Crimea vui mừng xen lẫn lo âu sau một năm sáp nhập vào Nga
Sau một năm sáp nhập vào Nga, đa số người dân Crimea vẫn tỏ ý ủng hộ quyết định lịch sử trên, nhưng bán đảo này đang phải đối diện với khó khăn kinh tế chồng chất do lệnh trừng phạt của phương Tây.
Người dân Crimea ăn mừng kỷ niệm một năm ngày sáp nhập vào Nga. Ảnh:Reuters
Trong những ngày này, quốc kỳ Nga bay ngợp trời Crimea, nhân dịp kỷ niệm một năm ngày bán đảo này được sáp nhập trở lại vào Liên bang Nga. Tuần lễ kỷ niệm được bắt đầu từ hôm 16/3, ngày mà một năm trước đó người dân Crimea tiến hành trưng cầu dân ý, với 96% số người tuyên bố ủng hộ tái thống nhất với Nga.
“Crimea đã và sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Nga”, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố trong bài phát biểu trước quốc hội hôm 18/3/2014, nhân lễ ký kết Hiệp ước sáp nhập.
Theo Reuters, kể từ đó đến nay, hình ảnh của ông chủ điện Kremlin được phủ sóng khắp bán đảo, từ các biểu ngữ căng trên phố đến hình đề can in trên áo phông. “Tỷ lệ ủng hộ tổng thống tại Crimea gần như 100%”, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov cho biết.
Nhà lãnh đạo này cũng cho hay đại đa số người dân Crimea vẫn rất ủng hộ quyết định sáp nhập vào Nga và 90% vẫn sẽ bỏ phiếu chấp thuận nếu có tổ chức thêm một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Còn tại Nga, đa số người dân cho rằng quyết định sáp nhập Crimea của ông Putin đã sửa chữa sai lầm của cố lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, người đã nhập bán đảo này vào lãnh thổ Ukraine hồi năm 1954. Khi đó, Ukraine vẫn là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm nghiên cứu Dư luận Nga, 70% người dân cho rằng các quốc gia khác sẽ chấp nhận cục diện này trong một vài năm sắp tới, trong khi chỉ có 8% số người cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
“Chỉ có rất ít người cho rằng Crimea nên được trả lại (cho Ukraine) vì khủng hoảng kinh tế, sự mất giá của đồng rúp và xung đột với phương Tây”, Bloomberg dẫn lời ông Valery Fedorov, giám đốc trung tâm, cho biết.
Điện Kremlin vẫn tỏ thái độ kiên quyết trên vấn đề Crimea, bất chấp việc Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cảnh báo sẽ không dỡ lệnh trừng phạt nếu Nga còn kiểm soát bán đảo này.
“Crimea là khu vực thuộc Liên bang Nga và tất nhiên, vấn đề về các khu vực của chúng tôi không cần đưa ra thảo luận”, ông Dmitry Peskov, người phát ngôn của tổng thống Nga, tuyên bố.
Ngay sau ngày sáp nhập, Moscow tăng cường đầu tư vào Crimea. Tổng thống Putin chỉ thị xây dựng một cây cầu vắt qua eo biển Kerch, nối giữa biển Đen và biển Azov, để kết nối vùng lãnh thổ Krasnodar ở phía nam nước Nga với Crimea.
Video đang HOT
Dự án trên có tổng giá trị ước tính lên đến ba tỷ USD và được giao cho nhà tài phiệt Arkady Rotenberg, ông chủ của tập đoàn xây dựng lớn nhất nước Nga và là một trong những đồng minh thân cận với tổng thống.
Lương hưu và tiền lương của người dân Crimea được tăng lên, theo sắc lệnh tăng mức lương tối thiểu của ông Putin. “Cuộc sống đã thay đổi tốt hơn. Tiền lương và lương hưu nhiều hơn, đường sá được sửa chữa”, một người dân địa phương có tên là Alexander chia sẻ.
Cùng chung cảm nhận trên, ông Vladimir Kartashov, một công tố viên quân đội về hưu, cho hay ông tin là mình đã quyết định đúng khi được tăng lương hưu gấp 5 lần sau khi Crimea về Nga. “Tôi bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Nga, vì so với Ukraine, tình hình ở Nga lúc đó có vẻ khả quan hơn”, ông nói.
Nga dự kiến xây dựng cây cầu bắc qua eo Kerch, nối với Crimea. Ảnh: Russia Insider
Khó khăn chồng chất
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của phương Tây kết hợp với giá dầu thế giới suy giảm mạnh, đẩy nền kinh tế Nga bên bờ vực khủng hoảng, trực tiếp tác động đến Crimea. Mức tăng lương được cho là không thể bù đắp lại được tốc độ lạm phát lên đên 42%.
“Mức giá leo thang như điên trong khi tiền lương thì rất nực cười”, một tài xế taxi 35 tuổi cho hay. Hiện nay, giá của một cân khoai tây tại Sevastopol, thành phố cảng trọng điểm của Crimea, gấp ba lần mức giá tại Kiev, thủ đô của Ukraine.
Ông Emil Mustafaev, một nhà thầu xây dựng 41 tuổi, cho hay ông không thể nào nhập được vật liệu cần thiết từ Ukraine, do Kiev cắt đứt toàn bộ hệ thống đường sắt nối từ đất liền đến Crimea.
Ngành du lịch vốn tạo ra việc làm cho 200.000 người dân Crimea, với đa số khách tham quan là người Ukraine, đang suy giảm nghiêm trọng. Theo số thống kê của chính quyền bán đảo, lượng khách du lịch trong năm 2014 giảm hơn một nửa, so với mức 6 triệu khách trong năm trước đó.
Chính phủ Nga nỗ lực bù đắp một phần mất mát này bằng cách đưa công chức sang Crimea du lịch theo những tour được trợ giá, nhưng vẫn không thấm vào đâu. Nhiều công ty trong ngành du lịch ở Crimea vì vậy vẫn đang rơi vào cảnh thua lỗ.
Ngành nông nghiệp của Crimea cũng gặp khó khăn, do nguồn nước từ sông Dnipro qua con kênh Severokrymscky đã bị Ukraine chặn lại. Một quan chức chính quyền cho hay, việc sản xuất lúa gạo ở đây buộc phải dừng lại do khô hạn. Những cánh đồng dâu tây, những vườn anh đào và đào rộng lớn cũng đang đối diện với tình trạng tương tự.
Bất chấp những khó khăn trên, hàng trăm ngàn người dân Nga và Crimea đổ ra đường ăn mừng kỷ niệm một năm ngày sáp nhập. Theo thống kê của Bộ Nội vụ Nga, khoảng 365.000 người dân đổ ra đường trong ngày 18/3 để ăn mừng sự kiện trên.
Còn tại Crimea, người dân được nghỉ một ngày để tham dự các lễ hội và thưởng thức pháo hoa nhân dịp kỷ niệm quan trọng này. “Với người Crimea chúng tôi, đây là lễ kỷ niệm sự kiện quay về nhà mà chúng tôi đã mong đợi từ lâu”, Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov nói. “Nga đã bảo vệ quyền hợp pháp của chúng tôi trong việc lựa chọn thống nhất với đất mẹ lịch sử”.
Tổng thống Putin phát biểu trước khoảng 110.000 người trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: Reuters
Đức Dương
Theo VNE
Crimea kỷ niệm 1 năm ngày sáp nhập vào Nga
Tròn 1 năm sau khi người dân Crimea bỏ phiếu trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga, hàng ngàn người đã tập trung tại thủ phủ Simferopol để kỷ niệm dấu mốc lịch sử này.
Ngày 16/3/2014, gần 97% người dân bán đảo Crimea đã ủng hộ việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Liên Bang Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận Crimea độc lập theo ý nguyện của đa số người dân ở bán đảo này.
Đã một năm trôi qua, quyết định của ông Putin đã vấp phải sự chỉ trích của các nước phương Tây, thậm chí rất nhiều nước đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.
Trong đoạn phim tài liệu "Crimea: Way to Motherland" (tạm dịch: "Crimea: Đường về Tổ quốc") phát sóng trên kênh truyền hình quốc gia Nga Rossiya ngày 15.3 vừa qua, ông Putin nói: "Mục tiêu cuối cùng không phải là nhằm chiếm Crimea. Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là nhằm tạo cơ hội cho người dân bày tỏ nguyện vọng của họ về việc họ muốn sống như thế nào", theo Russia Today.
Tròn một năm, người dân bán đảo Crimea đã tập trung tại thủ phủ Simferopol để kỷ niệm sự kiện lịch sử quan trọng này.
Người dân Crimea tập trung tại thủ phủ Simferopol để kỷ niệm sự kiện lịch sử quan trọng này.
Người đứng đầu Crimea Sergei Aksyonov; Chủ tịch nghị viện Crimea Vladimir Konstantinov và phái viên của Tổng thống Nga Putin tại Crimea Oleg Belaventsev.
Người dân Crimea cầm theo ảnh ông Sergei Aksyonov và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Người dân Crimea xuống đường mang theo cờ Nga.
Một cụ già cầm lá cờ hải quân Liên Xô tại trung tâm Sevastopol.
Người dân mang hoa đến tưởng niệm tại ngọn lửa vĩnh cửu tại Quảng trường Nakhimov.
Thủ lĩnh nhóm moto "Sói đêm" Alexander Zaldostanov tham gia diễu hành tại Crimea.
Theo_Người Đưa Tin
Bán đảo Crimea kỷ niệm một năm sáp nhập vào Nga Bán đảo Crimea hôm qua khai mạc tuần lễ kỷ niệm một năm sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại thành phố Simferopol bên bờ Biển Đen và được phát sóng trực tiếp trên truyền hình nhà nước Nga. Từ trái sang: Thủ tướng Crimea Sergei Aksyonov, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Crimea Vladimir Konstantinov và...