Cụ già qua đời 24 giờ mà cơ thể vẫn còn ấm, nhiều năm sau thi hài vẫn còn nguyên vẹn – Chuyên gia vào cuộc tìm thấy 1 chất rất độc!
Nhiều năm sau đó, câu chuyện về thi thể của cụ bà vẫn được nhắc lại vì quá ‘thần kỳ’.
Năm 1992, một sự việc bí ẩn xảy ra tại một ngôi làng bình thường ở huyện Hương Hà, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Một cụ già có sự thay đổi kỳ lạ trên cơ thể sau khi ông qua đời. Một số người nói rằng bà đã trở thành một vị thần và sở hữu sức mạnh bí ẩn, số khác lại nói rằng bà chỉ đang ngủ say và sẽ tỉnh lại. Bà cụ tên là Châu Phượng Thần, một lão nông bình thường, hưởng thọ 88 tuổi.
Sau khi qua đời, thi thể của bà Châu không bị thối rữa và được bảo quản tốt. Tin tức lan truyền nhanh chóng trong làng. Đồng thời, nhiều tờ báo trong và ngoài nước đưa tin, vụ việc thi thể không bị phân hủy của bà đã đặt ra một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.
14 năm sau, thi hài của Châu Phượng Thần đã trở thành một xác ướp. Vì có nhiều người đến thăm, gia đình của ông đã làm một phòng triển lãm cho những ai muốn đến tìm hiểu.
Theo các thành viên trong gia đình, họ không có bất kỳ biện pháp bảo quản nào đối với thi thể của bà cụ sau khi qua đời. Thi hài của bà được giữ trong môi trường nhiệt độ phòng bình thường.
Các chuyên gia vào cuộc xác minh. Ảnh: Sogou.
Chuyên gia vào cuộc
Về tình trạng của cụ bà Châu Phượng Thần, Giáo sư Giả Minh Xuân – Giám đốc điều hành của Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Hình sự Trung Quốc, cho rằng thi thể của cụ đang ở trong tình trạng bất thường.
Ông cho biết: “Sau khi một người chết, trong vòng 24 giờ có thể xảy ra hiện tượng xác chết sớm. Hiện tượng xác chết sớm có thể hiểu là nhiệt độ của tử thi bắt đầu giảm xuống. Nguyên nhân tử vong là khác nhau dẫn đến việc giảm thân nhiệt của mỗi người cũng không giống nhau”.
Theo lời kể lại, bà Châu đã bị nôn mửa và tiêu chảy rất nhiều trong thời gian nhập viện. Do cơ thể đã có tuổi nên điều này khiến cơ thể mất nước nhanh chóng.
Theo các chuyên gia pháp y, hiện tượng phù khí xuất hiện trong cơ thể người già sau khi qua đời. Về sau, các cơ quan ngừng hoạt động và những cơ thể bắt đầu khô dần đi và hình thành trạng thái xác ướp mà chúng ta thấy bây giờ.
Sau đó, các chuyên gia thuộc trường Y tế Hồ Nam đã vào cuộc. Bề mặt da của bà Châu vẫn còn đàn hồi và đã chuyển sang màu đen. Kết quả là khi khoang bụng được mở ra, họ đã phát hiện có rất nhiều thủy ngân, ruột và dạ dày vẫn còn tương đối nguyên vẹn.
Theo kết quả điều tra sau đây, nhóm chuyên gia đã kết luận: Có thể chính cụ bà đã uống một chất đặc biệt nào đó khiến cơ thể có những biến đổi kỳ lạ sau khi qua đời. Để khẳng định suy đoán này, họ đã tìm lại các di vật của cụ.
Bột chu sa. Ảnh: Yahoo.
Sau đó một người tìm thấy di vật của bà với một mảnh giấy bọc bột màu đỏ. Theo người nhà thì đây là vật được bà dùng để quấn chu sa. Ngày xưa, các cụ già thường dùng bông mã đề để sắc nước, uống vào để xoa dịu thần kinh, hết đau đầu. Chu sa là khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có thể dùng làm thuốc sau khi được tinh chế, được dùng để điều trị chứng bồn chồn.
Đây là một loại thuốc thông dụng trong điều trị của y học Trung Quốc. Tuy nhiên, chu sa có một đặc điểm khác là không nên uống lâu, nếu uống lâu sẽ gây ngộ độc thủy ngân. Ngoài ra chu sa còn có thể dùng làm áo thuốc, có tác dụng tác dụng làm dịu và khử trùng.
Các chuyên đã suy đoán rằng bà Châu Phượng Thần đã uống chu sa trong thời gian dài khiến cơ thể tích lũy một lượng lớn thủy ngân trong cơ thể. Một trong những triệu chứng của ngộ độc thủy ngân chính là nôn nhiều, tiêu chảy.
Qua điều tra, có thể kết luận rằng hiện tượng bí ẩn này là một sự kiện ngẫu nhiên được hình thành bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong lần điều trị tại bệnh viện trước khi qua đời, thuốc kháng sinh có thể đã loại bỏ một số vi khuẩn trong cơ thể của cụ.
Thêm vào đó, việc sử dụng chu sa lâu năm cộng với điều kiện thoáng gió, khô ráo của môi trường tự nhiên đã khiến thi hài của bà khô lại và tạo thành xác ướp.
Ngôi mộ 'kinh hoàng' nhất Trung Quốc: Liên quan mật thiết đến Tần Thủy Hoàng, phải mất 10 năm mới đào được quan tài
Chủ nhân ngôi mộ được xác định có liên quan mật thiết đến Tần Thủy Hoàng cùng với các chiến binh đất nung trong lăng mộ của ông.
Một ngày nọ vào năm 1976, lão nông họ Triệu ở quận Phượng Tưởng, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đẩy một chiếc xe chở đất để sửa lại tường nhà của mình. Khi đang đào, ông phát hiện một khối đất lạ.
Màu sắc và hình dạng của lớp đất này khác biệt so với khu vực xung quanh. Lớp hoàng thổ đào được có màu vàng và màu đỏ, được trộn lẫn với sỏi và rất cứng.
Vài ngày sau, dân làng bàn tán xôn xao về sự việc này. Tình cờ các nhà khảo cổ của Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây đang điều tra ở gần đó, sự nhạy cảm nghề nghiệp khiến các chuyên gia nhận định chắc chắn có điều gì đó không ổn.
Nhóm khảo cổ nhanh chóng chạy đến quận Phượng Tường để khảo sát thực địa. Qua nghiên cứu sơ bộ, họ nhận ra lớp đất này được trộn thủ công bằng tay. Kết quả khảo sát cho thấy bên dưới là một công trình ngầm khổng lồ có diện tích rộng bằng hai sân bóng rổ!
Lăng mộ của tổ tiên Tần Thủy Hoàng
Sau quá trình khai quật, danh tính của chủ nhân ngôi mộ đã được làm sáng tỏ. Các chuyên gia kết luận đây là lăng mộ của Tần Cảnh Công, tổ tiên của Tần Thủy Hoàng.
Quá trình khai quật tốn nhiều công sức và thời gian. (Ảnh: Kknews).
Phải đến 10 năm sau, vào năm 1986, việc mở đường vào các hầm mộ và lối đi bên trong mới hoàn thành. Trong quá trình dọn dẹp, các di tích văn hóa dần được tìm thấy giữa các lớp đất đá.
Toàn bộ lăng mộ có hình chữ "Trung" (È13;), dài 300m từ bắc xuống nam, có diện tích hơn 5.000m2, lớn gấp 20 lần ngôi mộ Hán nổi tiếng nhất của Mã Vương Đôi.
Quan tài "ruột vàng khắc chữ" bằng gỗ bách trong buồng chính là hình thức mai táng cấp cao nhất được phát hiện vào thời Chu và Tần cho đến nay ở Trung Quốc. Để ngăn nước ngầm gây mục nát, quan tài được đúc và bịt kín bằng hợp kim chì, thiếc và sắt trắng.
Trong quá trình đúc kim loại, gỗ không bị cháy, và vật đúc rất mịn, cho thấy công nghệ nắm bắt tỷ lệ hợp kim và nhiệt độ đúc thời đó rất thuần thục.
Việc khai quật Lăng mộ Tần Cảnh Công có thể nói là tốn nhiều thời gian và công sức. Từ năm 1976 đến năm 1986, cuộc khai quật đã kéo dài 10 năm và tạo nên một kỷ lục chưa từng có của ngành khảo cổ Trung Quốc. Trong lăng mộ có tới 80.000m khối đất. Để bảo vệ di tích văn hóa thì không thể dùng các công cụ hiện đại để đào bới mà chỉ có thể khai quật thủ công.
Lăng mộ của Tần Cảnh Công có các lối đi và buồng lăng Đông và Tây. Đường vào mộ phía Đông dài 156,1m, đường vào lăng phía Tây dài 84,5m. Buồng chính dài 59,4m, rộng 38,8m, sâu 24,5m và có ba bậc tam cấp. Lăng mộ được xây dựng theo mô hình càng xuống đáy càng thu nhỏ, vì vậy nó được gọi là "Kim tự tháp ngược của phương Đông".
Mặc dù các nhà khảo cổ tìm thấy có tới 247 hố cướp trong lăng mộ Tần Cảnh Công, vẫn còn hơn 3.500 di vật văn hóa được khai quật. Một số lượng lớn đồ gốm bằng ngọc và đồng được tìm thấy có giá trị lịch sử lớn.
Di vật được tìm thấy trong lăng mộ. (Ảnh: Kknews).
Trong quá trình khám phá, sự xuất hiện 186 bộ xương cốt của các tử sĩ đã khiến khu khảo cổ toát lên một bầu không khí u ám.
Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, 160 trong số các tử sĩ đã chết tự nguyện, trong khi những người còn lại có thể là tù binh chiến tranh hoặc nô lệ. Họ là những người được chọn để mai táng trong lăng mộ của Tần Cảnh Công do quan niệm về cuộc sống ở thế giới bên kia của người xưa.
"Sử ký" và "Sách ca" đã ghi lại rằng Tần Cảnh Công đã giết khoảng 177 người để đưa vào lăng mộ. Việc khai quật được hơn 180 bộ hài cốt bên trong đã cho thấy xã hội của nhà nước Tần thời nô lệ, chứng minh tính chính xác của "Sử ký" và "Sách ca".
Tình trạng các bộ xương cho thấy khung cảnh lúc đó đẫm máu và tàn khốc như thế nào. Hình thức chôn cất bằng người và ngựa thật này là tiền thân của các chiến binh và ngựa đất nung của Tần Thủy Hoàng.
Rừng đôi hình trái tim ở Trung Quốc Những câu chuyện truyền miệng nói đây là "tác phẩm" khi mất đi tình yêu của một cô gái nhưng các chuyên gia lại có nhận định khác.