CP nhờ Bộ TT&TT “ép” nhà mạng nhận tỷ lệ ăn chia 30 70
Đánh giá cao dự thảo Nghị định về dịch vụ CNTT mà Bộ TT&TT đang xây dựng, ông Phạm Thúc Trương Lương, Phó Tổng giám đốc Tinh Vân Group bày tỏ sự tâm đắc đối với quy định yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (nhà mạng) phải ưu tiên tỷ lệ lớn hơn cho các công ty cung cấp nội dung (CP) khi phân chia tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận có được từ sự hợp tác kinh doanh dịch vụ nội dung số qua mạng viễn thông theo hình thức dịch vụ cung cấp nội dung qua tin nhắn SMS, MMS, qua tổng đài đầu số dịch vụ và các dịch vụ cung cấp nội dung số qua mạng viễn thông tương tự khác.
Tuy nhiên, ông Lương cũng kiến nghị Bộ TT&TT cần có những quy định cụ thể hơn chứ không nên quy định chung chung như hiện nay. Theo đó, cần quy định cứng tỷ lệ phân chia doanh thu tối đa là 30 – 70 với phần hơn thuộc về CP.
“Một website thương mại điện tử thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ không chấp nhận chuyện công ty thanh toán hoặc ngân hàng đòi tới 50% chi phí giao dịch, thế nhưng tại sao CP sử dụng các kênh của “nhà mạng” lại có thể xảy ra chuyện này? Khi không bình đẳng trong chia sẻ doanh thu, người gặp nhiều khó khăn nhất không phải doanh nghiệp mà chính là người dùng. Hiện một ứng dụng thuộc loại rất phức tạp trên App Store của Apple cũng chỉ bắt người tiêu dùng phải trả 0,99 USD vì Apple chỉ thu 30% doanh thu, nhường lại 70% cho CP. Nhưng CP Việt Nam thì lại đang phải trả tới 50 – 55% cho nhà mạng, hệ lụy kéo theo là sẽ phải bán hàng rẻ với mức giá đắt cho người tiêu dùng, khi đó, quyền lợi của người tiêu dùng không được đảm bảo”, ông Lương phân tích.
Video đang HOT
Đồng tình với kiến nghị nêu trên, đại diện của một công ty cung cấp dịch vụ nội dung số khác ở Hà Nội cũng nêu ngay dẫn chứng của công ty mình rằng hàng tháng phải làm rất nhiều việc để đạt doanh thu khoảng 100 – 200 triệu đồng nhưng chỉ thu về được 60 – 100 triệu đồng. Mức ăn chia với “nhà mạng” hiện nay không được công bằng lắm.
Đối nghịch lại với những đề xuất của các CP, với tư cách là đại diện cho một “nhà mạng”, bà Bùi Hồng Yến, Trưởng Ban Chất lượng FPT Telecom, lại kiên quyết phản bác việc quy định cứng tỷ lệ ăn chia giữa CP với nhà mạng.
Theo bà Yến, trong kinh tế thị trường thì việc cung cấp và lựa chọn nhà cung cấp là thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Nhà nước có thể đưa ra khung phù hợp nhưng không cần phải công khai tỷ lệ ăn chia bởi nhiều khi tỷ lệ này là bí mật kinh doanh giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng.
“Nếu Nhà nước muốn ưu đãi cho các doanh nghiệp nội dung số thì nên có những chính sách ưu đãi trực tiếp thay vì phương thức hỗ trợ gián tiếp là nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet phải ưu đãi bằng các chính sách ưu đãi giá kết nối và cước phí”, bà Yến nhấn mạnh. Ghi nhận cả 2 luồng ý kiến trái chiều nêu trên, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT cho biết trong dự thảo 1 Nghị định về dịch vụ CNTT được soạn năm ngoái, Bộ TT&TT cũng đã đưa ra tỷ lệ 30 – 70 nhưng không thấy doanh nghiệp nội dung số nào lên tiếng ủng hộ, chỉ thấy các nhà mạng phản đối quyết liệt. Thậm chí đến tận bây giờ, nhiều nhà mạng vẫn yêu cầu phải bỏ quy định này với lý do Nhà nước không nên can thiệp thô bạo quá vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ông Đường đề nghị Hiệp hội Internet Việt Nam phải thống nhất biểu quyết trong nội bộ rồi đưa ra phương án cuối cho Bộ TT&TT về việc có nên quy định cứng tỷ lệ ăn chia giữa CP và nhà mạng hay không và nếu có thì tỷ lệ là bao nhiêu.
Theo ICTnew
SMS trên điện thoại tròn 19 tuổi
Theo Wikipedia thì SMS đầu tiên được gửi qua mạng Vodafone GSM tại Anh vào ngày 3/12/1992 bởi Nail Papworth từ máy tính đến máy điện thoại Orbitel 901 của Richard Jarvis. Nội dung của tin nhắn là "Giáng Sinh vui vẻ".
Công nghệ SMS đã được phát triển cách đây 27 năm bởi sự hợp tác Pháp - Đức năm 1984 giữa Friedhelm Hillebrand và Bernard Ghillebaert. 8 năm sau, tin nhắn SMS đầu tiên mới được gửi đi.
Kể từ đó đến nay, SMS ngày càng phổ biến và trở thành 1 phần không thể thiếu trong điện thoại. Năm 2010, SMS mang về 114,6 tỉ USD lợi nhuận trên toàn thế giới. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Các nhà phân tích dự đoán trong 5 năm tới SMS sẽ mang lại đến 726 tỉ USD. Mặc dù các ứng dụng nhắn tin smartphone như GroupMe hay iMessage sẽ lấn sân nhưng SMS vẫn sẽ duy trì thành công vốn có của mình.
Chúc mừng sinh nhật, SMS!
Theo ICTnew
SMS sắp hết thời Tại sao người dùng lại chấp nhận mất tiền khi gửi SMS, trong khi họ có thể sử dụng email và nhiều phương tiện giao tiếp điện tử miễn phí khác? Ngày càng có nhiều cách để tránh phải trả phí SMS, chẳng hạn như dùng Skype cho phép mọi người nói chuyện với nhau mà không phải phụ thuộc vào một đường...