Cụ bà 83 tuổi và 2 con kêu oan suốt 30 năm
Bị khởi tố, bắt giam với cáo buộc sát hại một thượng úy quân đội, ba mẹ con được đình chỉ nhưng suốt 30 năm đi kêu oan, yêu cầu bồi thường.
Cụ Nguyễn Thị May (83 tuổi, trú phường Tân Giang, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) cầm trên tay tập hồ sơ dày cộm, cho biết đến nay đã tròn 30 năm cụ và hai người con ròng rã đi kêu oan trong vụ án mà ba mẹ con cụ bị khởi tố, bắt tạm giam về tội giết người.
Cụ Nguyễn Thị May đã 30 năm đi kêu oan cho mình và hai con. Ảnh: TUYẾN PHAN
Thành kẻ giết người vì cho nạn nhân ngủ nhờ
Theo hồ sơ, tối 7-2-1988, do quen biết với gia đình cụ May từ trước nên Thượng úy Lê Danh Tân (công tác tại Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng) trên đường trả phép đã ghé nhà cụ ngủ nhờ để sáng hôm sau vào đơn vị.
Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, cụ May đang ngủ thì nghe tiếng động lạ từ khu vực chuồng heo và phát hiện anh Tân đang nằm dưới hố phân heo.
Cụ May hô hoán các con dậy kéo anh Tân ra khỏi hố phân, đưa đến trạm xá quân y của tỉnh đội Cao Bằng. Tại đây, gia đình cụ được biết anh Tân bị ai đó đánh trọng thương, bị đẩy hoặc ngã xuống hố phân. Sau đó anh Tân tử vong và Công an tỉnh Cao Bằng ra quyết định khởi tố vụ án giết người.
Tháng 3-1988, Viện Kiểm sát quân sự (VKSQS) tỉnh Cao Bằng, nay là VKSQS Quân khu 1, khởi tố bị can đối với ông Trần Ngọc Hùng (con trai cụ May), hai tháng sau khởi tố cụ May và con gái cụ là bà Trần Thị Nga, cùng về tội giết người.
Tháng 3-1990, do còn nhiều tài liệu, chứng cứ cần phải làm rõ nhưng thời hạn điều tra đã hết, VKSQS Quân khu 1 ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án. Gần một năm sau, các cơ quan tố tụng thống nhất quan điểm: Các chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được không đủ để chứng minh hành vi phạm tội của ba mẹ con cụ May.
Ngày 4-3-1991, VKSQS Quân khu 1 đình chỉ điều tra bị can đối với cụ May và hai con. Ba mẹ con được trả tự do sau khi cụ May bị tạm giam năm tháng, ông Hùng bị tạm giam 10 tháng và bà Nga bị tam giam hai tháng.
Video đang HOT
Kể từ đó, do không nhận được giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền thể hiện mình không phạm tội, cụ May đã gửi đơn đến khắp các cơ quan tố tụng từ địa phương đến trung ương để kêu oan.
Đến nay, cụ Nguyễn Thị May và hai con vẫn chưa được minh oan. Ảnh: TUYẾN PHAN
Không bồi thường vì hết thời hiệu?
Tháng 5-2020, sau nhiều năm ròng rã đơn thư với phiếu chuyển đơn của nhiều cơ quan khác nhau, VKSQS Quân khu 1 đã có văn bản trả lời đơn của cụ May.
Tuy nhiên, trong văn bản, ngoài việc nhắc lại nội dung vụ án và việc ra quyết định đình chỉ bị can, VKSQS Quân khu 1 chỉ viết: Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn pháp luật, xác định đơn của cụ không có căn cứ để giải quyết.
Không đồng tình, cụ May tiếp tục làm đơn gửi VKSND Tối cao, VKSQS Trung ương, văn phòng Bộ Quốc phòng, VKSQS Quân khu 1…
Ngày 18-12 vừa qua, VKSQS Quân khu 1 tiếp tục có văn bản trả lời gia đình cụ May. Lần này văn bản viện dẫn nh iều quy định pháp luật hơn, tuy nhiên vẫn giữ nguyên quan điểm như lần trước.
Theo VKSQS Quân khu 1, vụ án xảy ra đã quá lâu, các tài liệu lưu giữ đã mục nát nhưng cơ bản còn đầy đủ các chứng cứ cho thấy quyết định đình chỉ bị can đối với ba mẹ con cụ May dù không có phần nơi nhận nhưng tại điều 2 có ghi: “Quyết định này giao cho Trần Ngọc Hùng, Nguyễn Thị May và Trần Thị Nga mỗi người một bản để đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công dân”.
Cùng với đó, VKSQS Quân khu 1 cũng thông báo việc đình chỉ bị can gửi tới VKSND tỉnh Cao Bằng, Phòng Xây dựng nhà đất thị xã Cao Bằng (nơi cụ May đang công tác), UBND phường nơi ba mẹ con cụ May cư trú (tuy nhiên, đến nay không tìm thấy hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án tại các cơ quan này – PV).
Cũng theo văn bản, từ khi vụ án xảy ra đến nay, lý lịch tư pháp của ba mẹ con không có tiền án, tiền sự liên quan đến vụ án, không bị hạn chế bất cứ quyền công dân nào, vẫn được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như mọi công dân khác…
Với những căn cứ trên, VKSQS Quân khu 1 cho rằng ba mẹ con cụ May đã nhận được quyết định đình chỉ bị can, vì nếu không nhận được thì các cơ quan có thẩm quyền không có căn cứ để khôi phục quyền công dân cho ba mẹ con cụ.
Hơn thế, từ khi ra quyết định đình chỉ bị can, qua kiểm tra hồ sơ lưu trữ cho đến tháng 4-2020, VKSQS Quân khu 1 không nhận được bất kỳ đơn thư nào của ba mẹ con cụ May hay các đơn thư khác có liên quan đến vụ án.
Do vậy, thời hiệu yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại giải quyết việc bồi thường đối với vụ án của gia đình cụ May đã hết. “Đơn của bà Nguyễn Thị May, Trần Thị Nga và Trần Ngọc Hùng không có căn cứ để giải quyết” – VKSQS Quân khu 1 cho biết.
Chỉ mong được minh oan trước khi chết
Sau trả lời lần thứ hai của VKSQS Quân khu 1, ba mẹ con cụ May tiếp tục có đơn khiếu nại gửi cơ quan này. Cụ May khẳng định trước nay gia đình không nhận được bất kỳ quyết định nào của cơ quan tố tụng nên mới đằng đẵng 30 năm đi kêu oan. Theo cụ May, việc VKSQS Quân khu 1 chỉ căn cứ vào nơi nhận ghi trong quyết định đình chỉ bị can để mặc định gia đình cụ đã nhận được là không có cơ sở, không thuyết phục…
Ông Trần Ngọc Dũng (43 tuổi, con trai cụ May) nói rằng suốt 30 năm nay gia đình vẫn phải mang tiếng là kẻ giết người, chịu sự dè bỉu, tai tiếng từ dân làng xung quanh.
Do tuổi già lại thêm nhiều bệnh, cụ May nay đã sức cùng lực kiệt, không thể đi “gõ cửa” từng cơ quan như trước đây nữa. Ước nguyện lớn nhất của cụ và các con là được công khai xin lỗi trước khi nhắm mắt xuôi tay để có thể gột sạch tiếng oan gia đình suốt ba thập niên qua.
Lừa "chạy" việc vào ngành Y tế, ra tòa "nữ quái" khai báo quanh co
"Nổ" quen biết nhiều lãnh đạo ngành y tế, Ngô Thị Oanh cùng đồng phạm lừa "chạy" việc nhiều người, chiếm đoạt hơn 2,7 tỷ đồng. Sau bản án sơ thẩm, Oanh kháng cáo kêu oan.
Bị cáo Ngô Thị Oanh
Ngày 23/12, tại TAND tỉnh Nghệ An, TAND cấp cao Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Ngô Thị Oanh (SN 1969, trú xã Hưng Đông, TP.Vinh) theo đơn kháng cáo kêu oan và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985, ngụ phường Lê Lợi, TP.Vinh) xin hưởng án treo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Dù không có chức năng, nhiệm vụ tìm việc làm nhưng Oanh và Hằng đã bàn bạc, thống nhất với nhau việc nhận hồ sơ, tiền xin việc vào các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, Oanh chịu trách nhiệm tìm người lao động, nhận hồ sơ, tiền của người xin việc, còn Hằng có nhiệm vụ liên hệ, xin việc làm.
Trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2018, Oanh "nổ" bản thân quen biết lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Nghệ An và hứa chắc chắn xin được việc làm cho những ai có nhu cầu.
Ngoài ra, Oanh còn bàn bạc, thống nhất với Nguyễn Thị Thúy là cán bộ khuyến nông thuộc Trạm khuyến nông TP Vinh tìm người lao động để Oanh "xin việc làm" cho họ.
Cơ quan điều tra xác định, Ngô Thị Oanh thực hiện 10 vụ lừa đảo với số tiền hơn 2,7 tỷ đồng. Trong đó, Nguyễn Thị Hằng thực hiện 6 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 420 triệu đồng, Nguyễn Thị Thúy thực hiện 1 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 210 triệu đồng. Sau khi nhận tiền "chạy việc", các đối tượng đều không "xin việc làm" được cho bất cứ trường hợp nào.
Tại tòa sơ thẩm, trong khi hai bị cáo Hằng, Thúy thành khẩn khai báo, đã khắc phục hết toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt thì Ngô Thị Oanh quanh co chối tội. Bị cáo Oanh cho rằng đã xin việc thành công cho 2 trường hợp tại bệnh viện. Số trường hợp còn lại đã đồng ý chuyển từ chạy việc sang vay nợ và hiện chưa đến thời gian trả nợ. Tuy nhiên, các bị hại cho biết chưa ai có việc làm như lời của bị cáo Oanh.
Tòa sơ thẩm tuyên phạt Ngô Thị Oanh 10 năm tù, Nguyễn Thị Hằng 3 năm tù giam, Nguyễn Thị Thúy 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau đó, bị cáo Oanh kháng cáo kêu oan, còn bị cáo Hằng kháng cáo xin được hưởng án treo. Tại phiên tòa này, bị cáo Hằng xin xử vắng mặt.
Ngô Thị Oanh cho rằng, VKS truy tố bị cáo về tội lừa đảo là không đúng bởi bị cáo đã xin được việc làm cho một số trường hợp như cam kết. Bị cáo cũng đề nghị tòa xem xét đúng số tiền mà bị cáo phải chịu trách nhiệm.
Quá trình khai báo, bị cáo Oanh quanh co chối tội. Xét thấy kháng cáo của bị cáo là không có căn cứ, HĐXX cấp phúc thẩm bác đơn kháng cáo. Y án 10 năm tù về tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản đối với bị cáo Ngô Thị Oanh. Đồng thời bác đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Hằng./.
Cuộc sống vui vầy của ông Nguyễn Thanh Chấn sau 3699 ngày nghiệt ngã Bảy năm sau ngày được minh oan, ông Nguyễn Thanh Chấn vẫn am anh vê 3699 ngày chiu canh tu oan. Ông luôn cam ta "trời cao cao co măt" giúp ông có những ngày tháng bình yên, sống vui vầy bên vợ con khi đã ở "bên triền dốc" cuộc đời... Nhiều năm mới thoát kiếp "người rừng" Tìm về thôn Me,...