Covid-19: Việt Nam chuẩn bị phương án bảo hộ công dân ở Italy và Pháp
Đại sứ quán Việt Nam tại các nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình Covid-19 và chuẩn bị các phương án bảo hộ công dân khi cần thiết.
Trước các diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại các nước Italy, Pháp, Đức… Đại sứ quán Việt Nam tại các quốc gia này đang theo dõi chặt chẽ tình hình và chuẩn bị các phương án bảo hộ công dân khi cần thiết. Tính đến thời điểm này, chưa phát hiện trường hợp có công dân Việt Nam nhiễm bệnh.
Italy lúc có dịch Covid-19. Ảnh: Getty.
Trong ngày 2/3, dịch Covid-19 vẫn tiếp tục lây lan rất mạnh tại nhiều quốc gia Tây Âu, đặc biệt là tại Italy, nơi đang là ổ dịch SARS-CoV-2 lớn thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Pháp và Đức, hai nước có cộng đồng người Việt đông đảo cũng phải đối mặt với nguy cơ bùng phát mạnh trong những ngày tới.
Để đối phó với các tình huống xấu, các Đại sứ quán Việt Nam tại các nước này đã liên tiếp ra các thông báo về tình hình, cũng như cung cấp các thông tin về việc bảo hộ công dân.
Đại sứ Việt Nam tại Cộng hoà Italy, Nguyễn Thị Bích Huệ cho biết: “ Trước tình hình diễn biến của dịch bệnh đang rất phức tạp hiện nay, Đại sứ quán đã rất chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, thứ nhất là đã lập đường dây nóng để công dân Việt Nam có thể liên hệ với Đại sứ quán khi có nhu cầu cần phải trợ giúp.
Đại sứ quán cũng đã lập một nhóm xử lý khủng hoảng, gồm các cán bộ phụ trách cộng đồng, phụ trách lưu học sinh để có thể trả lời các câu hỏi cũng như chuyển tải các thông tin cảnh báo cần thiết lên trang web của Đại sứ quán và chuyển các hướng dẫn tới cộng đồng người Việt và cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Italy“.
Hiện nay, chính phủ Italy đang liên tiếp đưa ra các biện pháp gắt gao hơn nhằm ngăn dịch. Trong ngày 1/3, Thủ tướng Italy, Giuseppe Conte đã ra quyết định chia lãnh thổ Italy ra làm 3 vùng theo màu sắc cảnh báo của dịch bệnh, gồm màu đỏ là các vùng tâm dịch như Lombardia và một số thành phố của vùng Veneto, màu vàng đa số là các tỉnh miền Bắc, còn lại là các tỉnh khác.
Mỗi vùng này sẽ áp dụng các biện pháp ngăn chặn dịch ở cấp độ khác nhau. Các công dân Việt Nam đang sống rải rác trong khắp các vùng này và theo Đại sứ Nguyễn Thị Bích Huệ, hiện chưa có thông tin về việc có công dân Việt Nam nào nhiễm bệnh.
“Người Việt Nam ở Italy có khoảng 5.000-6.000 người và bà con sống tản mát, không tập trung ở một vùng nào nhất định. Tuy nhiên, vùng miền Bắc là vùng tập trung nhiều hơn một chút và ở đó cũng có các sinh viên Việt Nam. Hiện nay ở hai tâm dịch là Lombardia và Veneto thì có từ 140-160 sinh viên và thực tập sinh Việt Nam trên tổng số gần 1.000 sinh viên Việt Nam tại Italy. Hiện nay chúng tôi vẫn liên lạc thường xuyên với Hội sinh viên và các cụm sinh viên ở hai vùng này và được biết chưa có người Việt Nam nào nhiễm bệnh”.
Trong lúc đó, tại Pháp tình hình dịch Covid-19 cũng đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp trong ngày 2/3 đã ra thông báo gửi đến tất cả các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp cũng như cộng đồng kiều bào, sinh viên Việt Nam tại Pháp về diễn biến tình hình, về khuyến cáo của nhà chức trách Pháp cũng như các hướng dẫn tự bảo vệ mình để phòng tránh dịch bệnh và cách thức phản ứng trong trường hợp cần thiết.
Video: Giáo phái Tân Thiên Địa chấp nhận hợp tác với chính phủ Hàn Quốc
Theo bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, hiện cũng chưa phát hiện trường hợp công dân Việt Nam nào nhiễm bệnh trong tổng số gần 200 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Pháp. Trước khi dịch bùng lên tại Pháp trong vài ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng đã theo dõi sát tình hình và chỉ ghi nhận 1 trường hợp người Việt ở thành phố Rochefort miền Tây Nam nước Pháp nghi nhiễm, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy công dân này âm tính với virus SARS-CoV-2.
Theo vtc.vn
Iran tố 'kẻ thù' lợi dụng nCoV phá hoại bầu cử
Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei cáo buộc truyền thông nước ngoài lợi dụng dịch Covid-19 bùng phát để ngăn cử tri Iran bỏ phiếu bầu quốc hội.
Ayatollah Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao Iran, hôm nay ca ngợi trên website chính thức việc cử tri nước này tham gia tích cực vào cuộc bầu cử quốc hội bất chấp "thủ đoạn tuyên truyền tiêu cực" của truyền thông nước ngoài.
"Việc tuyên truyền đó đã bắt đầu vài tháng trước và ngày càng lớn hơn trong đợt bầu cử này, nhất là hai ngày qua, dẫn lý do là một căn bệnh và một loại virus", Khamenei viết. "Truyền thông nước ngoài không bỏ lỡ cơ hội nhỏ nhất nào để ngăn cản người dân Iran bỏ phiếu. Kẻ thù của chúng ta thậm chí phản đối bất kỳ cuộc bầu cử nào của người dân Iran".
Iran tổ chức bầu cử quốc hội hôm 21/2, hai ngày sau khi nước này ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên. Kết quả bỏ phiếu dự kiến được công bố hôm nay, sau khi có nhiều lo ngại rằng các thông tin về dịch Covid-19 khiến số cử tri đi bầu thấp.
Lãnh tụ tối cao Iran Khamenei tại một điểm bỏ phiếu ở Tehran hôm 21/2. Ảnh: Reuters.
Phát biểu trên truyền hình nhà nước hôm nay, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur xác nhận 15 ca nhiễm nCoV mới và thông báo đã có 8 ca tử vong do dịch bệnh ở nước này. "Cho đến nay, chúng ta có 43 ca nhiễm bệnh và số người chết là 8", Jahanpur nói.
Các trường hợp tử vong do Covid-19 ở Iran cũng là những ca đầu tiên chết vì bệnh này ở Trung Đông. Nước láng giềng Iraq tuyên bố siết chặt các hoạt động đi lại với Iran "cho đến khi có thông báo mới".
Giới chức Iran đã ra lệnh đóng cửa các trường học và trung tâm giáo dục ở 14 tỉnh trên cả nước từ hôm nay như một "biện pháp phòng ngừa". Các sự kiện nghệ thuật, hòa nhạc, chiếu phim cũng bị cấm tổ chức trong một tuần.
Bộ trưởng Y tế Iran Saeed Namaki tuyên bố mỗi thành phố sẽ có một bệnh viện được chỉ định chuyên điều trị các ca nhiễm nCoV và các bệnh nhân sẽ được miễn phí chữa trị.
Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 31 quốc gia và vùng lãnh thổ sau khi khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Thế giới hiện ghi nhận 2.465 người chết, 78.771 người nhiễm nCoV, trong đó 23.166 người đã bình phục.
Tổng cộng 20 người chết vì nCoV được ghi nhận ngoài Trung Quốc đại lục, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Philippines, Đài Loan, Hong Kong, Iran và Italy.
Mai Lâm (Theo AFP/Reuters)
Theo vnexpress.net
8 quốc gia ủng hộ sứ mệnh hải quân do châu Âu dẫn đầu ở Eo biển Hormuz Theo Bộ Ngoại giao Pháp, hiện có 8 quốc gia gồm Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha cùng Pháp đã ủng hộ về mặt chính trị đối với sứ mệnh do châu Âu dẫn đầu. Tàu chiến HMS Montrose của Hải quân Hoàng gia Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN) THX và Reuters đưa tin, Chính phủ Pháp ngày 20/1...