Cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi
Dự án “Happy Việt Nam” được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng.
Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi còn ở mức cao. Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi độ tuổi dưới 5 tuổi năm 2018 là 23,2%, nghĩa là cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi.
Ngày 17/1, tại TP.HCM, đã diễn ra hội thảo khai mạc dự án Happy Việt Nam do Merck Việt Nam đồng hành cùng Deutsche Investitions-und Entwicklungsgesellschaft (DEG), Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), Tổ Chức ASSIST triển khai với mục tiêu giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng, chung tay đẩy lùi căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Hiện vẫn còn khoảng cách lớn giữa khu vực thành phố và nông thôn, đặc biệt, ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng khó khăn về tỉ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ. Trẻ em suy dinh dưỡng rất dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp và đường ruột. Đáng chú ý, tất cả các cơ quan của trẻ đều giảm phát triển, như hệ cơ xương, ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và tầm vóc của trẻ.
GS.TS. BS. Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, mặc dù đat đươc các thành tựu đang ghi nhân trong thời gian qua nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi ở mức cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng, trường học hay bệnh viện còn thiếu về số lượng và chất lượng.
Video đang HOT
Dự án Happy Việt Nam giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng
Theo GS. Dàng, nhiều phụ huynh còn thiếu kiến thức, thực hành dinh dưỡng. Tình trạng trẻ còi, suy dinh dưỡng ở các vùng miền cũng khác nhau, do đó, đòi hỏi phải có các can thiệp thích hợp.
Với mong muốn chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng và góp phần phát triển thể lực, tầm vóc người Việt, dự án Happy Việt Nam được thiết lập với các hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người dân về việc chuẩn bị tốt, nhận biết sớm và điều trị đúng cách khi trẻ có các biểu hiện của căn bệnh này.
Dự án được triển khai trong vòng 2 năm, khởi đầu từ tháng 7/2020. Trong khuôn khổ của dự án, các hoạt động truyền thông, khám tầm soát cho trẻ và tập huấn cho các giáo viên tiểu học, mẫu giáo, phụ huynh học sinh và nhân viên y tế để giúp nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu về các yếu tố nguy cơ để phòng ngừa, đồng thời có thể tầm soát sớm và chữa trị hiệu quả căn bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Các hoạt động của dự án sẽ được diễn ra ở 7 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó bao gồm những khu vực có tỷ lệ trẻ mắc bệnh thấp còi, suy dinh dưỡng cao như Cao Bằng, Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Hà Nội và TP.HCM.
Dấu hiệu cảnh báo bạn thiếu vitamin A
Thiếu hụt vitamin A có thể khiến bạn bị khô da, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, vết thương lâu lành và khó thụ thai.
Da khô: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa da và kháng viêm. Dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ nhiễm trùng trên da, ngăn tình trạng khô và tróc vảy. Sự thiếu hụt vitamin A có thể dẫn đến bệnh chàm và các tình trạng viêm da khác. Ảnh: Healthline.
Khô mắt: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , vitamin A là chất chống oxy hóa bảo vệ mắt, cải thiện niêm mạc và giác mạc. Nó hỗ trợ bảo vệ tế bào biểu mô tuyến lệ. Thiếu vitamin A có thể dẫn đến khô mắt, mù lòa, tổn thương giác mạc, quáng gà. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt là không có khả năng tiết nước mắt. Ảnh: Healthgrades.
Khó thụ thai, vô sinh: Vitamin A rất cần thiết cho khả năng sinh sản ở cả nam và nữ. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi muốn mang thai, thiếu dưỡng chất này có thể là một trong những nguyên nhân. Lượng vitamin A thấp ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Ảnh: Womenshealth.
Tăng trưởng chậm ở trẻ nhỏ: Theo Healthline, cùng với vitamin D, vitamin A tham gia vào quá trình phát triển xương và sự tăng trưởng của cơ thể trẻ. Vì vậy, khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng. Ảnh: Lovingparents.
Nhiễm trùng đường hô hấp: Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), thiếu vitamin A có thể khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Khi đó, bạn dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, đặc biệt mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Ảnh: Aarp.
Khả năng lành vết thương chậm: Vết thương không lành hẳn sau chấn thương hoặc phẫu thuật có thể liên quan đến lượng vitamin A thấp. Điều này do vitamin A thúc đẩy việc tạo ra collagen, thành phần quan trọng cho làn da khỏe mạnh. Ảnh: Medindia.
Mụn trứng cá: Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của da và ngừa viêm, vitamin A có thể chống lại hoặc điều trị mụn trứng cá. Thiếu hụt vitamin A sẽ khiến da bị khô, tăng tiết dầu, dẫn đến hình thành mụn trứng cá. Ảnh: Hindustantimes.
Nguy hiểm khi kê đơn kháng sinh trị nhiễm trùng hô hấp do virus Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus. Vì vậy, việc kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trong tương lai và cần phải dùng nhiều đơn thuốc kháng sinh hơn. Một nghiên cứu mới cảnh báo. Các nhà khoa học đã...