Covid-19 trở nên “chết chóc” hơn khi kết hợp cùng ô nhiễm không khí
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, bệnh nhân Covid-19 sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn khi họ sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí.
Dựa trên dữ liệu về số ca mắc và ca tử cong vì Covid-19 được công bố bởi gần 3000 hạt ở Hoa Kỳ, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Harvard đã phát hiện mối liên hệ giữa mức độ ô nhiễm không khí và tỷ lệ tử vong do Covid-19. Hiện nghiên cứu này vẫn chưa được công bố chính thức trên các tạp chí khoa học.
Tuy nhiên, kết quả của nó đã được nhóm tác giả chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, kèm theo đó là tập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu để chứng minh độ tin cậy của những kết quả này.
Được biết, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra khả năng tăng/giảm nguy cơ tử vong do Covid-19 bởi ô nhiễm không khí chi tiết đến từng microgam hạt ô nhiễm trong mỗi mét khối không khí.
Cụ thể, chỉ tính riêng ở thành phố New York, nơi được xem là điểm nóng Covid-19 ở Mỹ, số bệnh nhân tử vong vì Covid-19 trong một ngày “cao điểm” có thể giảm xuống 248 người, nếu lượng chất ô nhiễm trong không khí giảm đi 1 ug/m3.
Video đang HOT
Nghiên cứu cũng chỉ ra: Nếu một cư dân sống hơn 10 năm ở một hạt có mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 cao thì nguy cơ tử vong vì COVID-19 cao hơn 15%, so với người sống ở các hạt “trong lành” hơn. Nhóm tác giả cũng kết luận rằng, ô nhiễm không khí còn là tác nhân ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh ở bệnh nhân Covid-19 hơn cả hút thuốc hay mật độ dân cư.
Kết quả nếu trên thực sự là một tin xấu đối với những ai đang sống ở các khu đô thị đông đúc, với chất lượng không khí ở mức thấp. Theo nhận định của nhóm tác giả, nghiên cứu này không chỉ là hồi chuông cảnh báo cho tình trạng ô nhiễm không khí, mà còn là bằng chứng khoa học để nhà chức trách tham khảo, từ đó có giải pháp ưu tiên phân phối nguồn lực y tế tại các khu vực ô nhiễm không khí nặng.
Minh Nhật
Báo động ô nhiễm không khí diễn biến phức tạp
Ngày 26/2, Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam công bố các hoạt động của chiến dịch "Không khí sạch, bầu trời xanh", trong đó đưa ra một số báo cáo về thực trạng ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và TP HCM rất đáng lưu tâm.
Một số bức ảnh về ONKK trong chùm ảnh "Chuyện Ngày Xám" thuộc chiến dịch "Không khí sạch, bầu trời xanh".
Báo cáo trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí (ONKK) ở TP HCM và Hà Nội đang ở mức báo động và diễn biến phức tạp. Các nghiên cứu đã tiến hành đo lường chỉ số PM2.5 và cung cấp dữ liệu chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội được ghi nhận có nồng độ tập trung của bụi PM 2.5 là 47,9g/m3 và tại TP HCM, chỉ số này là 42 g/m3. Tất cả các chỉ số về chất lượng không khí này đều vượt quá mức khuyến cáo của WHO về chất lượng không khí, đôi khi cao gấp 4-5 lần, điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân đô thị.
Theo TS.BS Trần Ngọc Đăng, bụi mịn xâm nhập từ máu lên tới não, trẻ sơ sinh bộ não đang phát triển, có thể tấn công gây tổn thương não, trẻ sẽ có vấn đề về nhận thức, học hỏi. Ngoài ra, các nghiên cứu thực hiện quan sát 25 bà bầu thì phát hiện bụi mịn có trong nhau thai của bà mẹ, gây suy nhau thai, ảnh hưởng đến thai nhi. Những chất gây ONKK, đặc biệt là bụi mịn gây sinh non (sinh trước 37 tuần), gia tăng khả năng sinh nhẹ cân, thậm chí còn có một số nghiên cứu chỉ ra nguy cơ sảy thai khi bà bầu tiếp xúc với nồng độ bụi mịn.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của ĐH Fulbright Việt Nam, ONKK tại ở nước ta đã tạo ra thiệt hại kinh tế từ 9.86 - 12.45 tỉ USD vào năm 2013. Riêng TP HCM, con số tổn thất do ô nhiễm không khí là 117 - 183 triệu USD. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự nguy hiểm khó lường của ONKK chính là bụi siêu mịn, mà phổ biến nhất là bụi PM2.5.
Với kích thước siêu nhỏ (đường kính chỉ bằng 1/40-1/100 sợi tóc), các hạt bụi siêu mịn này có thể chui sâu vào phổi và gây ra nhiều bệnh như phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư phổi; thậm chí chúng có thể thâm nhập sâu vào hệ tuần hoàn dẫn đến đột quỵ, rối loạn nhịp tim hoặc bệnh tim thiếu máu. Không có loại khẩu trang bình thường nào có thể ngăn cản được, đây chính là siêu vi bụi nguy hiểm nhất thế giới.
Để cảnh báo về tác hại lớn đến từ ONKH ở các đô thị hiện nay, CHANGE mới đây cho ra mắt bộ ảnh phóng sự "Chuyện Ngày Xám..." (Humans of Air Pollution), với 12 câu chuyện chia sẻ góc nhìn về hiện trạng ONKK của những người dân đang sinh sống tại TP HCM và Hà Nội. Họ đại diện cho tiếng nói của những người yếu thế (khuyết tật), người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ONKK.
Các cuộc khảo sát của CHANGE thông qua chiến dịch "Không khí sạch, bầu trời xanh" cũng đã đưa ra các con số rất đáng báo động. Qua khảo sát và tổng hợp ý kiến của 20.000 người trên toàn quốc về ONKK, kết quả cho thấy 75% cảm thấy không hài lòng với chất lượng không khí tại khu vực mình sinh sống; 18% ý kiến cho rằng nên áp dụng hình thức thu phí khí thải đối với các phương tiện giao thông.
Theo đó, người dân mong muốn có một bộ luật riêng được ban hành nhằm quản lý chất lượng không khí hiệu quả hơn, trong đó phải có các biện pháp chính sách như thu phí khí thải đối với các ngành công nghiệp nặng như sắt, thép, xi măng, nhiệt điện, hoá chất,... và thắt chặt tiêu chuẩn phát thải để cải thiện tình trạng ONKK.
Cho đến nay, bên cạnh những giải pháp cục bộ mà các hộ gia đình ở đô thị ứng dụng, có không ít những giải pháp sáng tạo được đề ra bởi các nhóm cộng đồng nhằm mang lại giải pháp lâu dài cho vấn đề ONKK.
Tại Hà Nội, vào mỗi cuối tuần, nhiều bạn trẻ tham gia hoạt động trồng cây xanh tại các khu sinh hoạt cộng đồng với mong muốn phủ xanh thành phố. Trong suốt 2 năm hoạt động, nhiều nơi ở Hà Nội đã trồng được hơn 1.500 cây xanh và đang mở rộng mô hình "phủ xanh đô thị" ra các tỉnh như Ninh Bình, Quảng Ninh, TP HCM.
Thông qua các báo cáo về ONKK, CHANGE cảnh báo bụi mịn đang là một "sát thủ vô hình" vì khả năng tổn hại đến sức khỏe mang tính nguy cấp, thế nhưng lại dễ bị cộng đồng bỏ quên vì nó không gây ra những triệu chứng tức thời như các loại dịch bệnh, dễ thấy nhất là đối với dịch Covid-19 đang hoành hành trên toàn thế giới trong những tuần gần đây.
Lê Anh
Theo Đại đoàn kết
Ô nhiễm khói bụi từ quán nướng, xe cộ, công trình xây dựng... bủa vây TP.HCM Xây dựng, xe cộ đi lại, thậm chí nấu nướng... Tại TP.HCM, mỗi ngày có đủ loại khói bụi xả thẳng ra đường phố khiến bầu không khí ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống, quận 2, TP.HCM mờ đục trong khói bụi - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG Những ngày gần đây, mù khô xuất hiện và...