Cú lừa ngoạn mục của kẻ bịa mình gây tai nạn để vay tiền trả nợ thua bạc
Lê Ngọc Hà bịa mình gây ra tai nạn cần tiền để đền bù nên đã vay và lừa tiền của người quen biết, chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng để trả nợ đánh bạc.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Ngọc Hà (SN 1984, trú thị xã Kỳ Anh) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cơ quan điều tra, tháng 3/2021, Lê Ngọc Hà quen biết với chị Trần Thị N. (SN 1979, trú thị xã Kỳ Anh). Sau một thời gian, để có tiền đánh bạc trên trang st666.app, Hà nói dối chị N. là mình đã gây ra một vụ tai nạn, cần tiền để đền bù và lo viện phí, rồi vay tiền chị N.
Lê Ngọc Hà bị bắt giam (Ảnh: Công an Hà Tĩnh)
Trong khoảng thời gian từ tháng 4, tháng 5/2021, chị N. đưa tiền mặt và chuyển vào tài khoản cho Lê Ngọc Hà nhiều lần với tổng số tiền 718 triệu đồng. Số tiền này Hà sử dụng để đánh bạc và tiêu xài cá nhân.
Sau đó, thấy chị N. dễ bị lừa nên Lê Ngọc Hà tiếp tục nói dối chị N. là Hà đang thi công một dự án san lấp mặt bằng ở Thanh Hóa, giá trị công trình 24 tỷ đồng, thi công trong vòng 4 tháng sẽ lãi được 2 tỷ đồng. Hà đã vay tiền chị N. và nói dối để trả tiền thuê nhân công, tiền xăng dầu, tiền ăn… Chị N. tin là thật nên đồng ý.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Hà khai nhận hành vi phạm tội của mình (Ảnh: Công an Hà Tĩnh)
Từ tháng 5 đến tháng 10/2021, chị N. chuyển vào tài khoản Lê Ngọc Hà nhiều lần với tổng số tiền hơn 3,3 tỷ đồng.
Số tiền này Hà đánh bạc, tiêu xài cá nhân và không có để trả lại cho chị N.
Tổng số tiền Lê Ngọc Hà lừa đảo chiếm đoạt của chị Trần Thị N. là hơn 4 tỷ đồng. Công an đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đề nghị ai là bị hại của Lê Ngọc Hà cần đến đơn vị để tố giác, thông tin cho điều tra viên Lê Tiến Thuận theo SĐT: 0948954858.
Đề nghị truy thu hơn 7 tỷ đồng trong vụ Đại học Đông Đô cấp bằng giả
Viện Kiểm sát đề nghị Tòa sơ thẩm tuyên phạt cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô từ 12-13 năm tù; đồng thời đề nghị truy thu hơn 7,1 tỷ đồng Đại học Đông Đô thu lời bất chính từ hành vi làm bằng giả.
Sáng 24/12, phiên xét xử sơ thẩm vụ án các lãnh đạo, cán bộ trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả kết thúc phần xét hỏi. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với từng bị cáo.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm (Ảnh: CTV).
Theo đó, với cáo buộc các bị cáo phạm tội "Giả mạo trong công tác", VKS đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Dương Văn Hòa (cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) từ 12-13 năm tù; hai cựu Phó Hiệu trưởng Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà cùng bị đề nghị tuyên phạt từ 9-10 năm tù; bị cáo Trần Ngọc Quang (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý đào tạo và quản lý sinh viên): 8-9 năm tù.
Sáu bị cáo còn lại bị đề nghị tuyên phạt mức án cụ thể: Nguyễn Thị Huệ (cựu Trưởng Phòng Tài chính, kế toán): 6-7 năm tù; Phạm Vân Thùy: 3-4 năm tù; Lê Thị Thanh Tâm và Nguyễn Thị Ngọc Thái: cùng 30-36 tháng tù, hưởng án treo; Lê Thị Lương và Ngô Quang Hiển: cùng 12-18 tháng tù, hưởng án treo.
Về dân sự, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị truy thu, nộp ngân sách hơn 7,1 tỷ đồng mà Đại học Đông Đô đã thu lời bất chính từ hành vi làm bằng giả.
Dùng bằng giả để làm nghiên cứu sinh
Theo đại diện VKS, trường Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2, trong đó có ngành tiếng Anh. Quá trình tuyển sinh, bị can Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT, hiện đang bỏ trốn) thấy nhiều người có nhu cầu lấy văn bằng 2 ngôn ngữ Anh.
Từ đó, ông Hùng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo Ban Giám hiệu, Viện đào tạo liên tục, Viện 4.0... thực hiện cấp văn bằng 2 giả của hệ chính quy ngành ngôn ngữ Anh cho người có nhu cầu lấy bằng không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định.
Cựu Hiệu trưởng trường Đại học Đông Đô Dương Văn Hòa bị đề nghị từ 12-13 năm tù (Ảnh: CTV).
Từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, bị can Hùng và đồng phạm đã làm, cấp bằng, giấy chứng nhận giả cho 431 trường hợp, thu lợi bất chính hơn 7,1 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra đã làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và đã được sử dụng; còn 221 trường hợp chưa xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác.
Trong số 210 trường hợp đã được làm rõ, 76 người đã sử dụng vào mục đích cá nhân, gồm: 67 người làm nghiên cứu sinh, 2 người học thạc sĩ, 4 người kê khai hồ sơ công chức và viên chức, 3 người thi công chức hoặc thi thăng hạng.
VKS đánh giá, các bị cáo đều là những người có trình độ học vấn cao, hiểu biết pháp luật, tuy nhiên đã phạm tội vì động cơ vụ lợi. Các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, vị trí công tác ở trường Đại học Đông Đô để giúp sức tích cực cho bị can Trần Khắc Hùng cấp hàng trăm bằng giả cho học viên, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, bức xúc trong nhân dân.
Đối với bị cáo Dương Văn Hòa, VKS thấy, bị cáo Hòa biết việc làm của mình là vi phạm nhưng vẫn thực hiện chỉ đạo của bị can Trần Khắc Hùng để ký 429 bằng giả.
Bị cáo Trần Kim Oanh giữ chức Phó Hiệu trưởng nhà trường nhưng vì động cơ vụ lợi đã chỉ đạo cấp dưới làm hồ sơ, hợp thức việc cấp văn bằng giả... Bị cáo là đồng phạm tích cực cho bị can Trần Khắc Hùng.
Bị cáo Lê Ngọc Hà cũng là một Phó Hiệu trưởng, đã chỉ đạo, tham gia tổ chức cấp bằng giả cho các học viên mà không qua thi tuyển, đào tạo.
Các bị cáo còn lại cũng vì động cơ vụ lợi đã tham gia tiếp nhận hồ sơ, thủ tục để cùng nhóm cựu lãnh đạo trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả cho học viên.
Giả giọng đàn ông để tán gái, "nữ quái" lừa được hơn 4 tỷ đồng Sau khi lập tài khoản trên mạng xã hội, Nhung đã dùng phần mềm giả giọng đàn ông để tán tỉnh chị N. Sau đó Nhung "vòi vĩnh" chị N. chuyển hơn 4 tỷ đồng cho mình. Để lừa tiền của người khác, Nhung đã sử dụng phần mềm đổi giọng thành đàn ông và tán tỉnh những người phụ nữ nhẹ dạ,...