Croatia hướng tới gia nhập Eurozone vào năm 2023
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis ngày 13/9 cho biết Croatia đang hướng tới gia nhập Khu vực đồng euro ( Eurozone) vào năm 2023, nếu nước này đáp ứng được các tiêu chí do EC đề ra.
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Ông Dombrovskis đánh giá cao ý chí chính trị mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Croatia trong việc đưa vào sử dụng đồng euro sớm nhất là vào năm 2023. Dù cho còn nhiều trở ngại mà nước này đang phải đối mặt, EC sẽ hỗ trợ Croatia trong nỗ lực đáp ứng mốc thời gian này.
Song, ông lưu ý Croatia cần hội tụ đủ các tiêu chí gồm kiểm soát lạm phát, chứng minh sự ổn định của nền tài chính công, neo đồng nội tệ với đồng euro trong hai năm và đáp ứng các mục tiêu nghiêm ngặt về lãi suất dài hạn.
Video đang HOT
Hiện quy mô kinh tế Croatia và xếp thứ 22 trong số 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Ông Daniel Gros, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu, có trụ sở tại Brussels (Bỉ), nhận định về mặt kinh tế, việc gia nhập Eurozone của Croatia chỉ là một sự bổ sung rất nhỏ cho nền kinh tế khu vực này. Nhưng về mặt chính trị, động thái của Croatia cho thấy đồng euro vẫn duy trì được sức hấp dẫn.
Lĩnh vực kinh tế chủ đạo của Croatia là du lịch và việc gia nhập Eurozone sẽ mang lại lợi ích to lớn cho nước này. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Quốc gia Croatia cho thấy sự ủng hộ của người dân đối với việc tham gia Eurozone đã tăng từ 41% lên 45% hồi năm ngoái.
Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hành trái phiếu xanh
Tây Ban Nha sẽ lần đầu tiên phát hành trái phiếu xanh vào ngày 7/9, mở đường cho loạt đợt phát hành loại trái phiếu này trong tháng 9 này.
Theo giới chức Tây Ban Nha, trái phiếu xanh kỳ hạn 20 năm sẽ giúp nước này huy động 5 tỷ euro (gần 6 tỷ USD).
Ngoài Tây Ban Nha, hiện có nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã phát hành trái phiếu xanh trong năm nay nhằm huy động ngân sách cấp cho các dự án thân thiện với môi trường trong bối cảnh nhu cầu về loại tài sản này đang bùng nổ.
Dự kiến, trong tương lai, Tây Ban Nha sẽ phát hành thêm nhiều đợt phát hành trái phiếu nữa.
Cũng trong ngày 7/9, EU sẽ giới thiệu khuôn khổ trái phiếu xanh trước khi bắt đầu đợt phát hành đầu tiên nhằm huy động tiền tài trợ một phần trong quỹ phục hồi COVID-19 của EU. Trong khi đó, Đức sẽ mở đợt chào bán trái phiếu xanh vào ngày 8/9, tương tự Anh sẽ mở đợt bán trái phiếu xanh đầu tiên từ ngày 20/9.
Thị trường trái phiếu Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã ghi nhận sự ổn định trong đầu phiên giao dịch đầu ngày 7/9 khi tất cả các nhà đầu tư đều dồn sự chú ý vào cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), dự kiến diễn ra ngày 9/9. Tại cuộc họp này, ECB được cho là sẽ đặt ra tốc độ mua trái phiếu theo PEPP cho quý IV, một quyết định có thể có ý nghĩa lớn trong lúc ngân hàng này đang thảo luận về việc rút các biện pháp kích thích.
Lợi suất trái phiếu chính phủ của các nước thành viên của Eurozone vẫn ở mức cao nhất trong 7 tuần trong ngày 7/9, do kỳ vọng lạm phát tăng, trong bối cảnh các thị trường vẫn lo ngại ECB có thể sẽ giảm tốc độ mua trái phiếu trong những tháng tới. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức tăng lên mức -0,338%, trong đầu phiên giao dịch cùng ngày. Các nhà phân tích của ING nhận định với cuộc họp của ECB sắp diễn ra, giới chuyên gia kỳ vọng lợi suất sẽ tăng cao hơn vào ngày 9/9 do nguồn cung thúc đẩy.
Ngoài chương trình phát hành trái phiếu xanh của Tây Ban Nha, vốn đang được bán trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua một hệ thống các ngân hàng, Áo dự kiến huy động 1,61 tỷ euro từ trái phiếu đáo hạn vào năm 2031 và 2037 và Đức sẽ mở lại trái phiếu liên quan đến lạm phát dự kiến đáo hạn vào năm 2030 và 2046 để huy động 700 triệu euro trong các cuộc đấu giá diễn ra ngày 7/9.
Tỷ giá USD, Euro ngày 7/9: USD lao xuống đáy Tỷ giá ngoại tệ ngày 7/9 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế lao dốc xuống đáy 1 tháng sau khi Mỹ công bố số liệu xấu về thị trường lao động. Đầu phiên giao dịch 6/9 trên thị trường Mỹ (đêm 6/9 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc...