Cứ bỏ học rồi sẽ thành tỷ phú?
Gần đây, các phương tiện thông tin truyền thông đăng tải hàng loạt những câu chuyện giật gân về những tỷ phú bỏ học giữa chừng khiến cộng đồng xôn xao, ai nấy đều muốn “bỏ học”.
Nhưng theo trang The Atlantic, mọi người đang bị cuốn theo sức hút của hai chữ “tỷ phú” mà quên rằng trong số 30 triệu người bỏ học tại Mỹ, tỷ lệ người thất nghiệp, nghèo đói và sống trong nợ nần cao hơn hẳn so với những sinh viên tốt nghiệp.
Hiện nay, không khó để tìm thấy những câu chuyện đầy sức hút về những người trẻ tuổi bỏ học giữa chừng để kinh doanh và nhanh chóng trở thành tỷ phú trên thế giới. Những tên tuổi quen thuộc như Steve Jobs, Bill Gates hay Michael Dell đã khiến nhiều người ngộ nhận rằng bỏ học để khởi nghiệp kinh doanh chính là con đường ngắn nhất dẫn tới thành công.
Mark Zuckerberg, Steve Jobs và Bill Gates đều là những tỷ phú từng bỏ học. Nhưng liệu ‘bỏ học’ có phải con đường nhanh nhất dẫn đến thành công?
Tờ New York Times đã từng gọi hiện tượng này là “thắp sáng vùng đất mới để làm giàu”. Một giám đốc trẻ tuổi cũng coi “bỏ học” gần như là”một huy hiệu danh dự” đối với những nhà khởi nghiệp.
Và khi những người khác biết câu chuyện khởi nghiệp của những tỷ phú bỏ học, họ lại chỉ thấy được &’phần nổi’ và cho rằng người ta có thể làm được, tại sao bản thân mình lại không? Tuy nhiên, việc gì xảy ra cũng có nguyên nhân và câu chuyện về những tỷ phú này cũng không ngoại lệ. Mọi người đã bỏ qua chi tiết quan trọng rằng những người bỏ học rồi trở thành tỷ phú này đều là những thiên tài.
Thành công của họ là dựa trên những kỹ năng đã có từ trước khi vào đại học, thậm chí ngay từ khi còn nhỏ. Họ có ý tưởng, có tầm nhìn, có kỹ năng, biết cách quản lý thời gian, công việc và tiền bạc. Họ đôi khi cũng được hưởng lợi từ những mối quan hệ rộng rãi, từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè hay người quen. Những yếu tố ấy hoàn toàn có thể bù đắp cho một tấm bằng Đại học.
Video đang HOT
Đổi lại là một người trẻ tuổi khác không được hưởng những nguồn lực đó, bỏ học để kinh doanh cũng giống như dốc hết tiền tiết kiệm để mua vé số với hy vọng sẽ giàu có sau một đêm. Trên thực tế, những sinh viên bỏ học sẽ không thể trở thành những người như Mark Zuckerberg, LeBron James hay James Cameron mà chỉ là một trong hàng triệu kẻ bỏ học vô danh khác.
Theo The Atlantic, 34 triệu người Mỹ trên 25 tuổi từng học Đại học nhưng không có bằng tốt nghiệp, tương đương với số dân của bang California. Và 71% số này có khả năng thất nghiệp cao gấp 4 lần người có bằng đại học. Thêm nữa, họ lại có thu nhập trung bình thấp hơn 32% so với những cử nhân.
Đối với rất nhiều học sinh, đặc biệt là những học sinh có gia cảnh khó khăn, tấm bằng đại học được xem như là &’lá bùa’ có thể thay đổi vận mệnh. Trong thực tế, một nghiên cứu năm ngoái của Đại học California (UCLA) cho thấy những người ít có điều kiện học đại học sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ tấm bằng cử nhân.
Những học sinh này khôngđược lựa chọn giữa các trường danh tiếng (Ivy Language) hay gia nhập Thung lũng Silicon. Họ không phải là một trong những sinh viên dưới 20 tuổi được Peter Thiel – đồng sáng lập PayPal – trả 100.000đô để rời trường đại học và theo đuổi kinh doanh trong 2 năm. Với họ, đại học không phải là một sự lựa chọn, mà là bước tiến bắt buộc để thay đổi cuộc sống.
Môi trường đại học giúp những bạn trẻ được trang bị kiến thức và tạo nhiều mối quan hệ để thành công. Sinh viên đại học cũng được dạy các kỹ năng phân tích, lý luận, kết hợp với sự tự tin để mạnh dạn đưa ra ý tưởng mới. Nó giúp sinh viên thay đổi bản thân, &’cọ xát’ với nhiều văn hóa khác nhau.
Thay vì suy nghĩ &’bỏ học để làm giàu’ các bạn trẻ nên hòa mình vào môi trường tốt như giáo dục đại học để thay đổi và trưởng thành. Và không phải ngẫu nhiên các doanh nhân nổi tiếng, các tỷ phú công nghệ, đều trưởng thành từ các trường Đại học nổi tiếng.
Theo Thu Phương/Báo Vietnamnet
Sinh viên bỏ học để kinh doanh, được hay mất?
Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Mô hình sinh viên kinh doanh dường như chẳng còn xa lạ gì đối với giới trẻ hiện nay. Từ những shop quần áo, hàng lưu niệm, cho đến quán café, trà sữa kể cả online và offline đều mọc lên như nấm dưới bàn tay nâng niu, dìu dắt của những cô cậu chủ nhỏ đang trong tuổi ngồi trên giảng đường ĐH. Trước những bài báo về thu nhập khủng 30-50 triệu/tháng của những nhà kinh doanh sẵn sàng bỏ ngang giảng đường để bước ra đường đời, vô hình trung trở thành mục tiêu ảo của không ít các bạn sinh viên.
Ảnh minh họa.
1. Kinh doanh? Tốt thôi, nhưng bạn đã chuẩn bị được những gì?
Đừng nghĩ chỉ cần thích thôi là sẽ làm được. Việc kinh doanh đòi hỏi rất nhiều thứ. Từ việc lên ý tưởng cho đến sự chuẩn bị kĩ càng cho một kế hoạch cụ thể. Đừng tùy tiện nghỉ học mà không hề có chút dự tính nào. Thế giới bên ngoài không đơn giản như những gì bạn hình dung qua từng trang sách trang vở. Thực tế rất khốc liệt, nếu như không có bất kì hành trang chuẩn bị nào cho kế hoạch của mình, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy thất vọng và suy sụp. Chỉ khi có con đường cụ thể, bạn mới có thể tự tin bước đi từng bước một thật hào hứng, vì lúc ấy bạn hoàn toàn biết rõ những gì mình đang và sẽ đối mặt thực hiện.
Cùng với việc học, bạn có thể chọn kinh doanh làm nghề tay trái của mình. Học hành có thể có lúc chán nản vì những kì thi, những bài thuyết trình hay điểm số. Kinh doanh chẳng khác gì cả, cũng sẽ có những lúc "ế ẩm", doanh thu không như mong đợi. Kinh doanh thất bại thì còn quay đầu lại với việc học, chứ một khi việc học đã vứt ra xa rồi thì biết tìm kiếm thứ gì để bấu víu cho sự nghiệp tương lai?
2. Bằng cấp có quan trọng hay không?
Chúng ta đều hiểu rõ, bằng cấp chỉ là những giấy tờ thông lệ, cốt yếu vẫn là năng lực của mỗi cá nhân. Nhưng thử nghĩ giữa một người hoàn toàn không có bất kì bằng cấp nào trong tay với một người đang sở hữu tấm bằng ĐH thì chúng ta sẽ tin ai cho sự lựa chọn đầu tiên?
M.A - một nhân viên văn phòng chia sẻ: "Trước đây mình cũng đã từng vì kinh doanh mà ngán ngẩm việc học, nhưng rồi nhờ sự tư vấn của mọi người xung quanh nên vẫn tiếp tục hoàn thành con đường ĐH. Mãi sau này khi công việc kinh doanh thất bại, vẫn may mắn là có tấm bằng ĐH trong tay, trở thành tấm vé thông hành cho mình khi đi xin việc tại các công ty doanh nghiệp".
Bằng cấp ĐH thực sự không hề quan trọng, nhưng có vẫn còn hơn không? Sở hữu một tấm bằng ĐH trong tay vẫn sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn rất nhiều so với một con người "vô sản".
Ảnh minh họa.
3. Thu nhập khủng, có phải ai cũng làm được?
Với thu nhập từ 80-100tr/tháng nhờ việc liều mình kinh doanh, không ít bạn trẻ đã khiến mọi người ngưỡng mộ và nể phục. Tuy nhiên, không phải cứ đứng ra kinh doanh là sẽ có được khoản thu nhập to lớn như thế. Từ những bài báo phỏng vấn, những câu chuyên chia sẻ nghe có vẻ giản đơn, nhưng đâu ai biết được, để có thể có được thành công như thế, những bạn trẻ đó phải trải qua những khó khăn và vấp ngã ra sao.
Đa số họ đều là những người có kinh nghiệm từ khi còn là học sinh trung học, năng nổ trong những lĩnh vực mà sau này mang đến nguồn lợi lớn cho họ. Cũng có thể là những người giỏi có duyên với kinh doanh. Điển hình như việc kinh doanh shop quần áo thời trang, đừng cho rằng cứ mở shop là lần lượt hằng tháng thu về 30-50tr như người khác nếu như không có khiếu trong lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo này.
Tạm kết
Kinh doanh ngay từ thời sinh viên là một điều rất đáng khích lệ, nhưng hãy hiểu nó theo một nghĩa tích cực, đừng bóp méo bằng hành động bỏ học giữa chừng chỉ để tập trung làm việc kiếm tiền. Ai cũng mong muốn có được đồng lương cao thu nhập khủng, nhưng đừng để nó biến thành những ảo tưởng mơ mộng điều khiển cuộc đời chúng ta.
TheoMASK Online
Phó Chủ tịch nước trao học bổng đến con em chiến sĩ bảo vệ biển đảo Chiều nay 5/7, tại TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã trao 140 suất học bổng "Em không phải bỏ học" đến các em trên địa bàn TP Đà Nẵng. Chương trình do Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 3, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội...