Cụ bà hơn 30 năm lái đò miễn phí chở học sinh qua sông
Nhiều lứa học trò nhờ con đò nhỏ của cụ mà đã không phải bỏ học giữa chừng.
Giúp con trẻ học lấy cái chữ
Nhiều năm nay, cụ Thái Thị Sáng (sinh năm 1928) – ngụ ấp Đông Thạnh, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ đều thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho chuyến đò đầu tiên đưa đám con trẻ làng vượt con nước đi tìm con chữ, và cụ chỉ kết thúc công việc đưa đò của mình khi trời về khuya. Âm thầm như con đò, lặng lẽ như mặt nước sông, công việc đưa đò nhẫn nại ấy cụ không nhận bất cứ đồng tiền công nào.
Cụ Thái Thị Sáng.
Nói về cái duyên đến với nghề chèo đò, cụ Sáng kể lại: “Khoảng năm 1984, trong lúc tôi đi bán hàng về, chèo ghe qua dòng kênh Xáng Thị Đội, thấy mấy đứa nhỏ ngồi trên bờ với vẻ mặt buồn thiu. Lúc đó tôi hỏi “Giờ này đã trễ rồi, sao tụi con chưa vào lớp học?”. Tụi nhỏ trả lời: “Tụi con không có xuồng để qua sông”. Nghe vậy, tôi ghé lại và đưa mấy cháu qua sông để vào lớp học”.
Việc làm của cụ Sáng khiến không ít người cho là… “dở hơi”, bởi khi ấy cụ “thân cò” một mình nuôi 9 người con khôn lớn trong những năm 70, 80 đầy khó khăn.
Chắt chiu bao năm mua được một chiếc ghe để lái đò kiếm kế mưu sinh ấy vậy mà, ngày nào cụ cũng dành nhiều thời gian đưa học sinh qua sông. Mỗi khi có ai thắc mắc hay thị phi này kia, cụ đôn hậu đáp: “Bởi ước nguyện cháy bỏng nhất của tôi đơn giản chỉ vì mong giúp trẻ em của các thôn ấp trong xã được cắp sách đến trường, không vì chuyện cách sông mà phải bỏ học”.
Dòng kênh Xáng Thị Đội chỉ vài chục mét, nhưng khi lũ về, dòng kênh trở nên mênh mông và hung hãn. Do vậy, khi chèo đò, cụ Sáng lúc nào cũng đề cao cảnh giác, trên ghe bao giờ cũng có vài cái can nhựa, phòng khi có biến cố xảy ra…
Video đang HOT
Nhờ tính cẩn trọng và “vững tay chèo” trong những năm tháng làm giao liên nên trong hơn 30 chèo đò đưa học sinh qua sông, bến đò của cụ Sáng không xảy ra vụ tai nạn đáng tiếc nào. “Lái đò không khó lắm nhưng phải lanh lợi, nhạy bén, luôn phải sẵn sàng xử lý chuẩn xác tình huống nguy hiểm, vì khúc kênh này rất sâu, các cháu hay đùa nghịch dễ rơi xuống sông. Tôi không mong gì hơn là được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ một chiếc đò an toàn và làm bến đò cố định giúp bà con an tâm đi lại” – cụ Sáng trải lòng.
Tính đến thời điểm hiện tại, cụ Sáng đã sử dụng 7 – 8 chiếc ghe trong hơn 30 năm đưa học sinh qua sông tìm con chữ. Chuyến đưa đò nào cũng vậy, cụ luôn nhắc nhở đám học sinh phải ngồi cẩn thận mỗi khi qua sông và đi học thì phải biết giúp đỡ nhau cùng học tập thật tốt để cha mẹ và thầy cô vui lòng.
Lái đò không công
Với những đóng góp cho sự nghiệp trồng người, cụ Thái Thị Sáng đã được Hội Khuyến học Việt Nam trao tặng huy chương “Vì sự nghiệp khuyến học”. Năm 2001, cụ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhì.
Khi được hỏi về mong ước của mình, cụ bảo: “Động lực duy nhất của tôi là được thấy bọn trẻ học giỏi, chăm ngoan. Thôn ấp dù nghèo đấy nhưng không thể để các cháu bỏ lỡ chuyện học hành. Với tôi luôn đau đáu nuôi mơ ước về một cây cầu nho nhỏ bắc qua kênh Xáng Thị Đội. Trên mỗi chuyến đò tôi vẫn luôn nhắc nhở lũ trẻ cố gắng học giỏi, sau này về xây dựng cây cầu để phát triển quê hương”. Gần 30 năm, cụ Thái Thị Sáng lặng lẽ cống hiến cho cuộc đời. Biết bao người qua đò cụ, nay đã thành danh, cụ không thể nào nhớ hết.
Cụ Sáng chèo đò đến năm 2010 thì “lên bờ” vì sức khỏe và vì yêu cầu của ngành giao thông đường thủy là bến đò phải an toàn, phương tiện lớn, có phao, chứng chỉ hành nghề… Do vậy, cụ Sáng giao bến đò lại cho người con trai thứ 4 là anh Lê Văn Duyên tiếp tục “sự nghiệp” chèo đò của cụ nhưng với điều kiện: học sinh, thầy cô giáo là không được lấy tiền.
Hiện nay dù cụ Sáng đã gần 90 tuổi, xa mái chèo đã lâu nhưng cụ vẫn “nhớ nghề”, cụ Sáng nói: “Không được chèo đò đưa các cháu học sinh qua sông tôi buồn và nhớ lắm! Nhưng chẳng biết làm cách nào để tiếp tục gắn bó với bến đò với các cháu nhỏ nên tôi dựng cái chòi, bán bánh kẹo nhưng cốt để có dịp trò chuyện với các cháu”.
Theo phunuonline.com.vn
Thầy giáo 9X vay tiền dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên
Tự học 6 tháng, thi IELTS 7.5, TOEIC 890 điểm
mkKhi còn là sinh viên năm nhất, vì không có tiền đến trung tâm nên Tiệp tự ở nhà học thuộc từ mới và luyện ngữ pháp. Mỗi ngày, anh dành khoảng 6-8 tiếng để học. Anh còn đạp xe ra hồ Gươm nói chuyện với người nước ngoài. Tiệp xem bờ hồ như ngôi nhà thứ hai của mình, ngồi đó 13-23h mới về, không có tiền ăn nên chỉ dám mua nước uống.
Năm 2013, Tiệp quyết định du học ở Philippines để nghiên cưu vê phương phap giảng dạy hiện đai trên thê giơi.
"Sống và làm việc trong môi trường quốc tế, tôi mở mang thêm nhiều ý tưởng mới, khác với những gì đã học ở sách vở hay qua video. Tôi biết được tiếng Anh cần phải học gì để khi quay về Việt Nam đào tạo sẽ dễ dàng hơn" - 9X nói.
9X được học trò nhận xét là người thầy, người anh giản dị và luôn gần gũi với sinh viên. Anh nhiệt tình giúp đỡ các bạn trẻ cải thiện vốn tiếng Anh của mình.
Vay mượn tiền để dạy tiếng Anh miễn phí
Nguyễn Văn Tiệp bắt đầu dạy tiếng Anh từ năm 2010, mỗi tháng trung bình khoảng 200 sinh viên. Dạy miễn phí nên việc bị mọi người hoài nghi về chất lượng dạy học rất khó tránh khỏi. Buồn chán vì những lời đàm tiếu xung quanh, song chàng trai 24 tuổi vẫn cố gắng lạc quan. 9X tâm niệm rằng, chỉ cần làm tốt, giúp học trò nói được tiếng Anh, mọi nghi ngờ sẽ được chứng minh rõ ràng nhất.
Trước câu hỏi dạy tiếng Anh miễn phí có sợ bị thiệt thòi so với giáo viên ở các trung tâm ngoại ngữ khác, Tiệp cười và trả lời: "Nếu ham tiền thì tôi đã mở trung tâm từ lâu rồi. Không được đào tạo chính quy nhưng cũng được học viên gọi là thầy nên tôi chỉ biết tâm huyết với nghề, với đạo đức nghề nghiệp, không nghĩ đến việc kinh doanh".
Thời gian đầu mới đi dạy, Tiệp phải vay mượn tiền để làm kinh phí duy trì lớp học. Mang tâm lý được học miễn phí nên sinh viên tìm đến lớp càng ngày càng đông khiến anh vất vả một mình vừa tìm địa điểm vừa chuẩn bị bài giảng. Sau này, các học viên có đóng thêm phụ phí 20.000-30.000 đồng để Tiệp thuê phòng tốt hơn, đầy đủ thiết bị và có trợ giảng, giáo viên nước ngoài đến tham gia.
Sau khi dạy ổn định, Nguyễn Văn Tiệp còn mong muốn mở rộng thêm các lớp khác ở ĐH Tài nguyên Môi trường, ĐH Công nghiệp... Bên cạnh đó, anh ấp ủ dự định sản xuất phần mềm, game học và thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh.
Nguyễn Văn Tiệp đã lập gia đình. Vợ và con trai là động lực để anh cố gắng trong công việc dạy học.
Sẽ tiếp tục dạy trong 10 năm nữa
Việt Trung là sinh viên năm 4, ĐH Thủy Lợi. Được bạn bè giới thiệu, Trung tìm đến lớp học tiếng Anh của Nguyễn Văn Tiệp ở Học viện Tài chính.
Nhận xét về thầy của mình, Trung chia sẻ: "Anh Tiệp giản dị và gần gũi với học trò. Bạn nào chưa hiểu hay cần trao đổi thêm, anh luôn nhiệt tình giúp đỡ. Mình cảm nhận được sự nỗ lực của anh khi đem văn hóa học tiếng Anh ở nước ngoài đến với sinh viên Việt Nam".
Tiệp đã cưới vợ và có một cậu con trai kháu khỉnh. Với anh, gia đình là động lực để anh có được thành công như ngày hôm nay. "Tôi cảm thấy may mắn khi có vợ hỗ trợ trong công việc. Bố mẹ cũng hiểu và thông cảm cho việc dạy học của tôi nên luôn ủng hộ, không cấm cản gì" - Tiệp nói.
Tự nhận mình là người thẳng thắn, chăm chỉ và vui tính, Tiệp cho biết, niềm đam mê lớn nhất vẫn là học.
Những lúc rảnh rỗi, anh dành thời gian đọc sách. 9X lên kế hoạch cho tương lai gần của mình: "Tôi sẽ tiếp tục sự nghiệp dạy học trong 10 năm nữa. Tôi còn muốn đi du học để về nước phát triển thế hệ trẻ Việt Nam".
Theo Zing
8X và những dự án tiếng Anh miễn phí Đức Huy sáng lập trang web miễn phí "English for All" và điều hành dự án "Help to Fly" nhằm mang tiếng Anh đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sống để yêu thương và dâng hiến Năm 2005, Hoàng Đức Huy, khi đó là học sinh lớp 11, viết trong bài báo được đăng trên diễn đàn "Sống để yêu thương...