Cư dân mạng ‘hỗn chiến’ vì đề thi ‘thần tượng’
Thời gian gần đây, cộng đồng mạng đang tranh luận sôi nổi, thậm chí có phần gay gắt về “ văn hóa thần tượng”, đặc biệt khi Bộ giáo dục và đào tạo đưa vấn đề này vào đề thi đại học năm 2012.
Sau khi Bộ giáo dục và đào tạo ra đề thi về văn hóa thần tượng “Ngưỡng mộ thần tượng một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” trong đề văn khối D, trên Facebook xuất hiện “Hội những thí sinh phản đối…”.
Thậm chí, có bạn còn cuồng nhiệt: “Nếu được một lần gặp mặt các anh Suju và Beats có chết mình vẫn thấy vui”.Có fan chia sẻ về thần tượng Hàn Quốc, “dù khiêm tốn đến đâu, tôi cũng thấy rằng, Suju chính là ánh dương soi đường chỉ lối cho chúng tôi vững bước. Suju là Đấng toàn năng mang nụ cười hạnh phúc đến với nhân loại”.
Nhóm nhạc Super Junioer (Hàn Quốc) – viết tắt là Suju đang được nhiều bạn trẻ ở Việt Nam hâm mộ cuồng nhiệt
Hay: ” Vào tháng 9 – 2009, tôi bị tai nạn ô tô và lâm vào tình trạng hôn mê sâu hơn sáu tháng. Một ngày khi mọi hi vọng dường như đã bị dập tắt, tôi sẽ phải sống thực vật cả đời thì cô y tá của tôi mở một bài Kpop của tôi trên radio. Và tôi đã tỉnh dậy, với tay tắt radio… Kpop đã cứu rỗi cuộc sống của tôi…”.
Nhiều bạn còn chia sẻ, đã bỏ không làm bài thi để phản đối cách ra đề động chạm đến thần tượng của họ…
Ngay sau đó, trên Facebook cũng xuất hiện nhiều hội phản đối những người cuồng nhạc Hàn quá mức. Một Nickname đưa ra bình luận nghe nhạc là sở thích của mỗi người, nhưng kiểu phát cuồng vì thần tượng thì không thể chấp nhận được.
“Đề thi của Bộ không ám chỉ đến bất cứ một thần tượng cụ thể nào mà chỉ nói chung về hiện tượng fan cuồng thôi. Chưa gì đã nhận vơ rồi lập hội này hội nọ…”.
Cùng quan điểm, nickname Nguyen cho rằng, những fan cuồng thiêu suy nghĩ :”Không lo học hành báo hiêu bô mẹ lại đi bảo vê mây thân tượng Kpop bỏ cả bài thi đại học. Chẳng hiêu các bạn nghĩ gì. Kpop nuôi bạn sống à? Nên xem xét lại bản thân mình đi”.
Video đang HOT
Bài văn cảm động về “thần tượng” Trên Facebook xuất hiện một bài văn được cho là bài thi về vấn đề “thần tượng” trong đợt thi Đại học 2012: Tôi cũng không hề biết rằng ban ngày bố tôi lam lũ ngoài đồng, đêm đi đóng gạch thuê để có tiền nuôi chị em tôi ăn học… Bố tôi quanh năm chân lấm tay bùn, gót chân nhuốm phèn vàng cạch và có thói quen dậy từ lúc tinh mơ gà gáy, chưa bao giờ nghe nhạc Hàn Quốc nhưng yêu thương tôi bằng tất cả trái tim mình. Khi tôi mười lăm tuổi, trong mắt tôi chỉ tồn tại tất cả những gì liên quan đến nam ca sỹ, diễn viên Bi Rain. Lớp tôi có đến một nửa số đứa con gái thần tượng anh. Tôi dành dụm tất cả số tiền mình có, từ tiền mừng tuổi đến tiền thưởng, tiền ăn sáng để mua ảnh của anh về treo khắp nhà. Từ đó, hầu như cuộc sống chỉ có tôi và Bi Rain. Tôi không quan tâm nhiều đến những chuyện khác, chỉ biết khóc lóc khi nghe tin anh bị chấn thương khi đang nhảy trên sân khấu, thấy hạnh phúc khi anh cười và nghe mãi những bài hát của anh mà không biết chán. Tôi tìm mọi cách để có thông tin từ Bi Rain. Thường thì tôi và lũ bạn sẽ đi thuê Báo Hoa học trò về đọc, sau đó lén cắt đi trang báo nào có ảnh Bi Rain. Nhờ thế, chả mấy chốc tôi sở hữu cả bộ sưu tập dày dặn ảnh của anh khiến nhiều đứa con gái khác thèm thuồng. Đối với tôi không niềm hạnh phúc nào hơn thế. Đối với tôi, Bi Rain đã trở thành một ngôi sao thần tượng nổi tiếng khắp thế giới, vượt qua mọi bất hạnh tuổi thơ để chứng tỏ khả năng của mình. Tôi còn nhớ, mình đã khóc cả đêm khi đọc được lời anh tâm sự trên báo. Hồi nhỏ, gia đình Rain rất nghèo khó, đến nỗi có lần anh bị đói một tuần mà không có gì ăn: “Tôi không có nước sạch để uống. Một ngày, tôi uống nước đã đun từ vài ngày trước và có cảm giác như có cát ở trong cổ. Sau đó, tôi nhận ra rằng đó là trứng của con gián đã nở”. Trước những biến cố không hay xảy ra trong cuộc sống của anh, tôi đâm ra chán ăn, trầm cảm, dần cũng suy sụp và ốm những ngày sau đó. Tôi ước mình có thể đứng ở xa, ngắm nhìn và cầu nguyện anh hạnh phúc. Nhiều đêm, trong những giấc mơ của mình, tôi mơ được cùng Bi Rain biểu diễn trên sân khấu. Những giấc mơ đẹp vẫn còn khiến tôi lâng lâng suốt cả ngày hôm sau. Dần dần, tôi từ học sinh giỏi đâm ra học kém, nhiều khi lú lẫn còn chép cả bài hát của Bi Rain trong tiết kiểm tra văn, bị thầy cô nêu tên trước toàn trường, bị mời bố mẹ tới họp riêng cùng giáo viên chủ nhiệm. Bố mẹ biết tất cả những gì đã xảy ra đối với tôi. Ban đầu, mẹ nhắc nhở, phân tích nặng nhẹ đủ kiểu nhưng không hiệu quả. Làm sao tôi có thể bớt yêu thần tượng của mình được chứ? Trong khi anh ngày một phong độ và trưởng thành trong khó khăn. Bố tôi thì không nói gì cả, ông chỉ ngồi lặng lẽ, buồn rười rượi khi đối diện với tôi, trút những tiếng thở dài nặng nhọc. Chỉ đến khi bố tôi xé tất cả những ảnh Bi Rain tôi treo trong phòng thì mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm. Tôi chỉ nhớ, mình đã quát lớn: “Bố thật quá đáng, bố không có quyền làm như thế” rồi chạy ra khỏi nhà khóc nức nở. Cứ thế, trong gia đình tôi, chiến tranh lạnh kéo dài. Mẹ tôi đứng ở giữa, bà luôn bối rối trước cách hành xử của hai bố con. Còn tôi, cảm thấy bị tổn thương ghê gớm. Tại sao bố tôi lại làm như thế, trong khi ông là người lớn, phải có cách hành xử như một người lớn thực sự. Tôi không bao giờ cho rằng mình sai và càng cảm thấy yêu Bi Rain nhiều hơn mà quên mất rằng, mỗi ngày tháng qua đi bố mẹ tôi lại thêm lam lũ, thêm tuổi già. Cho đến một ngày bố tôi bị lao lực, suy nghĩ quá sức, phải nhập viện tôi mới hối hận và nhận ra tất cả. Tôi không hề biết rằng, từ khi tôi sinh ra, bố tôi mắc bệnh mất ngủ, bởi đêm nào cũng thức dậy chục lần vì tôi quấy. Lớn lên, sau mỗi đêm bật nhạc nghe, tôi ngủ gục ngay tại bàn học, bố lại là người bế tôi vào giường, đắp chăn, kéo màn cho tôi. Tôi cũng không hề biết rằng ban ngày bố tôi lam lũ ngoài đồng, đêm đi đóng gạch thuê để có tiền nuôi chị em tôi ăn học… Bố tôi quanh năm chân lấm tay bùn, gót chân nhuốm phèn vàng cạch và có thói quen dậy từ lúc tinh mơ gà gáy, chưa bao giờ nghe nhạc Hàn Quốc, nhưng yêu thương tôi bằng tất cả trái tim mình. Tôi ngày càng xa dần Bi Rain hơn, cảm xúc thần tượng dần cũng hết, đôi khi nghĩ về thời say mê cuồng nhiệt của mình chỉ mỉm cười về một thời thơ dại, đã bỏ lỡ việc học hành, tổn thương bố mẹ vì những thứ phù du. Tôi vẫn tôn trọng anh, nhưng anh không còn quá nhiều ý nghĩa với tôi nữa. Tôi thanh thản khi nghĩ rằng đó là quy luật tự nhiên mà thôi. Năm nay, tôi lên Hà Nội thi Đại học. Mẹ chuẩn bị cơm nắm muối vừng từ sớm, khăn gói đưa tôi lên thành phố đi thi. Bố tôi đã quá nửa đời mới được đặt chân lên thành phố, choáng ngợp trước những tòa cao ốc, nghẹt thở mỗi khi tắc đường, những khó chịu trong người cứ thế bộc phát thành bệnh. Dù ốm, nhưng bố vẫn đưa tôi đi thi, chờ tôi làm bài và đón tôi trong sự quan tâm tận tụy. Đọc đề thi, tôi không khỏi bất ngờ trước đề bài: “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng lại là một thảm họa”. Đề thi đã thật đúng với những cảm xúc tôi đã trải qua. Tôi nghĩ đến buổi thi sáng nay, những học sinh thành phố may mắn hơn thì được cha mẹ đưa đi thi bằng phương tiện xe máy, ô tô, trong lúc con thi thì tranh thủ tới cơ quan ngồi điều hòa. Còn lại, bố tôi quanh năm “đầu trần chân đất” giờ lại đợi con giữa cái mưa nắng thất thường, vẫn từng giờ phút… thi gan với ông trời chỉ để mong sao khi bước ra khỏi cổng, tôi nhìn thấy bố đầu tiên. Trong lúc làm bài thi môn văn, tôi chỉ nghĩ đến hình ảnh bố, nghĩ về những vùng quê nghèo, mỗi bát gạo bố mẹ phải một nắng hai sương đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt mà nghẹn ngào. Những câu văn đầu tiên tôi đã viết: “Thần tượng của tôi chính là bố mẹ, nếu không có họ chẳng thể nào tôi có mặt trên đời để mà mê muội hay tôn sùng một người khác”. Chưa bao giờ tôi nói yêu bố mẹ cả, thế nhưng họ là tất cả những gì đối với tôi
Theo tiền phong
Đề Toán dễ, thí sinh phấn khởi
Chiều nay, các thí sinh thi Cao đẳng hoàn thành môn thi thứ hai. Nhiều thí sinh thi khối A, A1, B, D cho biết đề Toán không khó, bám sát chương trình. Sáng mai, các thí sinh thi môn cuối của đợt thi Cao đẳng.
Tại Hội đồng thi trường ĐH Khoa học tự nhiên TPHCM, các thí sinh có vẻ khả quan với bài thi môn Toán khối A chiều nay.
"Trong 3 môn của khối A em học tốt nhất môn Toán, hơn nữa đề thi năm nay nội dung chỉ nằm trong chương trình lớp 12 nên em làm bài tạm ổn. Em sợ nhất môn Hóa, nên em hy vọng là ngày mai đề môn Hóa sẽ ra dễ như môn Toán chiều nay và nếu em thi đạt được kết quả tốt như hai môn thi ngày hôm nay, có thể sắp tới em sẽ là tân sinh viên trong ngôi trường mình mơ ước" - bạn Phạm Thị Mỹ Hạnh quê ở Long An, thi vào ngành Quản trị kinh doanh, trường CĐ Xây dựng hớn hở.
Bạn Mỹ Hạnh vừa hoàn thành xong môn Toán chiều nay với kết quả tương đối tốt. (Ảnh: Khuất Hậu)
Kết thúc buổi thi môn Toán chiều nay tại Thái Nguyên, khi chưa hết 2/3 giờ thi đã có nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi. Đa số các thí sinh đều cho biết đề thi Toán không khó.
Thí sinh Nguyễn Văn Đạt, quê Thái Nguyên thi vào trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên chia sẻ: "Đề thi môn Toán của Cao đẳng dễ hơn, em làm được 60% số câu đúng. So với đề thi Đại học môn Toán đợt 1, đợt 2 thì em không làm tốt bằng đợt thi Cao đẳng".
Thí sinh trao đổi bài thi môn Toán sau khi ra khỏi phòng thi. (Ảnh: Thanh Luân)
Em Ngô Thị Lương, quê ở Bắc Giang, thi cả 3 đợt tại Thái Nguyên tâm sự: "Gần nửa tháng ở trên đây em rất mệt mỏi, đợt thi Cao đẳng em thi vào Trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên. Môn Toán chiều nay em làm hết nhưng sai câu tính số phức. Sáng thi môn Vật Lý em cũng làm được 70% số câu đúng. Em tự tin mình đã đủ điểm đỗ vào Cao đẳng, nhưng em vẫn phải hoàn thành môn thi cuối cùng vào ngày mai".
Còn em Nguyễn Thị Hà, quê Thái Nguyên thi khối B vào CĐ Y tế Thái Nguyên chia sẻ: "Em làm được khoảng 60% số câu hỏi môn Toán, em cố gắng thi đỗ vào CĐ Y. Vì đợt 2 thi đại học vào ngành Sư phạm giáo dục mầm non của ĐH Sư phạm Thái Nguyên em làm không tốt".
Kết thúc buổi thi môn Toán chiều nay 15/7, các thí sinh thi CĐ các khối B, D, A tại Đà Nẵng được hỏi đều nhận định đề thi không khó.
Trao đổi với PV Dân trí tại điểm trường THCS Kim Đồng, thí sinh Trần Thị Thảo Nguyên, từ Đắk Lắk ra Đà Nẵng dự chi vào ngành Xét nghiệm, CĐ Kỹ thuật Y tế TW II cho biết: "Đề Toán có 7 câu. Em có đủ thời gian để hoàn tất bài thi. Theo em thấy đề thi dễ, chỉ khó hơn đề thi tốt nghiệp thôi". Thí sinh này cho biết điểm trung bình môn Toán năm lớp 12 đạt trên 7,0 và làm tốt được khoảng 90% đề thi.
Nhiều thí sinh phấn khởi vì làm bài được sau buổi thi môn Toán. (Ảnh: Khánh Hiền)
Tại điểm trường THPT Trần Phú, các thí sinh dự thi khối D vào CĐ Thương mại Đà Nẵng cũng đánh giá đề thi cao đẳng môn Toán không quá khó. Theo thí sinh Phạm Ngọc Hằng, dự thi vào ngành Kế toán, CĐ Thương mại thì so với đề thi đại học, đề thi cao đẳng dễ hơn nhiều.
Thí sinh xem lại đề và trao đổi về bài thi môn Toán. (Ảnh: Khánh Hiền)
Theo Hằng, với đề thi năm nay, những bạn học ở mức trung bình, nếu năng luyện các bài tập dạng đề cơ bản đã có thể làm tốt được 4 câu, hơn 50% số câu hỏi trong đề thi. Tuy nhiên, đề thi cũng có câu hỏi khó, phải những bạn học khá giỏi mới làm được, chiếm khoảng gần 2/10 điểm của đề Toán.
Sau khi tiếng trống báo hết 2/3 thời gian làm bài, tại điểm thi trường CĐ Sư phạm Nghệ An (cơ sở 1) theo ghi nhận của PV Dân trí khá nhiều thí sinh ra sớm. Nhiều thí sinh dự thi ở các khối A, B, D, M tại điểm thi này khi được hỏi đều cho biết, đề thi sát với chương trình học và dễ hơn đề thi ĐH nên thí sinh dễ dàng kiếm được điểm ở môn Toán. Thí sinh Trần Văn Toàn dự thi khối A khoa Sư phạm Toán học nói: "Đề Toán năm nay có 7 câu và rải điểm đều ở các câu. Nếu ai thi Đại học rồi thì có thể kiếm điểm 7-8 ở đề thi cao đẳng. Em làm được hết bài, cả hai môn thi ngày hôm nay em tự chấm cũng được tầm 14 điểm rồi. Nhiều bạn trong phòng em làm bài xong sớm chỉ đợi trống hết 2/3 thời gian là ra thôi." Thí sinh này cho biết thêm, mặc dù đã thi khối A kỳ thi Đại học vừa qua nhưng vẫn đăng ký thi thêm ngành CĐ Sư phạm Toán để cho "chắc ăn".
Thí sinh dự thi CĐ tại Nghệ An vừa hoàn thành môn thi thứ hai. (Ảnh: Nguyễn Duy - Doãn Hòa)
Còn thí sinh Nguyễn Thị Minh dự thi khối M-khoa mầm non trường CĐ Sư phạm Nghệ An cho biết: "Hai môn thi ngày hôm nay em đều làm được bài, đề Toán em làm được khoảng 7 điểm. Chỉ có một vài ý nhỏ khó em không làm bài được. Năm ngoái, ngành mầm non của em dự thi lấy điểm chuẩn là 15 điểm. Ngày mai em thi môn năng khiếu nữa nên chắc cũng đủ điểm đỗ."
Niềm vui vì làm được bài thi chiều nay. (Ảnh: Nguyễn Duy - Doãn Hòa)
Còn tại điểm thi trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật Nghệ An, các thí sinh dự thi khối C - môn Lịch Sử cũng hoàn thành bài thi khá sớm. Mặc dù thời gian làm bài buổi chiều dài cộng thêm nắng nóng nhưng tâm trạng của thí sinh khi hoàn thành môn thứ hai khá thoải mái. Thí sinh Phan Thị Hậu hồ hởi: "Các câu hỏi lịch sử đều nằm trong chương trình em ôn tập kỹ kỳ thi ĐH vừa qua nên em thấy đề Lịch Sử cũng khá dễ như đề Văn sáng nay. Hôm qua em chỉ đọc lại một số bài đã ôn thì hôm nay đều trúng tủ hết."
Thí sinh tại điểm thi trường CĐ Sư phạm xem lại đề thi môn Toán chiều nay. (Ảnh: Nguyễn Duy - Doãn Hòa)
Nhóm PV
Theo dân trí
Tại sao kẻ cơ hội luôn nôn nóng? So với đề thi văn tốt nghiệp THPT 2012 về "thói dối trá", đề thi đại học văn khối C tỏ ra hóc búa và đánh đố thí sinh hơn rất nhiều bởi việc xác định ai là kẻ cơ hội, ai là người chân chính không phải dễ dàng. Cha ông ta có câu: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau"....