“Cứ bước đi, ta sẽ tới”
Hơn 1.800 đại biểu về tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, mỗi người một hoàn cảnh, song đều có điểm chung là khát khao vươn lên trong cuộc sống, vượt qua chính mình. Hai đại biểu chia sẻ về lòng đam mê, tinh thần dấn thân.
TS Nguyễn Bá Hải. Ảnh: TN.
Làm việc chăm chỉ, thành công sẽ tới
TS Nguyễn Bá Hải, giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM – người từng thuyết phục Thủ tướng trong 10 phút để được thực hiện dự án Mắt thần giúp người khiếm thị, đến Đại hội Thi đua yêu nước với tinh thần “Đam mê sáng tạo để phụng sự cộng đồng”. Bí quyết để tạo nên sự thành công của TS Hải là bớt than thở và quy kết do hoàn cảnh khách quan, hay do sự bất công nào đó. “Chúng ta và chính chúng ta hãy nỗ lực không ngừng mỗi ngày, bồi đắp giá trị tâm hồn của bản thân mình bằng những suy nghĩ và việc làm cụ thể tác động tích cực đối với chính bản thân, gia đình và cộng đồng. Phụng sự và cống hiến cho xã hội chính là phục vụ cho chính bản thân mình”, TS Hải nhắn nhủ.
Người giảng viên trẻ này quan niệm rằng, dù mỗi người trong chúng ta là ai thì cũng cần một tấm lòng và tập trung toàn tâm lực, trí tuệ cho công việc mình được phân công, hay lựa chọn gắn bó. Tấm lòng ấy được xem như kim chỉ nam cho chúng ta trong mọi hành động. Dù ở góc độ thực tế, tâm linh hay niềm khao khát, chúng ta đều phải đặt tấm lòng lên cao nhất… “Chúng ta có thể chưa mạnh về khoa học, về kinh tế, về quân sự, nhưng thiếu tấm lòng, mọi vun vén sẽ đều bị lệch”, TS Hải nói.
TS Hải không ngần ngại chia sẻ những thất bại trong cuộc sống, trong công việc. Anh đã tám lần đối mặt những thất bại trong tám phiên bản nghiên cứu Mắt thần cho người khiếm thị. Và bản thân anh đã phải đối mặt phản hồi tiêu cực từ chính những người khiếm thị. Anh từng ngã từ độ cao ba mét vì bị điện giật khi đi hàn điện thuê để có tiền đi học. Anh cũng rưng rưng khi nhớ lại sự cô đơn vật vã nơi đất khách quê người, bởi nhiều dịp Tết Nguyên đán không thể về thăm quê. Để có tiền đi học, anh đã đi bán sách báo, đồng hồ, mắt kính dạo khi còn là sinh viên, thậm chí còn bị “xã hội đen” đe dọa đâm kim tiêm dính máu, trấn lột.
Theo TS Hải, những thất bại trong cuộc sống luôn rình rập, sẵn sàng ập đến với những người trẻ tuổi thừa năng lượng, thiếu kinh nghiệm. Nhưng thành công sẽ đến với những ai sẵn sàng đón nhận thất bại và xem đó là “mẹ thành công”. Thành công sẽ chào đón những ai có niềm đam mê và khát vọng cháy bỏng. Có đam mê, con người ta có thể biến những hành động đơn giản thành kết quả lớn, đam mê có thể dẫn chúng ta chạm vào những giây phút thăng hoa trong cuộc sống, trong công việc.
Anh cũng quan niệm, đam mê không chỉ tạo ra nguồn năng lượng vĩ đại trong công việc mà còn tạo sự cuốn hút như đang dạo chơi trong một hành trình khám phá những điều bí ẩn, thú vị nhất trong nghề nghiệp của mình. Chính nhờ sự đam mê, từ hạt cà phê với công nghệ pha chế độc quyền Nhật – Việt – Ý, anh đã tạo ra ly cà phê thuần Việt. Với dự án Robot, từ lúc phải bán đi chiếc xe Matiz cũ, anh đã hoàn thành phiên bản mẫu, kêu gọi đầu tư mạo hiểm được 500 triệu đồng hỗ trợ cho công cuộc nghiên cứu tiếp theo…
Video đang HOT
TS Hải mượn lời Thủ tướng Phần Lan nhắn nhủ: “Hãy ước mơ, hãy làm việc chăm chỉ, và thành công sẽ tới. Vâng, cứ bước đi, ta sẽ tới”.
Học sinh Nguyễn Thế Hoàn.
Chiếc bánh mì và tấm huy chương
Nguyễn Thế Hoàn, học sinh lớp 12A1 Toán, Trường chuyên Khoa học Tự nhiên, mang đến Đại hội một hành trình vượt khó và theo đuổi những ước mơ. Sinh ra và lớn lên tại quê lúa Thái Bình, trong một gia đình có hai anh em trai, ngay từ bé, Hoàn đã cảm nhận được sự vất vả của cha mẹ. Ngày đó, bố còn làm công việc chuyển và bốc dỡ hàng hóa cho một doanh nghiệp nhỏ. Hoàn nhớ như in hình ảnh bố mỗi buổi chiều muộn trở về nhà mang cho hai anh em những chiếc bánh mì nhỏ giá chỉ vài trăm đồng. Hoàn rất vui mỗi khi nhận được món quà ấy từ bố mẹ. Rồi Hoàn dần nhận ra, chiếc bánh mì đó không phải ba mua sau mỗi buổi chiều đi làm về, mà đó là một phần bữa trưa của ba. Ba không ăn hết mà mang về làm quà cho hai anh em.
“Công việc nặng nhọc, vậy mà bữa trưa vỏn vẹn với những chiếc bánh mì ba cũng không ăn hết còn cố gắng giữ lại cho em. Đứa bé ham quà đã vô tình bỏ qua những điều đó”, Hoàn nói. Như để sửa sai, Hoàn lao vào học tập.
Biết đến thành công của GS Ngô Bảo Châu, Hoàn quyết tâm thi vào khối chuyên Toán, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Ước mơ thành sự thật. Việc Hoàn học tập ở Thủ đô là một gánh nặng quá lớn đối với ba mẹ. Chắp cánh ước mơ cho con, họ đã lên Thủ đô, làm những công việc nặng nhọc với đồng lương ít ỏi để cho Hoàn theo đuổi đam mê.
Trên con đường chông gai ba năm cấp ba vất vả, Hoàn đã gặt hái những thành công ấn tượng: Giành giải Học sinh giỏi Quốc gia, rồi các tấm Huy chương vàng tại những kì thi Olympic Toán quốc tế… “Con đường phía trước sẽ gian nan hơn rất nhiều, em hiểu rất rõ. Mọi thứ sẽ thay đổi, nhưng sẽ có những thứ không bao giờ thay đổi, đó là những giọt nước mắt, những sự động viên và tình yêu thương mà ba mẹ dành cho em. Và em, với tư cách của một người con có hiếu, sẽ biến những giọt nước mắt, những giọt mồ hôi vất vả đó thành những tấm huy chương khác trong tương lai”, “cậu bé vàng” Olympic tâm sự.
Theo TP
Hẹn em một ngày đó
Hạnh phúc với anh là thấy em cười mỗi thoáng hạnh phúc, thấy em khóc trên bờ vai anh mỗi lúc em buồn và gọi tên anh trong những giấc mơ. Em vẫn thế, vẫn là cô gái của ngày xưa, của những mùa lá rụng ửng vàng gốc bàng, trắng xoá một màu xưa, ngút hương phả trong gió cuốn. Em vẫn là cô gái của mà anh vẫn riêng dành tình cảm, nó sẽ vẫn đẹp như lúc ban đầu nếu sau này em không yếu lòng dành tình cảm chia hai, san sẻ yêu thương, đánh mất anh trong những cuộc vui, vòng tay của một ai đó không phải là anh.
Em không đủ dũng cảm để giữ lấy tình yêu ấy, theo đuổi tình yêu vì hạnh phúc của hai ta. Hay bởi anh vô tình buông tay em trong hành trình dài rộng phía trước của hai đứa. Em yêu anh hay chỉ yêu thứ tình cảm được nhận từ anh, cũng không còn quá quan trọng, bởi con đường phía trước đủ rộng và dài để em hiểu hết ý nghĩa của thương yêu - dù với bất kì ai chăng nữa. Anh không níu kéo, bởi biết cố giữ lấy em bên cạnh càng làm em rời xa anh, thêm đau khổ cho cả hai. Con đường tình yêu không đủ rộng dài để ta sánh bước cùng nhau trên hành trình kiếm tìm chốn bình yên, tìm cho nhau chỗ dựa tinh thần mỗi khi ai đó sao nhãng đi vì những điều không cần thiết cho nhau.
Con đường ấy, nơi ta vẫn tay trong tay cùng dạo bước trong những chiều gió thổi, những chiều lang thang giữa những phố đông người. Trong cơn gió vô thức, em hồn nhiên tươi cười, vui đùa như tính cách trẻ con của em, véo tay anh như nhắc nhở: "Anh là của riêng em".
Trong cảm thức bất chợt, anh tỉnh giấc mộng. Bởi em đã từ biệt anh-người vẫn đưa đón em mỗi chiều thênh thang, mỗi ngày mưa ta trú tạm trong những mảnh tường gạch đỏ vụn lở. Những chiều xưa cũ cứ cựa quậy đánh thức con tim yêu, như gợi nhắc lại trong anh những kỉ niệm nhạt nhoà theo những năm tháng vắng em, trong mỗi khoảng trời chúng ta có mặt. Em giờ không còn là của em ngày xưa đó.
Em ngược đường, ngược nắng để yêu anh
Ngược phố tan tầm, ngược chiều gió thổi
Ngược lòng mình tìm về nông nổi
Lãng du đi vô định cánh chim trời.
Những dòng tin nhắn rồi cũng thôi vụng về nhắc nhớ, inh ỏi, thôi vỗ về, "hô hoán" cho những chiều mưa rả rích, lạnh lòng trong những cuộc nhớ không tên. Rồi em cũng quên đi những tin nhắn mang tên anh, em cũng thôi khờ khạo bảo anh sao lâu trả lời tin nhắn như vậy? Phải chăng em sợ phải chờ đợi, phải trông ngóng hoài trong khi em vẫn cứ lăm lăm trong tay những phím điện thoại để hồi âm với anh những yêu thương nhanh nhất có thể. Còn anh vẫn cứ tỏ ra vô tâm, vẫn lạnh lùng trong vô cớ tin nhắn ngắt quãng, dường như đó đã trở thành một thói quen như đã ăn sâu trong anh.
Anh muốn em đợi anh trong những phút anh cần em đợi chờ, và như níu kéo em trong những phút giây tin nhắn không còn gì để nói, đôi lúc lại chỉ là làm cho tròn nghĩa vụ của một người thương: "Uhm! Anh chúc em ngủ ngon", "Anh nhớ em nhiều", "Anh yêu gấu con của anh nhất",... Phải chăng tin nhắn trong anh, trong em đã dần nhạt phai vì những đợi chờ lâu lắm những chia xa? Em không còn đủ thì giờ cũng như lòng kiên nhẫn để trả lời những yêu thương vỡ lỡ, những thương yêu mỗi tối anh "mù" đầu vì những chuyện không đâu. Có lẽ là như vậy?
Em giờ còn chút gì để nhớ, để níu kéo những hạnh phúc bên anh khi hình dung khác đã chiếm lấy trái tim không thuộc về anh?
Hôm nay, anh một mình bơ vơ trên con đường ấy, vẫn ngược chiều gió thổi, lạc lõng giữa phố không mùa kiếm tìm một một hình dung mới không phải là em. Như để gợi nhớ lại những kỉ niệm xưa cũ của một thời ta đã sống vì những đam mê, những cuộc đời vì nhau.
Em trở về với đúng nghĩa trái tim em. Em rồi cũng trở về với người thương thật sự, về với yêu thương sâu đậm, với niềm vui tròn đầy, viên mãn, về với người mình không dành tình cảm chia hai. Và anh cũng nên quên em đi, gói ghém những kỉ niệm bạc màu đi để tìm đến với hạnh phúc không em. Vậy còn lí do gì để em ở bên cạnh anh mỗi ngày, còn gì cho nhau khi thói quen không được duy trì đều đặn, cảm xúc thôi thúc ép, cồn cào?
Em rời xa anh như chính cuộc đời anh không rõ, cuộc đời em hé mở những thương yêu vồ vập, muốn dấn tới nhưng không có nơi anh. Anh và em cần cho nhau những lối đi riêng, cho nhau những khoảng trời mà ở đó chúng ta là của riêng một ai kia, là cuộc sống mang tên: "Lời cuối cho hạnh phúc đích thực".
-
Rồi một ngày nào đó, hành trình của mỗi đứa mỏi mệt, chúng ta sẽ ngồi lại với nhau và mỉm cười mãn nguyện với hạnh phúc riêng mình.
Hẹn em ngày đó....
Theo Guu
Hai mươi tuổi, tôi ơi, sao vẫn ngây ngô? Người ta nói: "Tuổi 20 là cái tuổi đẹp nhất của người con gái, là cái thời rực rỡ nhất của tuổi xuân." Vậy thì sao? Có đúng là như thế không? Hay tại tôi đã quá ngu ngơ? Vẫn chưa đủ trưởng thành để cảm nhận cuộc đời như những người cùng tuổi?! Chắc là không đâu, vì tôi sẽ cố gắng,...