Cụ bà ở Anh nhận bằng cử nhân sau 80 năm tốt nghiệp
Cụ bà 101 tuổi nhận được món quà sinh nhật bất ngờ là tấm bằng đại học loại giỏi ở ngôi trường theo học từ hồi trẻ.
Bà Catherine nhận bằng đại học vào sinh nhật 101 tuổi. Ảnh: PA
Catherine Palmer đạt loại giỏi cử nhân tiếng Anh tại Đại học Victoria của Manchester vào năm 1938. Dù tham dự lễ tốt nghiệp, bà đã không nhận bằng, theo Metro ngày 9/3.
Cô nữ sinh đến từ Southport (Merseyside, Anh) thời ấy, sau này được biết đến với tên gọi Catherine Bolton, chuyển đến Glasgow ngay sau khi tốt nghiệp. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, bà bắt đầu giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Bách khoa NW London (hiện là Đại học Bắc London) và trong các trường chuyên.
Một trong ba con của bà, Alison, đã chuẩn bị món quà bất ngờ cho mẹ nhân dịp sinh nhật 101 tuổi, sau khi liên hệ với Đại học Manchester.
“Chúng tôi trải qua tiệc sinh nhật tuyệt vời cùng mẹ và bà rất vui sướng khi cuối cùng cũng nhận được bằng. Tôi thường nghe bà nói về những ngày tháng hạnh phúc ở đại học, và bà từng đề cập đến việc không có gì làm chứng cho những thành tích ngày trẻ ở đó”, Alison nói.
Catherine là sinh viên năng nổ trong thời gian ở Manchester. Khi đó, bà sống ở Ashburne Hall, Fallowfield, đại diện thi đấu cho đại học ở bộ môn đấu kiếm và điền kinh, tham gia hát trong dàn hợp xướng. Con gái bà tiết lộ khi đã trở thành bà ngoại, Catherine ngày ngày dắt chó đi dạo. Năm 75 tuổi, bà đi bộ đường dài để chiêm ngưỡng thác trắng ở dãy Himalayas.
Video đang HOT
Bà Catherine hoạt động thể thao tích cực trong trường đại học. Ảnh: PA
Giáo sư Peter Knight, trưởng khoa nghiên cứu Mỹ, Anh và viết sáng tạo của Đại học Manchester cho biết: “Tôi rất vui mừng vì Catherine cuối cùng đã nhận được bằng đại học. Thành tựu thời sinh viên và cuộc đời bà Catherine là nguồn cảm hứng cho sinh viên hiện nay”, ông nói.
Theo VNE
Bộ trưởng Giáo dục Mỹ có bằng cử nhân, không phải giáo sư
Theo TS Mark Ashwill, người làm công tác quản lý ở Mỹ không cần là giáo sư. Học vị của Bộ trưởng Giáo dục Mỹ hiện nay là cử nhân. Chức danh giáo sư gắn với giảng dạy và nghiên cứu.
Chủ nhiệm chương trình tiếng Việt của Đại học Harvard cho biết khi một giáo sư chuyển công tác sang trường khác hoặc cơ quan khác, chức danh giáo sư sẽ không còn. Ảnh: NVCC
"Người đứng đầu cũng như những thành viên khác của Bộ Giáo dục Mỹ không phải là . Betsy DeVos - Bộ trưởng Giáo dục Mỹ hiện tại - có bằng BA (cử nhân) về kinh tế và là nữ doanh nhân", TS Mark Ashwill - giám đốc điều hành Công ty Du học Capstone Việt Nam - .
Xác nhận thông tin này, GS Ngô Như Bình - chủ nhiệm chương trình tiếng Việt tại Đại học Harvard - cho biết chức danh giáo sư do các trường đại học Mỹ tự chủ. Đại học phong chức danh và nó có giá trị trong trường. Khi chuyển công tác sang trường hoặc cơ quan khác, chức danh đó cũng không còn nữa.
"Những người nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ Mỹ có thể trước đó là giáo sư, khi đó họ công tác tại trường đại học. Nếu không còn giảng dạy, người đó cũng không mang chức danh giáo sư. Khi giới thiệu về quan chức, người ta chỉ nói là ông, bà hay tiến sĩ kèm tên, chứ không giới thiệu giáo sư kèm tên", ông Bình thông tin.
Theo TS Đinh Công Bằng, chuyên gia giáo dục tại Mỹ, "Bộ Giáo dục của bang hay liên bang bổ nhiệm hoặc thăng chức cá nhân không theo bằng cấp".
Báo cáo không trung thực sẽ bị tước chức danh
Theo một số chuyên gia giáo dục tại Mỹ, giáo sư nước này có 3 mức: Assistant professor (giáo sư trợ lý), Associate professor (Việt Nam gọi là phó giáo sư) và Full professor (giáo sư). Trong đó, giáo sư trợ lý là chức danh sau khi học xong PhD (tiến sĩ).
TS Ashwill cho hay trường và khoa sẽ lập ra ủy ban tìm kiếm ứng viên cho vị trí giáo sư trợ lý. Cuộc phỏng vấn thường kéo dài một ngày, bao gồm gặp gỡ cá nhân với những nhân vật chủ chốt hoặc nhóm liên quan.
Thậm chí, ứng viên có thể phải chuẩn bị một bài giảng với sự tham gia của sinh viên và thành viên khác. Sau đó, ủy ban tìm kiếm sẽ lấy ý kiến phản hồi từ những người liên quan.
"Sau 6 năm, người giảng dạy tốt sẽ là phó giáo sư. Phần lớn ở mãi vị trí đó. Một số người tiếp tục phát triển nghiên cứu, trở thành 'cây đa cây đề' trong ngành, là bộ mặt của trường thì lên giáo sư", TS Bằng thông tin.
Trong nhiều năm, ông Đinh Công Bằng (trái) hỗ trợ sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ về lựa chọn trường, ngành nghề, tìm việc ở Mỹ sau khi tốt nghiệp. Ảnh: NVCC.
Người đàn ông này cho hay quá trình phong hàm tại các trường diễn ra tương đối chặt chẽ, đặc biệt tại đại học top đầu.
Với Đại học Stanford, tùy theo chuyên ngành, tỷ lệ giáo sư trợ lý không thể lên phó giáo sư có thể hơn 90%. Toàn bộ số này bị cho nghỉ việc. Trong khi đó, ở những trường xếp hạng 100, tỷ lệ lên phó giáo sư 70%-80%.
Với chức danh phó giáo sư và giáo sư, công việc sẽ được đảm bảo hơn. Đặc biệt, hàm giáo sư có mức lương cao và bắt buộc phải nghiên cứu. Trong trường hợp phát hiện dữ liệu giả hay báo cáo không trung thực, giáo sư sẽ bị đuổi việc, tước mọi chức danh.
Điển hình là trường hợp của Jodi Whitaker, giảng viên khoa Truyền thông của Đại học Arizona. Theo The Daily Wildcat, năm 2017, Whitaker bị tước chức danh giáo sư trợ lý sau khi Hội đồng Quản trị bang Ohio phát hiện những bất thường trong nghiên cứu mà bà đăng trên một tạp chí khoa học năm 2012.
Theo Zing
Nữ sinh tại ngôi trường chỉ có một mình là người Việt Nguyễn Mai Trang là du học sinh tại trường Waiuku College - Auckland (New Zealand). Cô cũng là sinh viên Việt duy nhất học tại trường. ảnh minh họa Sau khi học xong lớp 11 tại Hà Nội, Mai Trang sang New Zealand với cả sự háo hức và lo lắng. Nhưng cô quyết định gạt bỏ tất cả sợ hãi của cô...