằng nước lọc để đảm bảo cơ thể đủ nước.
Một mẹo nho nhỏ để biết cơ thể bạn đã đủ nước hay chưa đó là, nếu nước tiểu của bạn có màu nhạt hoặc trong trong - đó là bạn đã uống đủ lượng nước cần uống. Còn nếu nước tiểu càng đậm màu thì là bạn đang cần bổ sung thêm nước đó nhé!
Theo Helino
Loại vitamin mà dân văn phòng nào cũng thiếu có thể gây ra hàng loạt vấn đề sức khỏe không ngờ Tỷ lệ những người làm văn phòng bị thiếu hụt vitamin D đang ngày càng tăng cao. Hãy nhận biết sớm dấu hiệu này để chủ động phòng bệnh tốt hơn. Do tính chất công việc luôn phải ngồi một chỗ và làm việc với máy tính thường xuyên nên dân văn phòng hiện nay đang bị thiếu hụt vitamin D một cách...