Cứ chủ quan với tình trạng mất ngủ kéo dài coi chừng gặp phải hàng loạt tác hại sau
Mất ngủ trong thời gian dài không chỉ gây hại não bộ mà còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Do công việc bận rộn, căng thẳng hay một số thói quen xấu khiến bạn gặp phải tình trạng mất ngủ. Nếu vấn đề trên diễn ra thường xuyên, chúng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Mất ngủ sẽ khiến cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ và dễ phát sinh những vấn đề sức khỏe sau.
Suy giảm hệ thống miễn dịch
Trong khi ngủ, hệ thống miễn dịch sản sinh ra các hợp chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như cytokine. Thiếu ngủ thường xuyên khiến quá trình trên bị cản trở. Những hợp chất kháng viêm, chống lại các loại vi khuẩn cũng vì thế mà được sản sinh ít hơn. Lâu dài, thói quen này khiến hệ thống miễn dịch suy giảm và làm tăng nguy cơ mắc bệnh của cơ thể.
Gây hại hệ thần kinh
Ngủ là thời gian não bộ được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày làm việc. Thường xuyên mất ngủ khiến não bộ bị ảnh hưởng, gây hại trực tiếp đến hệ thần kinh. Tình trạng này có thể kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu. Lâu dài, đây cũng là nguyên nhân gây cản trở chức năng của não bộ và lảm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mất ngủ khiến bạn thường xuyên phải thức khuya, điều này cũng gây ra những tác hại nhất định cho hệ tiêu hóa. Do thiếu ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến hai loại hormone là leptin và ghrelin làm cản trở đến việc kiểm soát cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, thức khuya do mất ngủ cũng làm tăng dịch vị dạ dày và dễ gây đau bụng. Vấn đề trên cũng làm thay đổi nhịp sinh học và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng.
Hay quên và mất tập trung
Video đang HOT
Tình trạng nhớ trước quên sau sẽ thường gặp phải ở những người thiếu ngủ. Thường xuyên bị mất ngủ khiến não bộ phải hoạt động quá sức và không được nghỉ ngơi đầy đủ. Lúc này, hoạt động ghi nhớ cũng bị cản trở và gây ra chứng hay quên. Mất tập trung khi làm việc vào hôm sau cũng là tình trạng dễ thấy nếu bạn bị mất ngủ.
Dù thức khuya do thói quen xấu hay mất ngủ thì đây đều là nguyên nhân khiến hormone bị thay đổi. Quá trình sản sinh các loại hormone tăng trưởng, đặc biệt là ở người trẻ cũng có thể bị gián đoạn. Thêm vào đó, một số loại hormone như cortisol có thể bị tăng tiết khi tình trạng mất ngủ kéo dài và gây mất cân bằng.
Những điều nên làm để cải thiện tình trạng mất ngủ:
- Sử dụng một số loại hạt hay trà thảo mộc để cải thiện giấc ngủ.
- Hạn chế căng thẳng, làm việc quá sức bởi đây đều là những nguyên nhân làm cản trở giấc ngủ.
- Không chủ quan để tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Thực hiện một số bài tập yoga trước khi ngủ.
- Massage nhẹ nhàng vùng đầu trước khi ngủ để cải thiện tình trạng trên.
Theo Helino
Mắc chứng bệnh này, bạn có nguy cơ ung thư dạ dày sau 40 năm nữa
Tiền ung thư dạ dày được xem là một trong những yếu tố giúp người bệnh có thể sàng lọc và phát hiện sớm ung thư dạ dày. Với những dấu hiệu tiền ung thư dạ dày người bệnh không nên quá hoang mang.
Hoang mang vì án tử treo
Chị Nguyễn Thị Ngọc (Bình Giang, Hải Dương) vẫn đang đứng ngồi không yên. Chị lo lắng khi đi khám bệnh, bác sĩ nội soi chẩn đoán chị có nguy cơ bị ung thư dạ dày hay còn gọi tiền ung thư.
Chị Ngọc cho biết, từ khi nghe bác sĩ nói, đêm nào chị cũng mất ngủ sợ mình bị bệnh ung thư con cái không ai chăm sóc. Hai bé nhà chị còn quá nhỏ.
Hơn 1 tháng mang lo lắng, chị Ngọc lên mạng tìm kiếm thông tin. Càng tìm kiếm, chị càng hoang mang hơn. Chị mệt mỏi và rơi vào trạng thái stress. Chồng chị đưa vợ đi tư vấn bác sĩ kỹ hơn. Sau khi được bác sĩ giải thích, chị mới đỡ lo lắng hơn.
Không riêng gì chị Ngọc, rất nhiều người đi khám và được bác sĩ cảnh báo bệnh có nguy cơ ung thư hóa họ đều rơi vào trạng thái lo lắng.
Ảnh minh họa: Internet
Theo PGS Quách Trọng Đức, Tổng thư ký Liên chi hội Nội soi tiêu hóa Việt Nam, nguyên nhân thường nhất gây ung thư dạ dày là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (thường được gọi tắt là Hp).
Tuy nhiên, tiến trình từ khi bị nhiễm Hp đến ung thư dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp niêm mạc (lớp cấu trúc trong cùng của thành dạ dày) trước khi hình thành ung thư thực sự.
Các giai đoạn trung gian này (còn được gọi là giai đoạn tiền ung thư) bao gồm teo niêm mạc dạ dày (lớp niêm mạc bị mỏng đi), chuyển sản ruột (tế bào ở niêm mạc dạ dày thay đổi hình thái giống như tế bào ở ruột non và đại tràng), nghịch sản (tế bào ở niêm mạc dạ dày đã có những biến đổi cấu trúc quan trọng hơn theo hướng thoát khỏi cơ chế kiểm soát của cơ thể).
Mỗi giai đoạn nói trên lại có những mức độ thay đổi cấu trúc khác nhau và có các mức độ nguy cơ hình thành ung thư dạ dày khác nhau.
Khi được chẩn đoán tiền ung thư dạ dày, người bệnh thường bị ám ảnh bởi cảm giác như mình đang bị một cái án tử treo lơ lửng, chỉ chờ ngày đại họa giáng xuống.
Những tư vấn chưa thích hợp dựa trên chứng cứ y học và thông tin tìm kiếm không chính thống trên mạng xã hội thực sự đã gây hoang mang cho không ít người bệnh và thân nhân.
Tiền ung thư là gì?
Theo PGS Đức, tình trạng tiền ung thư dạ dày khá phổ biến, đặc biệt ở các nước Đông Á, nhưng chỉ có một tỉ lệ nhỏ nhất định diễn tiến thành ung thư dạ dày.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu trên người bệnh viêm dạ dày mạn tính cho thấy tỉ lệ teo niêm mạc dạ dày chiếm đến 68 - 88%, chuyển sản ruột khoảng 12 - 29% và nghịch sản khoảng 3 - 11%.
Tỉ lệ hình thành ung thư dạ dày hàng năm ở người teo niêm mạc dạ dày chỉ khoảng 0,1%, chuyển sản ruột 0,25%, nghịch sản nhẹ 0,6% và nghịch sản nặng 6%.
Tình trạng tiền ung thư dạ dày khá phổ biến - Ảnh minh họa: Internet
Theo thống kê này, có thể ước đoán cứ 100 người bệnh bị chuyển sản ruột sau 40 năm chỉ có 10 người biến chuyển thành ung thư dạ dày, 90 người còn lại vẫn chỉ cần theo dõi thêm.
Tuy nhiên, với 10 trường hợp ung thư dạ dày này nếu được theo dõi định kỳ và phát hiện ở giai đoạn sớm thì có thể chữa lành hoàn toàn, thậm chí không cần dùng đến phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Các tính toán cũng có thể áp dụng tương tự cho các trường hợp có teo niêm mạc và nghịch sản ở dạ dày.
Tỉ lệ tiến triển thành ung thư dạ dày cũng tùy thuộc rất nhiều vào mức độ nặng và lan rộng của giai đoạn tiền ung thư. Các trường hợp nghịch sản cần được theo dõi chặt chẽ hơn do có nguy cơ ung thư cao hơn so với teo niêm mạc và chuyển sản ruột.
Ngoài ra, y học hiện tại đã có những bước tiến quan trọng giúp nhận diện các tổn thương tiền ung thư có nguy cơ tiến triển cao hơn, nhận diện ung thư dạ dày ở giai đoạn trứng nước - khi tế bào ung thư mới chỉ nằm ở trên lớp tế bào bề mặt của niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, người bệnh có thể được chữa lành hoàn toàn bằng những kỹ thuật nội soi ít xâm lấn.
TS Đức khuyến cáo người bệnh có tổn thương tiền ung thư không nên quá bi quan và lo lắng về tình trạng bệnh. Tuy nhiên cũng cần có thái độ nghiêm túc hơn trong việc hợp tác với thầy thuốc để theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Theo phunusuckhoe
Tại sao có người lại ham 'chuyện ấy' hơn khi bị bệnh? Gia tăng ham muốn quan hệ tình dục khi cơ thể mệt mỏi lúc ốm không phải điều dị biệt. Ảnh minh họa Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến biểu hiện bất thường khi bị bệnh được đặt ra trên các diễn đàn. Một trong số đó là tại sao khi ốm, cơ thể mệt mỏi mà người ta lại muốn...