Cu đơ Hà Tĩnh
Nếu như ở đất thần kinh Huế có kẹo mè xửng nức tiếng gần xa, ở xứ Quảng Ngãi có kẹo gương giòn ngọt thì ở Hà Tĩnh có kẹo cu đơ – món đặc sản bình dân nhưng gần đây “tiếng tăm” và độ “hot” cũng đã vang xa không kém!
Tương truyền, kẹo cu đơ lúc đầu có tên “khai sinh” là cu hai. Sau này khi phong trào Tây học nở rộ, từ “hai” được các ông nghè ờ vùng đất này chuyển sang tiếng Pháp là “Deux” cho… “trí thức”. Từ đó, “cu deux” được đọc chệch thành cu đơ. Kẹo Cu Đơ được làm chủ yếu từ đậu phộng và mật mía. Mật mía được bỏ vào chảo chuyên dùng để đun chảy, sau đó đầu bếp cho thành phần chính là đậu phộng vào trộn đều rồi trộn thêm một số gia vị như gừng, mè rang, bột mạch nha để bánh được mềm hơn sau khi hoàn thành.
Sau khi mọi thứ đã vừa đủ độ, người làm kẹo sẽ dùng những miếng bánh đa nướng cắt sẵn theo hình tròn, đổ hỗn hợp kẹo lên tán đều và ốp mẩu bánh tráng còn lại cho dính với nhau. Sau khi đã hoàn thành công đoạn chế biến, người sản xuất thường xếp chồng lên nhau khoảng 5 đến 10 cặp bánh vào một gói, cột chặt lại không cho hơi gió lọt vào để khi thưởng thức kẹo cu đơ vẫn luôn giòn ngọt đậm đà.
Công đoạn làm cu đơ mới nghe qua thì đơn giản nhưng để làm được miếng kẹo giòn tan, thơm ngọt khi thưởng thức hóa ra lại không hề đơn giản tí nào. Trước tiên, mật mía làm kẹo phải chọn đúng loại mật mía nguyên chất, màu trong vàng óng và phải mua đúng thứ mật mía ở vùng đồi chứ không mua ở vùng sông. Dụng cụ đựng mật mía cũng phải là chum sành da lươn trơn bóng để hương và vị của mật không bị ảnh hưởng. Rồi đậu phộng dùng làm nhân phải là loại hạt nhỏ, không bị lép, thối, không bị sâu mọt, không bị trầy vỏ lụa ngoài. Và cuối cùng, bánh tráng dùng để lót phải nhỏ hơn bánh thường, có các nếp quăn đều, không rách thủng và khi nướng bánh phải chín vừa đủ độ, vàng đều.
Video đang HOT
Có đủ nguyên liệu mật mía, đậu phộng, bánh tráng… ngon cũng chưa hẳn đã nấu được mẻ kẹo ngon vì kỹ thuật nấu mới là bước làm quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi mật mía sôi sùng sục mới cho gừng, đậu phộng vào khuấy đều tay và liên tục theo chiều kim đồng hồ nếu không đậu phộng sẽ bị trầy vỏ hoặc chìm xuống đáy nồi và cháy, mẻ kẹo sẽ bị đắng. Lúc này, kinh nghiệm của người làm kẹo lâu năm sẽ quyết định tất cả. Vì nếu trút hỗn hợp ra bánh tráng sớm quá kẹo sẽ dẻo, kết dính yếu, mật non, động chưa chín. Ngược lại, nếu trút mẻ kẹo muộn quá mật sẽ cháy, đậu phộng cháy, và dĩ nhiên kẹo dẽ bị đắng, hỏng luôn cả mẻ.
Một miếng kẹo cu đơ thơm ngon phải hội đủ các vị ngọt ngào của mật mía hòa quyện cùng vị béo và bùi của đậu phộng, chút thơm nồng của gừng tươi, một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng vừng được nướng đúng độ tạo nên hỗn hợp thật giòn tan và ngọt ngào. “Chè xanh thêm chút gừng cay/Cu đơ Hà Tĩnh làm say lòng người” – Tuy chỉ là đặc sản giản dị nhưng luôn khiến bao người con của quê hương “Đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh” hay nhiều du khách phương xa đã từng một lần được nếm thử đều tấm tắc gật gù và khó có thể quên được.
Mê mẩn với những món đặc sản của miền đất 'Hà Tĩnh mình thương'
Mấy ai về mảnh đất Hà Tĩnh đầy nắng gió này khi ra đi mà lại không thương nhớ miếng kẹo cu đơ, bánh đa vừng hay bưởi Phúc Trạch, mực Vũng Áng.
Theo VietQ
Kẹo cu đơ Hà Tĩnh thức quà tuổi thơ, mấy ai còn nhớ? Rất nhớ những chiều thu mưa buồn, mẹ hay mang về mấy miếng kẹo lạc khuôn (nguyên bản của kẹo cu đơ ngày nay) được mua từ tận bên kia sông Ngàn Phố. Mùi mật mía được nấu sên lên, mùi lạc rang thơm, giòn bùi đã trở thành một kí ức mà hễ chạm khẽ, lại thấy mình chỉ là một đứa...