Cú đâm của “con tàu Trung Quốc” sẽ ra sao
Nhà kinh tế Paul Krugman, đạt giải Nobel kinh tế năm 2008, trong bài viết đăng trên tờ “ New York Times” ngày 19/7, cho rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn và mang tính căn bản.
Theo Krugman, lực lượng lao động dư thừa của Trung Quốc đang đến lúc cạn kiệt. Ảnh: Internet
Theo Krugman, hệ thống kinh tế nước này đã đạt đến giới hạn của mình, hay nói cách khác con tàu Trung Quốc sắp đâm vào Vạn lý Trường thành và câu hỏi đặt ra hiện nay là hậu quả của cú đâm này sẽ tồi tệ đến mức nào.
Điều rõ nhất khi so sánh Trung Quốc với các nền kinh tế khác, bên cạnh tăng trưởng nhanh, là sự không cân xứng giữa tiêu dùng và đầu tư. Hầu hết các nền kinh tế thành công đều dành một phần thu nhập hiện tại của mình cho đầu tư thay vì tiêu dùng nhằm mở rộng khả năng tiêu dùng trong tương lai. Trung Quốc thì lại khác, họ dành một phần đầu tư chỉ để nhằm mở rộng khả năng đầu tư nhiều hơn nữa cho tương lai. Phải thừa nhận rằng, tỷ lệ tiêu dùng nội địa của Mỹ lại hơi cao đạt tới 70% GDP, trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ đạt một nửa và một nửa còn lại của GDP là nhờ vào đầu tư.
Điều gì giữ mức tiêu dùng thấp như vậy và làm cách nào mà người Trung Quốc có thể đầu tư nhiều đến thế mà vẫn không bị giảm mạnh về lợi nhuận đầu tư? Câu trả lời hiện là chủ đề gây tranh cãi gay gắt. Theo nhà kinh tế Arthur Lewis, các quốc gia ở giai đoạn phát triển kinh tế đầu tiên thường có một khu vực nhỏ hiện đại đi kèm với khu vực kinh tế truyền thống lớn hơn, trong đó có số lượng lớn “lao động dư thừa”, chủ yếu là nông dân chưa có việc làm, đóng góp vào sản lượng kinh tế tổng thể.
Sự tồn tại lực lượng lao động dư thừa này sẽ đem lại 2 tác động. Thứ nhất, trong thời gian nhất định, các quốc gia này có thể đầu tư mạnh mẽ xây dựng các nhà máy, công trình xây dựng mới mà không vấp phải quy luật lợi nhuận giảm dần vì việc đầu tư này liên tục lôi kéo lực lượng lao động mới từ vùng nông thôn. Thứ hai, cạnh tranh từ đội quân lao động dư thừa này giúp giữ chi phí lao động luôn ở mức thấp ngay cả khi nền kinh tế đã trở lên giàu có hơn.
Thực tế, vấn đề chính kéo lùi khu vực tiêu dùng Trung Quốc có thể là do các hộ gia đình nước này không bao giờ thấy được phần lớn thu nhập được tạo ra nhờ tăng trưởng kinh tế đất nước. Một phần của nguồn thu nhập này đã rơi vào túi nhóm người có quan hệ với chính quyền, phần lớn còn lại đang nằm trong các doanh nghiệp quốc doanh.
Mô hình này đã vận hành tốt qua vài thập kỷ nhưng nay đã tới lúc, theo Krugman, Trung Quốc cạn kiệt nguồn lao động dư thừa. Lương đang tăng lên và cuối cùng người dân bình thường bắt đầu chia sẻ “miếng bánh tăng trưởng”. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa rằng nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên đối mặt với nhu cầu phải tái cân bằng mạnh mẽ. Đầu tư hiện nay đang đối mặt với thực trạng lợi nhuận đột ngột giảm dù chính phủ cố làm tất cả những gì có thể; chi tiêu tiêu dùng đáng lẽ phải tăng mạnh mẽ để bù đắp cho lợi nhuận giảm đột ngột do đầu tư này.
Thế nhưng xu hướng tăng tiêu dùng mạnh mẽ là điều không thể. Yêu cầu phải tái cân bằng kinh tế đã rõ ràng cách đây nhiều năm nhưng Trung Quốc cố tìm cách trì hoãn những thay đổi cần thiết, thay vào đó, lại tiếp tục đẩy thúc đẩy kinh tế bằng việc giữ giá đồng NDT dưới giá trị và đẩy mạnh tín dụng giá rẻ ra thị trường. Các biện pháp này chỉ có thể trì hoãn “ngày định mệnh” chứ không thể bảo đảm được rằng ngày này khi đến sẽ khó khăn hơn nhiều.
Câu hỏi đặt ra là tác động của khó khăn mà Trung Quốc đang gặp phải với kinh tế toàn cầu như thế nào? Xét giá trị thị trường, kinh tế Trung Quốc chỉ lớn hơn chút ít so với Nhật Bản và bằng khoảng một nửa kinh tế Mỹ hoặc châu Âu. Như vậy, quy mô là lớn chứ không phải cực lớn và nếu trong bối cảnh bình thường, thế giới có thể vượt qua được những tác động mà khó khăn kinh tế Trung Quốc mang lại.
Video đang HOT
Nhưng thật không may là vào thời điểm này, châu Âu vẫn đang chìm trong suy thoái, thất nghiệp cao, hệ thống tài chính chưa ổn định; kinh tế Mỹ đã sáng sủa hơn nhưng tốc độ phục hồi tăng trưởng còn khiêm tốn. Những khó khăn Trung Quốc gặp phải có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào bầu không khí u ám hơn.
Theo Dantri
Các chủ nhân giải Nobel 2012 chính thức nhận giải
Rạng sáng 11/12, trong một buổi gala long trọng tại Stockholm với sự hiện diện của Nhà vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf, các giải Nobel y học, văn học, kinh tế học, vật lý và hóa học năm nay đã chính thức được trao.
Mặc dù kết quả các giải Nobel đã được công bố cách đây hơn 1 tháng nhưng đến hôm qua, lễ trao giải mới chính thức diễn ra theo đúng nghi thức truyền thống. Chủ nhân các giải Nobel và khách mời đều thắt cà-vạt trắng và mặc áo đuôi tôm trong khi các khách mời nữ mặc váy dạ hội.
Lễ trao giải Nobel diễn ra trang trọng
Sau màn khai mạc, các giải thường lần lượt được đích thân Nhà vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf trao cho chủ nhân. Nhà văn Mạc Ngôn của Trung Quốc nhận giải Nobel văn học. Giải Nobel y học được trao cho các nhà khoa học Shinya Yamanaka (người Nhật) và John Gurdon (người Anh).
Serge Haroche (người Pháp) và David Wineland (người Mỹ) được nhận giải Nobel vật lý vì đã tìm ra cách định lượng phân tử nhỏ nhất của vật chất và ánh sáng để quan sát hoạt động khác thường của nó.
Hai người Mỹ Robert Lefkowitz và Brian Kobilka đã giành giải Nobel hóa học vì đã cho thấy những cái nhìn sâu nhất về hoạt động bên trong cơ thể ở cấp độ tế bào. Và cuối cùng, các học giả người Mỹ Alvin Roth và Lloyd Shapley được trao giải Nobel kinh tế.
Giải Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận, 8 triệu kronor (tương đương 1,2 triệu USD) tiền thưởng. Số tiền này sẽ được chia đều nếu có nhiều người cùng đoạt giải.
Sau lễ trao giải, các nhà khoa học còn được tôn vinh tại một buổi tiệc tối trang trọng với sự hiện diện của gia đình hoàng gia Thụy Điển và khoảng 1300 khách mời danh dự.
Trước đó tại Oslo, Na-uy, giải Nobel hòa bình đã được trao cho Liên minh châu Âu trong một buổi lễ trang trọng không kém với sự hiện diện của hoàng gia Na-uy, chủ tịch Ủy ban giải thưởng Nobel cùng nguyên thủ các nước trong liên minh châu Âu. Trong buổi lễ hai nước Pháp và Đức đã được chủ tịch Ủy ban giải thưởng Nobel tôn vinh như là những người đặt nền móng cho một châu Âu thống nhất và hòa bình.
Chùm ảnh lễ trao giải Nobel 2012
Buổi lễ được tổ chức tại nhà hát lớn thành phố Stockholm
Đội kèn danh dự của Thụy Điển chào đón khách mời
Gia đình hoàng gia Thụy Điển
Hoàng tử Daniel và phu nhân
Nhà vua Thụy Điển trao giải cho các chủ nhân
Sau phần nghi lễ là buổi tiệc tối tôn vinh các chủ nhân giải Nobel
Tại Oslo, giải Nobel hòa bình cũng được trao với sự hiện diện của hoàng gia Nauy
Chủ tịch EC Baroso trong diễn văn nhận giải
Theo Dantri
Thấu hiểu hơn để cùng thịnh vượng Giáo sư Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel Kinh tế 2007, có cuộc trao đổi với Thanh Niênvới tư cách diễn giả đầu tiên của chương trình "Cầu nối" tại Việt Nam. Đang giảng dạy và nghiên cứu tại ĐH Chicago, Giáo sư Myerson là một trong những tên tuổi uy tín nhất thế giới trong lĩnh vực kinh tế và khoa học chính...