Cụ bà 79 tuổi mở lớp học miễn phí để bảo vệ ngôn ngữ
Mỗi tuần hai buổi, bà Wu Xiaodong (Trung Quốc) lại lên lớp dạy tiếng Oroqen cho các học sinh có độ tuổi từ 3 đến 60.
Là hiệu trưởng trường mẫu giáo đã nghỉ hưu và là người dân tộc Oroqen, bà Wu Xiaodong (79 tuổi) luôn lo lắng về việc ngôn ngữ của dân tộc mình có nguy cơ biến mất. Vì vậy, cách đây ba tháng, bà quyết định mở một lớp học miễn phí để bảo tồn văn hóa dân tộc.
Cứ vào sáng thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, tại lớp học thuộc trường tiểu học dân tộc ở Xunke, Heihe (phía bắc tỉnh Hắc Long Giang), khoảng 20 học sinh từ 3 đến 60 tuổi lại có mặt để tham gia các buổi dạy kéo dài hai tiếng đồng hồ, theo China Daily ngày 4/2.
“Bất chấp những nỗ lực của chính phủ và một số cá nhân để bảo vệ ngôn ngữ, nó vẫn có nguy cơ biến mất do hiện đại hóa. Tôi chỉ hy vọng những gì tôi làm có thể khiến quá trình này chậm lại”, bà Wu nói và cho biết những học sinh theo học lớp của bà không có sự giới hạn về đối tượng, họ có thể là giáo viên, công chức hay đơn giản chỉ làm nội trợ, miễn là có quan tâm đến việc học ngôn ngữ dân tộc.
Bà Wu trong một giờ dạy. Ảnh: China Daily
Cuộc điều tra dân số quốc gia lần thứ sáu năm 2010 cho thấy có 8.659 người Oroqen ở Trung Quốc, trong đó có khoảng 45% sống ở Hắc Long Giang. Khoảng 1.300 người Oroqen sống ở Xunke, nhưng ít người trong số họ có thể nói ngôn ngữ dân tộc này và hầu hết người dưới 60 tuổi không nói được.
Những con số này khiến bà Wu thấy buồn. Dù lớp học miễn phí mới chỉ bắt đầu cách đây ba tháng nhưng thực tế bà đã làm việc để bảo tồn ngôn ngữ này suốt từ năm 2016 tới nay bằng việc đưa các bài học về Oroqen vào trong trường tiểu học dân tộc hay giảng dạy cho học sinh tham dự kỳ thi ngôn ngữ Oroqen được tổ chức hàng năm nhằm khơi gợi sự quan tâm của thế hệ trẻ trong việc học ngôn ngữ.
Từ các cuộc thi đó, bà Wu thấy các thí sinh đến từ Xunke, quê hương của bà, không thể hiện tốt bằng những học sinh ở khu vực khác bởi người Oroqen ở Xunke đã rời khỏi những ngọn núi của họ từ khá sớm và có nhiều cơ hội tiếp cận, nắm bắt văn hóa hiện đại.
“Mặc dù điều này chứng tỏ chúng tôi đang phát triển, tôi vẫn cảm thấy khá buồn bởi nó thúc đẩy quá trình biến mất của văn hóa dân tộc”, bà Wu nói.
Trong quá trình dạy học, bà Wu được nhiều học sinh chia sẻ rất quan tâm đến văn hóa Oroqen nhưng ít phụ huynh có thể nói tiếng Oroqen với họ. Sau đó, bà có ý tưởng mở một lớp học chủ yếu dành cho người lớn với hy vọng nó sẽ khuyến khích các bậc cha mẹ trẻ chú ý đến văn hóa của chính họ và cung cấp cho con cái môi trường ngôn ngữ Oroqen tốt hơn.
Video đang HOT
Các học sinh trong lớp học miễn phí của bà Wu. Ảnh: China Daily
Trong mỗi lớp học, bà dạy cho học sinh của mình 30 từ, xen kẽ với hướng dẫn về văn hóa Oroqen truyền thống, bao gồm trang phục, âm nhạc, nhảy múa…
Không giống như một số ngôn ngữ thiểu số khác, ngôn ngữ Oroqen chỉ được nói mà không có hình thức viết. Điều này khiến bà Wu phải chuyển đổi các từ thành bính âm (cách sử dụng chữ cái Latin để thể hiện cách phát âm chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc) hoặc chữ Hán với cách phát âm tương tự khi viết lên bảng.
Để làm được điều này, bà lão 79 tuổi đã dành sáu năm để tìm kiếm ký tự các tiếng Trung Quốc hoặc bính âm với cách phát âm giống hoặc tương tự cho khoảng 5.000 từ Oroqen, bao gồm các con số, các từ ngữ mô tả cuộc sống hàng ngày và hoạt động săn bắn.
Bà Wu cũng cho biết mặc dù có thể nói trôi chảy, bà vẫn không thể nhớ tất cả từ do tuổi già và thiếu môi trường ngôn ngữ. Để ghi lại một số từ không quen thuộc, bà thường đến thăm những người cao niên thuộc dân tộc Oroqen ở địa phương.
Bà Wu cũng nhận được sự hỗ trợ lớn từ các thành viên trong gia đình. Con trai bà, một giáo viên tại trường tiểu học dân tộc, đã giúp bà đăng ký để có phòng dạy học và cũng cho học sinh học các bài học về ngôn ngữ Oroqen mỗi tuần. Cháu gái giúp bà đối chiếu các tài liệu giảng dạy trên máy tính. Bà Wu vẫn thường thảo luận về ý nghĩa của việc kế thừa ngôn ngữ với con cháu.
“Tôi biết rõ dù chúng tôi có nỗ lực bao nhiêu thì nguy cơ ngôn ngữ Oroqen mờ dần vào lịch sử vẫn tồn tại. Tuy nhiên, tôi hy vọng những gì tôi làm có thể để lại một dấu ấn nào đó”, bà Wu chia sẻ.
Mo Renjie (23 tuổi), sinh viên năm cuối của Đại học Công nghệ Vũ Hán, người từng tham dự lớp học của bà Wu, bày tỏ sự kính trọng với bà.
“Bà Wu là người cao tuổi đáng kính trong đại gia đình Oroqen chúng tôi. Tôi vẫn thường hỏi bà những câu hỏi về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc. Lớp học miễn phí của bà Wu có ý nghĩa lớn với tất cả người dân Oroqen, đặc biệt là với những người thuộc thế hệ trẻ như tôi”, Mo nói và hy vọng nhiều người xa quê sẽ được truyền cảm hứng từ tình yêu ngôn ngữ của bà Wu để có ý thức đưa ngôn ngữ, văn hóa Oroqen đi khắp nơi với một niềm tự hào lớn.
Oroqen là dân tộc được công nhận ở miền bắc Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở Nội Mông và Hắc Long Giang. Người Oroqen sống nhờ vào săn bắn là chính. Họ có phong tục sử dụng lông thú và da động vật làm y phục. Tuy nhiên ngày nay, nhằm tôn trọng luật lệ bảo vệ động vật hoang dã, nhiều người Oroqen đã từ bỏ phong tục này.
Dương Tâm
Theo Dân trí
Thầy giáo không lương và lớp học cho "các cụ" giữa lòng hồ Thác Bà
Lớp học "vỡ lòng" với những học sinh đã là bố mẹ, ông bà hằng ngày vẫn bi bô đánh vần từng con chữ giữa lòng hồ Thác Bà (Yên Bái) khiến những người ghé thăm nơi đây cảm thấy thú vị, xúc động. Điều đáng trân quý hơn, người thầy giáo đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" ngày này qua tháng khác tình nguyện xóa nạn mù chữ ấy không đòi hỏi bất cứ một đồng thù lao.
Lớp học đặc biệt do cựu chiến binh Đỗ Minh Bản lập ra và giảng dạy. Ảnh: G.Bình
Chèo thuyền 2 giờ đồng hồ để đến lớp
Lớp học "xóa nạn mù chữ" miễn phí của thầy giáo già Đỗ Minh Bản (trú tại xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, Yên Bái) giữa lòng hồ Thác Bà trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong những câu chuyện của người dân địa phương nơi đây.
Mặc dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy", nhưng hằng ngày chứng kiến một bộ phận đồng bào nghèo quê nhà chưa biết chữ, cựu chiến binh Đỗ Minh Bản day dứt khôn nguôi. Sau rất nhiều ngày trăn trở, cuối năm 2017, ông Bản quyết định tự mình mở một lớp học miễn phí để giúp những người dân nghèo có cơ hội được tiếp cận con chữ một cách bài bản.
Vào một ngày cuối tháng 12/2018, trong cái se lạnh của khí trời Tây Bắc, chúng tôi theo chân thầy Bản ra bến thuyền để chờ đợi học sinh. Chưa đầy 5 phút, từ khu vực lòng hồ, 2 chiếc thuyền rẽ màn sương mờ tiến về bến. Trên thuyền hầu hết là phụ nữ với độ tuổi từ 20-50 diện trên mình trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Dao trông rất bắt mắt.
Sau khi niềm nở đón các học sinh vào lớp học, thầy Bản trải lòng: "Từng là người lính vào sinh ra tử nên tôi luôn thầm cảm ơn và trân quý cuộc đời này. Chiến tranh đã qua rồi, nhưng một bộ phận không nhỏ bà con nơi đây vẫn phải đối diện với "giặc nghèo", "giặc dốt". Vì vậy, khi địa phương có chủ trương xóa mù chữ, tôi đã đề xuất với chính quyền mở lớp học này. Từ ngày lớp học hoạt động, được sự động viên, ủng hộ của nhiều người, tôi cảm thấy cuộc đời của mình có ý nghĩa hơn gấp bội, vì đã làm được một việc tốt góp phần xây dựng quê hương".
Chỉ tay về phía địa hình xung quanh, thầy Bản cho biết thêm, do sinh sống trong vùng lòng hồ Thác Bà, điều kiện đi lại quá khó khăn khiến nhiều bà con người Dao không biết chữ. Thời gian đầu khi mới mở lớp, bản thân thầy Bản cũng rất lo lắng vì sợ sẽ ít người tới học. Tuy nhiên, chỉ ít ngày sau khi lớp học khai giảng, rất nhiều bà con người Dao không quản ngại đường xá xa xôi tìm tới để xin học. Lớp học được tổ chức mỗi tuần 3 buổi vào trưa thứ Hai, thứ Ba và thứ Năm tại nhà văn hóa thôn 4 Vàn (xã Phúc Lợi). Dù phải chèo thuyền suốt 2 tiếng đồng hồ mới đến được "trường" nhưng không ai nghỉ một buổi học nào.
Là người tham gia lớp học từ những ngày đầu, bà Vi Thị Hồng (ở thôn 4 Vàn) tâm sự: "Trước khi tham gia lớp học của thầy Bản, tôi không thể tự viết nổi tên mình. Nhiều lúc các cháu học ở lớp về hỏi bài, tôi cũng chẳng biết trả lời ra sao. Sau một thời gian tới lớp, nhờ sự chỉ bảo tận tình của thầy, tôi đã có thể đọc, viết cơ bản. Bản thân cũng cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh".
Có những thứ tiền bạc không thể mua được
Những học sinh đặc biệt ở lòng hồ Thác Bà, Yên Bái.
Trong chặng đường xóa nạn mù chữ cho những học sinh lớn tuổi của mình, điều đáng quý là thầy Đỗ Minh Bản không hề đơn độc. Ngoài sự động viên của người thân trong gia đình, lớp học đặc biệt của thầy Bản còn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Cụ thể, tất cả các học viên trong lớp của thầy Bản được giáo viên Trường Tiểu học xã Phúc Lợi hỗ trợ về sách vở, dụng cụ học tập. Chủ trương của thầy Bản là luôn tạo cho lớp học một bầu không khí vui vẻ, thoải mái để mọi người cảm thấy hứng thú khi tới lớp. Như vậy, hiệu quả đạt được trong việc tiếp thu kiến thức mới cao.
Công tác xóa nạn mù chữ là một trong những vấn đề được chính quyền huyện Lục Yên rất quan tâm. Theo số liệu từ Phòng GD&ĐT huyện Lục Yên, hết năm 2017, trên địa bàn huyện có 91,76% số người biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 ở mức độ 1 và ở mức độ 2 đạt 88,13%. Huyện còn khoảng 8,24% đồng bào dân tộc thiểu số độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết chữ. Nguyên nhân do phong tục tập quán, một phần vì ở vùng sâu, vùng xa nên khó khăn trong quá trình đi lại.
Để khắc phục tình trạng này, Phòng GD&ĐT huyện đã chỉ đạo các đơn vị, trường học điều tra, thống kê số lượng người mù chữ và tái mù chữ; xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu mở các lớp học xóa mù chữ để nâng cao tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ trên địa bàn, nhất là tập trung ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phấn đấu đến năm 2020, huyện Lục Yên đạt chuẩn xóa mù chữ ở mức độ 2 với 22/24 xã, thị trấn và xóa mù chữ cho 930 người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-60 đạt 94%.
Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Tô Hoàng - Phó trưởng Phòng GD&ĐT huyện Lục Yên chia sẻ, công tác xóa nạn mù chữ để có thể đạt hiệu quả cao, cần sự chung tay giúp sức của nhiều cá nhân, tổ chức chứ không riêng ngành Giáo dục. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã mở 3 lớp xóa mù chữ. Hai lớp tại xã Trung tâm với 68 học viên do giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Trung Tâm trực tiếp giảng dạy.
Đặc biệt, lớp học tại xã Phúc Lợi, với 27 học viên do cựu chiến binh Đỗ Minh Bản giảng dạy rất hiệu quả. Điều đáng trân trọng là, dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn, còn phải lo lao động sản xuất, chăm lo cuộc sống gia đình, nhưng các giáo viên, cũng như thầy Bản đều tham gia dạy học với tinh thần tự nguyện, không nhận bất cứ đồng thù lao nào.
Theo giadinh.net.vn
Quảng Bình: Thầy giáo làng 83 tuổi hơn 30 năm dạy ngoại ngữ miễn phí cho học sinh Về xã Quảng Thanh (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) hỏi thăm lớp học miễn phí của thầy giáo làng U90 thì từ người già đến trẻ nhỏ đều biết và nhắc đến ông bằng sự trìu mến, thân mật. Chưa một lần chính thức đứng trên bục giảng, nhưng hơn 30 năm qua ông đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và...