Cụ bà viết di chúc để lại 10 tỷ đồng cho con trai: Cô con gái không được xu nào thừa kế vẫn ủng hộ, còn thầm cảm ơn
Tôi là em út trong gia đình có 2 anh em. Trên tôi, người anh hơn 5 tuổi là Gia Khánh. Sinh ra trong gia đình khó khăn, anh trai phải bỏ học từ sớm để đi làm nhằm phụ giúp gia đình cải thiện cuộc sống. Cũng nhờ thế, tôi có đủ điều kiện để học hết 12 năm trung học và 4 năm đại học.
Một chuyện xảy ra cách đây nhiều năm đã giúp tôi hiểu sâu sắc hơn về tình cảm gia đình. Đó là một buổi chiều mùa đông, mẹ đột nhiên đổ bệnh và phải cấp cứu. Sau khi biết tin, tôi lập tức bỏ hết việc để lao vào bệnh viện. Nhìn mẹ nằm trên giường, sắc mặt tái nhợt, tôi đau nhói trong lòng.
Ở thời điểm phải chăm sóc mẹ ở viện, tôi gần như quay cuồng do vẫn phải duy trì công việc ở công ty. Song dù mệt nhoài vì ban ngày đi làm và ban đêm phải trông mẹ nhưng tôi vẫn cảm thấy nhẹ nhõm đôi khi chút khi thấy bà dần bình phục.
Về phần Gia Khánh, anh trai phải đi làm ăn xa nên không thể phụ được việc chăm mẹ. Anh trai chỉ vội vào thăm mẹ ở ngày đầu tiên. Hiểu được nỗi vất vả của anh, tôi không trách gì. Song do chỉ có 1 mình lại phải đảm nhận nhiều việc, tôi có chút mệt mỏi.
Đêm cuối trước ngày xuất viện, mẹ bất ngờ gọi tôi ngồi trước mặt. Bà nắm lấy tay tôi và nói: “Lý à, cảm ơn con đã vất vả. Mẹ biết con đã mệt mỏi rất nhiều trong suốt thời gian qua”. Ngay khi nghe thấy mẹ nói vậy tôi vội gạt đi: “Mẹ đừng nói thế, đây là nghĩa vụ và trách nhiệm của con”.
Mẹ thở dài nói tiếp: “Thật ra mẹ đã lập di chúc. Mẹ sẽ để lại 3 triệu NDT (khoảng 10 tỷ đồng) vừa được đền bù đất cho anh trai con. Con có cảm thấy thiệt thòi nếu không được thừa hưởng tài sản nào không?”
Tôi rất ngạc nhiên, không ngờ mẹ lại đặt câu hỏi này với tôi. Tôi nhìn vào ánh mắt nghiêm túc của mẹ, ngập ngừng hỏi: “Tại sao mẹ lại hỏi con như vậy?”
Mẹ im lặng một lúc rồi chậm rãi nói: “Mẹ biết lần này Gia Khánh không thể đến chăm mẹ có thể khiến con phải vất vả. Nhưng anh trai con đã hy sinh rất nhiều, bỏ học, gác lại ước mơ của mình để phụ giúp mẹ kiếm tiền. Giờ anh ấy vẫn phải bươn chải. Nên mẹ nghĩ rằng số tiền này là cần thiết để hỗ trợ anh con. Điều quan trọng hơn cả là mẹ muốn dành số tiền này để Gia Khánh thực hiện ước mơ của mình, giúp anh trai có một cuộc sống tốt hơn”.
Ngay khi nghe thấy kế hoạch này của mẹ, tôi hoàn toàn ủng hộ. Tôi hiểu được những thiệt thòi của anh trai mình nên không hề ganh tỵ.
Ngay sau hôm đó, mẹ tôi được xuất viện. Tôi đưa bà về nhà và vẫn chăm sóc một cách chu đáo. Anh Gia Khánh cũng biết quyết định này.
Video đang HOT
Sau khi nhận được khoản tiền mẹ cho, anh trai tôi nỗ lực hơn để theo đuổi ước mơ của mình. Anh dùng tiền mở một xưởng đồ gỗ. Chỉ sau vài năm kinh doanh, anh tôi đã lãi lớn. Mỗi lần thấy dáng vẻ bận rộn và nụ cười tự tin của anh trai, tôi thực sự cảm thấy nhẹ nhõm.
Nhìn sự trưởng thành và yêu thương nhau của 2 anh em tôi, mẹ tràn đầy tự hào. Bà thường nói: “Thấy các con thành công như vậy dù cuộc đời của mẹ có vất vả mệt mỏi đến đâu cũng thấy xứng đáng”.
Thời gian trôi qua, anh em tôi dần bước vào tuổi trung niên. Mỗi người dần có gia đình và sự nghiệp riêng. Song dù bận rộn đến đâu, chúng tôi vẫn dành thời gian để đồng hành cùng mẹ.
Tôi thực sự cảm thấy hạnh phúc và thầm biết ơn khi có người anh sẵn sàng hy sinh cùng mẹ để gánh vác và lo cho em. Còn mẹ vẫn là người tôi luôn ngưỡng mộ và không biết làm thế nào để đền đáp công ơn dưỡng dục.
Vào đầu năm 2021, mẹ tôi qua đời sau một thời gian chống chọi với bệnh tật. Chỉ còn 2 anh em để nương tựa vào nhau, Gia Khánh lại tiếp tục thể hiện vai trò làm anh của mình, luôn quan tâm, hỗ trợ hết mình cho em gái.
Dẫu không được thừa hưởng tiền bạc từ mẹ, song tôi hiểu sự hy sinh thầm lặng của cả mẹ và anh trai giá trị hơn nhiều. Nếu không có những việc làm đó của 2 người, chắc chắn, tôi không có cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Tôi biết ơn vì điều này.
Con gái sốc khi bố mẹ quyết định để lại cho con trai và con dâu phần lớn tài sản
Mẹ chồng tôi chỉ cho con gái đúng chiếc xe cũ và 3 cuốn sổ tiết kiệm cho cháu ngoại, còn lại không có gì thêm.
Ngày tôi mới về làm dâu, mẹ chồng đã nắm tay mẹ ruột tôi và hứa sẽ mãi coi con dâu như con đẻ, đối xử công bằng không thiên vị ai. Nhiều người khuyên tôi nghe vậy thì biết vậy chứ đừng tin là thật.
Tôi cũng ôm sự nghi ngờ ấy về sống với mẹ chồng. Được 1 tháng thì tôi nhận ra người ngoài nói sai bét.
Mẹ chồng tôi chắc là "hàng độc của hiếm" mà "viện bảo tàng để sót". Bà là một người thú vị đến nỗi tôi chẳng biết tả như nào mới đầy đủ được. Mẹ xuất thân gia đình tri thức, bản thân bà cũng là Tiến sĩ về hưu nên vốn sống và kiến thức sâu sắc khỏi bàn. Vì học cao hiểu rộng nên bà có lối sống rất văn minh, cư xử nhẹ nhàng với tất cả mọi người, giao tiếp bằng nụ cười và khiến ai ở gần cũng cảm mến.
Hàng xóm từ đầu ngõ đến cuối ngõ đều khen mẹ tôi hiền và dí dỏm. Gặp trẻ con thì bà cưng nựng cho quà, gặp người già thì chào hỏi thường xuyên, gặp ai có ưu phiền thì bà sẵn sàng ngồi lại tâm sự chia sẻ. Mẹ thanh lịch đúng chất người Hà Nội, 60 tuổi trông vẫn trẻ trung và ăn mặc rất thời trang.
Mẹ chồng thường xuyên rủ tôi đi du lịch hoặc dạo chơi quanh Hà Nội mỗi khi rảnh rỗi. Mẹ bảo sống ở Thủ đô quá nửa đời người rồi mà có nhiều nơi mẹ vẫn chưa biết hết. Tôi đi làm cả tuần khá bận rộn, nhưng cuối tuần dù phải dậy sớm cũng thấy vui vì được đi chơi với mẹ chồng. Mẹ thoáng tính lắm, không chi li tiền nong, lại đam mê khám phá học hỏi những thứ mới lạ nên tôi không hề cảm giác bị cách biệt thế hệ. Thậm chí mẹ còn chỉnh sửa ảnh đẹp siêu hơn tôi, mạng xã hội nào bà cũng dùng hết, còn mày mò dựng video Capcut nữa!
Riêng trong nếp sống gia đình thì mẹ là người phụ nữ cực truyền thống. Bà thích mọi người quây quần ăn cơm nhà với nhau, thích chăm sóc gia đình bằng những việc làm nhỏ, thích trồng cây cắm hoa cho nhà đẹp xinh và thích trò chuyện với các con để cuộc sống thoải mái, vui vẻ. Mẹ cho vợ chồng tôi tiền để mua nội thất theo ý thích, hỏi ý kiến các con thích ăn gì mỗi lúc đi chợ. Bà gìn giữ tình cảm gia đình theo cách giản dị nhưng vẫn cập nhật tư tưởng hiện đại, chẳng bao giờ bắt ép chúng tôi phải thế này thế kia, hay là nói kiểu "ngày xưa bố mẹ..." để chê trách khi con cái mắc lỗi.
Bố chồng tôi cũng dễ tính y như mẹ. Ông lại còn nấu ăn ngon và chiều vợ con nữa, cái gì cũng gia đình là nhất. Thế nên tôi tự thấy mình may mắn vô cùng, chẳng biết phước đức ra sao mà chọn đúng chồng để gả vậy cơ chứ!
Tuy nhiên bố mẹ chồng với chồng tốt bao nhiêu thì chị chồng tôi lại trái ngược bấy nhiêu. Chị ấy năm nay gần 40 rồi, đã kết hôn và có 3 đứa con. Khác với mọi người trong nhà, chị chồng tôi rất khó tính, khó gần và nói rất nhiều.
Chuyện gì chị ấy cũng gắt gỏng được và luôn tỏ ra khó chịu khi người khác làm gì đó không đúng ý. Bố mẹ giải thích nhẹ nhàng chị ấy cũng không thích nghe, thường xuyên cãi lại to tiếng khiến ông bà phiền lòng. Chị gửi lũ trẻ sang nhà ngoại nghỉ hè nhưng không đưa sinh hoạt phí, chồng tôi biết chuyện liền gọi chị trách móc. Thế là chị quay sang gây sự với ông bà, hỏi tại sao ông bà lại mách con trai, rồi bắt ông bà phải có nghĩa vụ chăm sóc các cháu vì... ông bà có tiền. Nghe vô lý không cơ chứ!
Tôi rất ức chế vì chị chồng toàn bắt nạt bố mẹ. May là lũ trẻ ngoan ngoãn nên không quấy ông bà, tôi cũng dặn chúng chăm chỉ đọc sách truyện chứ đừng xem điện thoại với hò hét chơi game khiến ông bà mệt thêm.
Cơ bản thì mẹ chồng luôn nhẫn nhịn và cố gắng giữ mối quan hệ gia đình ở mức cân bằng. Và may là chị chồng ở nơi khác ít khi về ngoại, chứ không thì tôi cũng không ngại cãi nhau với chị cả ngày vì cái nết khó ưa.
Cuộc sống của chúng tôi vẫn trôi qua bình thường cho đến tháng 4 năm ngoái. Vợ chồng tôi đưa mẹ đi khám tổng quát thì bác sĩ bất ngờ thông báo mẹ mắc ung thư cổ tử cung. Bà sốc lắm nhưng vẫn cố tỏ ra bình tĩnh. Về đến nhà bà mới bật khóc, run rẩy trong vòng tay các con. May là phát hiện sớm nên bác sĩ nói có thể điều trị được, chúng tôi an ủi mãi mẹ mới yên tâm nhập viện chạy chữa.
Những ngày mẹ chồng nằm viện, ở nhà vắng vẻ buồn hiu hắt. Tôi nhớ hình ảnh mẹ ngồi ở cái ghế đung đưa cạnh cửa sổ đọc sách báo, nhớ tiếng mẹ cười khi tưới rau ngoài sân. Nhớ những bữa cơm đủ 4 chiếc bát. Nhớ hương vị những món ngon mẹ chồng nấu nữa. Tôi chợt nhận ra mình thương quý bà không khác gì mẹ ruột.
Vợ chồng tôi thay phiên nhau túc trực trong viện đến khi mẹ phẫu thuật xong. Đang tính xin nghỉ phép để chăm mẹ chồng một thời gian thì đùng cái tôi phát hiện có chửa. Tin vui ập đến quá bất ngờ khiến tôi hoang mang, còn cả nhà thì mừng rỡ vô cùng. Mẹ chồng bắt tôi ở nhà nghỉ ngơi ngay và không cho quay lại viện nữa.
Vì chuyện đó mà chị chồng phải nhận trách nhiệm chăm sóc mẹ thay phần tôi. Ban đầu chị ấy rất hậm hực khó chịu, gào lên kêu bận rộn không có thời gian, rồi than đi trông mẹ thì kiếm đâu ra tiền nuôi con cái. Mẹ chồng liền bảo thôi không cần phiền đến con gái. Nhưng chồng tôi kiên quyết bắt chị vào chăm mẹ vì thái độ thờ ơ của chị không thể chấp nhận được.
Sau khi ra viện thì mẹ chồng tôi tiếp tục ở nhà tĩnh dưỡng. Tôi thuê một cô giúp việc đến làm từ 8h sáng đến 6h tối, chỉ dọn dẹp và nấu cơm. Còn chị chồng vẫn phải sang hỗ trợ mẹ tắm rửa đi lại, mua đồ tẩm bổ và xoa bóp cho bà.
Giờ thì bệnh tình của mẹ đã đỡ hơn nhưng vẫn phải theo dõi liên tục cho đến khi diệt hết hẳn tế bào ung thư. Tự dưng sau bữa giỗ cụ cách đây 1 tuần thì bố mẹ chồng bảo các con ở lại. Ông bà mang ra một tờ giấy, bảo họp gia đình thông báo chuyện quan trọng.
Hóa ra sau chuyến vượt cửa tử trở về thì mẹ chồng tôi ngày càng lo lắng hơn khi nghĩ đến tương lai. Chẳng biết lúc nào sẽ ra đi nên mẹ bàn với bố chuẩn bị luôn di chúc. Bố chồng đọc to bản di chúc ấy lên, với người làm chứng là bác Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ khu phố do mẹ chồng mời đến.
Theo đó thì căn nhà của bố mẹ đang ở, cộng thêm tiền vàng tiết kiệm đều được chuyển quyền sở hữu sang cho vợ chồng tôi. Còn chị chồng thì chỉ được mỗi chiếc ô tô cũ của bố, cộng thêm 3 cuốn sổ tiết kiệm cho 3 đứa cháu ngoại, mỗi cuốn có sẵn 20 triệu trong đó.
Bố chưa đọc xong di chúc phân chia thì chị chồng đã nhảy lên phản đối. Mặt chị đỏ gay, tra hỏi bố mẹ vì sao con dâu được hưởng hết tài sản mà con gái ruột lại nhận về "cơm thừa canh cặn"?
Tôi cũng bối rối không biết nói sao. Thú thực thì tôi không biết trong két của bố mẹ chồng có gì, cũng chưa từng có ý định nhòm ngó số tài sản đó. Tôi chỉ nghĩ đơn giản khi nào bố mẹ nằm xuống thì cho ai cái gì là quyền của ông bà. Kể cả tôi không có phần thì cũng chẳng sao, vì tôi biết thân phận mình chỉ là dâu chứ không phải con đẻ.
Ai ngờ bố mẹ chồng lại đưa ra quyết định gây sốc như thế chứ! Anh rể cũng có vẻ ấm ức nhưng không ý kiến gì cả, nghe bố mẹ nói chia như vậy là phù hợp thì anh im lặng bỏ về.
Chị chồng vẫn ở lại gào khóc ăn vạ. Thấy ghê quá nên tôi hơi ngại, khuyên mẹ chồng nghĩ lại để chia thêm phần tài sản cho chị. Nào ngờ mẹ vẫn lắc đầu từ chối.
Rồi cô giúp việc lựa lúc không có ai mới tiết lộ cho tôi biết rằng chị chồng nhận phần vậy là xứng đáng. Suốt thời gian mẹ dưỡng bệnh, chị ấy chăm mẹ rất hời hợt. Có hôm bà đi vệ sinh trượt chân ngã, cô giúp việc phơi quần áo xong đi xuống nhìn thấy hốt hoảng vội đỡ bà lên thì phát hiện chị chồng đang ngồi chơi điện thoại. Và điều khiến cô giúp việc bức xúc nhất chính là chị ấy không chịu bỏ ra xu nào để mua thuốc men đồ bổ cho mẹ. Tất cả mọi thứ chị ấy đều đòi mẹ bỏ ra, cô giúp việc đã nhiều lần nghe thấy chị bắt mẹ đưa tiền ở trong phòng.
Tôi không muốn tin là chị chồng đối xử tệ với mẹ như thế, nhưng khi xem lại camera 4 ngày gần nhất thì lời cô giúp việc nói chẳng sai tí nào. Tự dưng tôi xót mẹ chồng quá. Bà tốt bụng như thế, cả đời sống tử tế như thế, mà lại sinh ra cô con gái bất hiếu một cách khó hiểu...
Sau khi mẹ mất, chị dâu bảo chia cho tôi nửa ngôi nhà để về sống cùng nhưng con trai tôi lại nằng nặc không chịu Lòng tốt của chị dâu làm tôi rất bất ngờ và coi đây là cơ hội để con tôi làm lại từ đầu. Vợ chồng anh tôi cưới nhau đến nay là gần 20 năm nhưng không thể có con. Nguyên nhân là từ chị dâu, tử cung có vấn đề và đã chữa trị nhiều nơi, tốn kém khá nhiều tiền bạc...