Cụ 89 tuổi nhặt rác giúp học sinh nghèo
Cụ ông 89 tuổi đêm nào cũng đi nhặt rác trong gần 10 năm qua, gom phế liệu để hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo.
Một buổi đi nhặt rác của Vương Thân Sâm.
Mỗi khi màn đêm buông xuống, trên đường phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang luôn xuất hiện một dáng người nhỏ bé, lom khom đẩy chiếc xe ba gác, lật mở các thùng rác lớn nhỏ. Đó là “ông lão nhặt rác” Vương Thân Sâm, 89 tuổi. Trước khi nghỉ hưu, ông là giảng viên đại học, cũng từng làm tham mưu trong quân đội. Gần 10 năm qua, ông rời nhà vào 21h và trở về vào 3, 4h sáng.
“Ban ngày có nhiều người đi nhặt phế liệu, có người cần nó hơn tôi, tôi không muốn tranh giành bát cơm với người khác”, ông nói. Số chai lọ đồng nát mà ông Vương nhặt thường bán được 2,3 USD mỗi đêm. Mỗi tháng ông kiếm tầm 46 – 62 USD. Người nhà đều khuyên ông ngừng nhặt rác, nhưng ông đã dần thuyết phục được họ. “Muốn giúp đỡ người khác thì phải dùng tấm lòng chân thành”, ông nói.
Tháng nào ông cũng đem tiền bán phế liệu và một phần tiền tiết kiệm tặng cho học sinh nghèo. Ông Vương có rất nhiều biệt danh như “ông cụ nhặt rác”, “người giúp đỡ học sinh nghèo nổi tiếng”. Trong thời gian giảng dạy ở đại học trước đây, ông Vương luôn quan tâm và giúp đỡ nhưng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Mùa hè năm 2012, thông qua truyền thông, ông biết đến Từ Linh Linh, nữ sinh viên vừa làm thuê vừa đi học do hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, ông quyết định dùng hết sức giúp đỡ học sinh nghèo vào đại học. Ông Vương đã tài trợ cho Tô Linh Linh hơn 2.800 USD trong suốt 4 năm đại học của cô. Tính đến nay, ông đã tài trợ cho 4 học sinh nghèo hoàn thành việc học.
“Tôi muốn thông qua hành động để nói với giới trẻ rằng khó khăn không hề đáng sợ, chỉ cần chúng ta chăm chỉ và nỗ lực thì mọi khó khăn đều có thể vượt qua”, ông Vương trả lời khi được hỏi tại sao có lương hưu nhưng ông vẫn đi nhặt rác để giúp học sinh nghèo.
Điều khiến ông vui nhất là tất cả học sinh mà ông từng giúp đỡ đều thành công trong học tập. Sau khi tốt nghiệp đại học, Tô Linh Linh về quê trở thành giáo viên tiểu học.
Tấm lòng của ông đã lay động những người xung quanh. Một người hàng xóm hàng tháng đều quyên góp tiền cùng ông hỗ trợ các em học sinh khó khăn. Một cô gái sau khi tan sở thường hay phân loại phế liệu trong trong khu chung cư rồi đưa cho ông. Buổi tối khi đi nhặt phế liệu còn có người đem dưa hấu ướp lạnh và nước khoáng biếu ông.
“Tôi không hề muốn trở thành người nổi tiếng, tôi chỉ muốn giống như trước kia, là một đảng viên, một quân nhân bình thường và làm ông nội Vương của bọn trẻ”, ông chia sẻ.
Video đang HOT
Một ngày của cậu bé nhặt rác Ấn Độ
Ali, 10 tuổi, phụ bố mẹ nhặt rác ở Gauhati để kiếm sống và luôn mong mỏi lớn lên sẽ thành người giàu có.
Imradul Ali, 10 tuổi, tìm phế liệu trong một bãi rác ở ngoại ô thành phố Gauhati, thủ phủ bang Assam của Ấn Độ, hôm 4/2.
Năm ngoái, do tác động nặng nề của Covid-19, gia đình Ali không thể tới bãi rác nhặt phế liệu đem bán. Họ chật vật suốt nhiều tháng khi Ấn Độ áp lệnh phong tỏa, sống qua ngày nhờ các tổ chức cứu trợ.
Ali mặc áo sơ mi chuẩn bị đi học, trong khi mẹ em chải dầu lên tóc con trong ngôi nhà thuê ở ngoại ô thành phố hôm 5/2.
Ali không muốn cả đời nhặt rác nhưng cậu bé cũng không rõ tương lai mình sẽ thế nào. "Cháu muốn tiếp tục đi học và lớn lên thành người giàu có", Ali nói.
Ali xỏ chân vào đôi giày nhặt từ bãi rác, chuẩn bị đi học.
Em kiếm được 1,3 USD một ngày nhờ nhặt rác, trong khi những người còn lại trong gia đình kiếm được khoảng 3,3 USD.
"Rất khó để nuôi sống một gia đình chỉ bằng việc nhặt rác", Anuware Begum, 30 tuổi, mẹ của Ali, nói.
Ali và các bạn trên đường tới trường.
Theo cuộc điều tra dân số gần nhất năm 2011 của Ấn Độ, tổng số lao động trẻ em trong độ tuổi từ 5 tới 14, bao gồm trẻ nhặt rác, vào khoảng 10 triệu em.
Ali và các bạn cùng lớp tại một trường học gần bãi rác hôm 5/2.
Thadeus Kujur, người điều hành nhóm từ thiện Snehalaya, luôn buồn phiền khi thấy cảnh trẻ em đi thu gom phế liệu thay vì được tới trường. Nhóm của ông điều hành 5 cơ sở chăm sóc trẻ em, chăm lo 185 bé và đã giúp đỡ 20.000 em trong hơn 7 năm.
"Chúng tôi thực hiện nhiều chương trình động viên các bậc cha mẹ nghèo nhận ra giá trị của giáo dục để họ đưa con em tới trường", ông nói.
Ali tìm phế liệu trong bãi rác hôm 4/2, giữa đàn bò cũng đang lục lọi thức ăn.
Theo phân tích mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới và Quỹ trẻ em Liên Hợp Quốc, khoảng 356 triệu trẻ em trên toàn cầu sống trong cảnh nghèo cùng cực trước khi đại dịch bùng phát và con số này dự kiến còn tồi tệ hơn nhiều.
Ali thích thú thổi một quả bóng bay mà em vừa nhặt được ở bãi rác.
Ali vác túi phế liệu nhặt được tại bãi rác về nhà hôm 4/2.
Nhặt rác là công việc bẩn thỉu và nguy hiểm. Dù không có số liệu chính xác, các tổ chức từ thiện Ấn Độ cho hay có khoảng 4 triệu người làm công việc này.
Đây là hệ thống tái chế rác hiệu quả của Ấn Độ, nhưng công việc này không thân thiện với môi trường. Những người làm nghề này có rất ít quyền lợi và luôn đối mặt với nguy cơ phơi nhiễm chất độc chết người hàng ngày.
Cậu bé chơi đùa với hai chú gà con nhặt được ở bãi rác.
Bố của Ali muốn con trai tiếp tục đi học. Ông hy vọng con sẽ mở được cửa hàng riêng hoặc kiếm được một công việc lương khá trong chính phủ để chấm dứt cuộc sống khổ cực của gia đình.
Ali làm bài tập về nhà trong khi mẹ nấu bữa tối trong căn nhà chật hẹp ở ngoại ô Gauhati, hôm 4/2.
Ali mơ ước mua được một chiếc ô tô trong tương lai. "Cháu còn muốn ăn đồ ngon và mặc áo đẹp nữa", cậu nói.
Nhưng trước mắt, cậu bé sẽ vẫn phải tiếp tục hàng ngày cùng mẹ ra bãi rác nhặt nhạnh phế liệu.
Taliban ra sắc lệnh đầu tiên đối với phụ nữ Trong sắc lệnh mới công bố ngày 4/9, Taliban yêu cầu phụ nữ tại các trường đại học tư thục ở Afghanistan phải mặc trang phục truyền thống abaya và trùm niqab che mặt. Sắc lệnh do cơ quan quản lý giáo dục của Taliban ban hành quy định chỉ có phụ nữ mới được dạy học cho các nữ sinh. Trong trường...