Cư dân mạng ‘thẳng tay ném đá’ cử nhân ĐH treo biển tìm việc
Chỉ một ngày sau khi báo chí đưa tin về tân cử nhân kinh tế đạp xe treo biển tìm việc, câu chuyện này đã trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn, mạng xã hội…
Trên một mạng xã hội có hơn 200.000 hội viên, có tới 500 người quan tâm tới vấn đề này và gần 300 bình luận nóng hổi sau 24h.
Các bình luận của cư dân mạng có xu hướng khá gay gắt cho dù là phản đối hay ủng hộ. Tuy nhiên, số lượng bình luận mang tính khích lệ tỏ ra “lép vế” hơn rất nhiều so với những ý kiến chê bai, thậm chí là bức xúc.
Bùi Hải An, một cựu sinh viên Học viện Ngân hàng mỉa mai Huỳnh Ngọc Thành – nhân vật chính của câu chuyện: “Mang mác tốt nghiệp đại học nhưng phương pháp tiếp thị bản thân thì của lao động phổ thông. Anh bạn này khó mà kiếm được việc”. Bình luận này của Hải An có tới 62 người đồng quan điểm trên một mạng xã hội.
“Việc không thiếu dù có khó khăn thế nào đi nữa, phải biết liệu cơm gắp mắm mà tùy cơ ứng biến … bỏ công phô trương kiểu này thiệt chả có gì là giỏi, ít ra a ta đã được phỏng vấn nhưng không được gọi, cái chính là anh ta chưa thể hiện được bản thân đủ đáp ứng công việc. Nếu vì hết tiền chi trả thì kiếm công việc gì đó làm tạm mưu sinh.” - Trịnh Hồng, sinh năm 1985 tại Tuy Hoà bình luận.
“Nếu học hành như thế mà không tìm được việc làm thì do anh này thôi. Có lẽ do anh ta muốn công việc thật hoàn hảo với bản thân: lương cao , vị trí tốt…để phù hợp với bằng cấp của anh ta. Đôi lúc bản thân cũng nên biết mình là ai đừng tự tin thái quá.” - nick name Thông Thanh Thản
Rất nhiều ý kiến phản đối cách làm có phần “hủ lậu” của Huỳnh Ngọc Thành trên khắp các diễn đàn. Thế nhung, đối với “David Nguyen” thì cách làm của cậu cử nhân kinh tế này khá hay ho và đáng để bạn trẻ đang tìm kiếm việc làm xem xét: “Phương pháp của cậu này rất hay. Ít ra là cộng đồng đã biết đến cậu ấy là ai! Ở đấy có bao nhiêu người đã biết đến bạn? Phương pháp tiếp thị bằng xe đạp cũng rất ok, vừa đủ để mọi người có thể đọc được thông tin về mình, nhưng quan trọng là cậu ấy có thể đi chậm, quan sát được chuyển động của cuộc sống. Biết đâu trong những ngày đạp xe này, trong đầu cậu ấy lại nảy lên bao ý tưởng kinh doanh mới lạ. Thực tế sẽ mang lại cho chúng ta nhiều bài học hơn là sách vở.”
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn có những bạn trẻ tỏ ra đồng cảm với hoàn cành của chàng tân cử nhân kinh tế: “Đúng là số phận con người. Bây giờ học giỏi mà không quen, không gặp thời thế thì cũng nghỉm cả thôi” – Thành Lượng Giác, sinh viên ĐH Kiến trúc Hà Nội chia sẻ.
Bạn với nick name Cuong Cao, cầu chúc cho chàng trai: “Hi vọng bạn ấy sẽ tìm được công việc thích hợp, ủng hộ mọi cố gắng mang ý nghĩa tích cực!”
Cụ thể hơn, bạn gái với nick name “Tít Mí” (có vẻ như là đồng hương của Huỳnh Ngọc Thành) khích lệ: “Không được. Dân Khánh Hòa, mà dân Cam Ranh thì ko thể như thế này đc. Không kiếm đc việc thì tạm thời đi dạy thêm đi, kiếm đồng ra đồng vào. Sao lại phải vất vả thế này anh ơi? Đâu phải trời tiệt đường sống đâu, cơ bản là ta có thấy đường để sống không.”
Một số bạn lại dùng câu chuyện đặc biệt của Ngọc Thành như một lời cảnh tỉnh bản thân, phải cố gắng hơn nữa không chỉ trong việc học tập mà cả giáo tiếp xã hội. Song, cũng có số ít bạn trẻ chuẩn bị bước tới ngưỡng cửa cuộc đời, cảm thấy bi quan với tình trạng thiếu việc làm tại các thành phố lớn: “Anh này giỏi mà còn vậy, nhìn tương lai thấy đời u ám quá…” – nick name LiLynn Apple than thở.
Câu chuyện của Huỳnh Ngọc Thành nếu dù là xét trên góc độ giáo dục hay là một vấn đề xã hội đều đang khơi mào cho “cuộc chiến” ngôn luận sôi nổi trong cộng đồng mạng. Hiện nay, tại một số diễ đàn lớn trên mạng đã thành lập topic riêng để các bạn trẻ quan tâm tới “tân cử nhân kinh tế đạp xe, treo biển xin việc” dễ dàng đóng góp ý kiến và dự báo con số bình luận vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.
MAI CHÂM
Theo Infonet
SV chạy đua tìm việc thời bão giá
Tất bật tìm việc cả tuần mà Đặng Văn Hưng, SV năm hai khoa Xây dựng, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) vẫn chưa được nơi nào nhận. Gạt giọt mồ hôi lấm lem trên mắt, Hưng nói như đùa: "Xin việc làm thêm bán café đã khó, không biết ra trường xin việc còn khó thế nào?".
Làm thêm là chuyện rất bình thường đối với sinh viên (SV), thế nhưng chưa bao giờ việc làm thêm lại "nóng" như hiện nay. Sau Tết, giá cả leo thang khiến không ít SV phải chạy vạy tìm việc làm thêm để chống chọi với cơn bão giá.
Vừa treo tấm bảng tuyến nhân viên chưa đầy 3 giờ đồng hồ, chủ quán café trên đường Tôn Đức Thắng (gần trường ĐH Sư phạm, TP Đà Nẵng) đã phải cất tấm biển vì đã tuyến đủ nhân viên. Chủ quán café này cho biết: "Vì lượng SV đến xin việc quá đông nên chỉ trong chốc lát chúng tôi đã tuyển đủ, hầu hết là những SV trước đây đã từng làm nhân viên cho quán".
Hoa - sinh viên ĐH Sư phạm (Đà Nẵng) may mắn tìm được việc làm nhân viên phục vụ tại quán cafe đối diện cổng trường.
Tất tả đạp xe từ Trường ĐH Sư phạm xuống quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) xin làm cho một quán bún trên đường Hùng Vương, SV Nguyễn Thị Thanh, khoa Tiểu học mặt nhăn nhó: "Lúc sáng vừa nghe đứa bạn cùng lớp nói quán đang tuyển nhân viên, mình đạp xe chạy một mạch xuống đến nơi chưa kịp chào hỏi thì bà chủ lắc đầu kêu đủ người rồi". Thanh cho biết mình đã chạy tìm việc từ 3 ngày trước đến nay nhưng vẫn không thể tìm được việc làm, ban đầu chỉ tìm những việc gần trường nhưng giờ bất kể chỗ nào cũng vẫn không được.
Hai nữ sinh viên trường CĐ KTKH Đà Nẵng bán dầy dép thuê tại chợ Hòa Khánh (TP Đà Nẵng).
Để tiết kiệm công sức đi tìm việc nhiều SV lân la cả ngày trên mạng vẫn không tìm được việc. Duy Khang, SV khoa Điện tử viễn thông trường ĐHBK (Đà Nẵng) cho biết: "Học về công nghệ thông tin, muốn làm một công việc liên quan đến vi tính nhưng lân la mãi cả tuần trên mạng vẫn không tìm được, khi có gọi điện đến người ta lại bảo đủ rồi, không thì cũng ý này ý kia để từ chối vì không tin năng lực của SV".
Tại TP Đà Nẵng, nhiều trung tâm gia sư dán biển, phát tờ rơi, đăng tin nhan nhản khắp các trường ĐH nhưng khi SV đến tìm việc thì chỉ nhận được những cái lắc đầu. Nguyễn Thanh Nhàn, SV khoa Toán ĐHSP, phàn nàn: "Mình theo tờ rơi quảng cáo phát trước cổng trường của một trung tâm gia sư ở đường Trần Cao Vân, nhưng khi đến thì trung tâm này bảo hiện đã hết suất dạy và bảo chờ đến lúc nào có sẽ gọi".
Thông báo tuyển dụng được dán khắp nơi nhưng sinh viên vẫn khó tìm được việc.
Thu nhập làm thêm ít ỏi nhưng nhiều SV vẫn phải đi làm thêm vì không dám xin thêm bố mẹ. Bạn Trần Thị Hồng, SV Trường CĐ Kinh tế - kế hoạch cho biết: "Làm từ 17 giờ đến 22 giờ cho một quán café trên đường Nguyễn Lương Bằng, mỗi tháng mình nhận được 650.000 đồng. Vậy nhưng ông chủ chỉ trả 80% để giữ lại tháng sau trả vì sợ mình nghỉ việc tuyển nhân viên mới lại mất thời gian đào tạo".
Trong khi đó, với những SV làm gia sư thì đồng lương lại càng ít ỏi hơn, đã thế lại mất 30 đến 40 % lương tháng đầu tiên cho trung tâm gia sự giới thiệu việc làm. Dù rất khó khăn để kiếm được việc làm thêm sau Tết nhưng nhiều SV vẫn chạy đôn chạy đáo cả tuần để mong tìm kiếm với mong muốn có thêm đồng tiền trang trải cho học tập và tiếp tục chống chọi với cơn bão giá.
Đỗ Luyến
Theo dân trí
Chọn ngành cho tương lai Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới? Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng - (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy...