COVID-19 tới 6 giờ ngày 7/12: Thế giới trên 266 triệu ca bệnh; Biến thể Omicron lan tới nhiều nước
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 409.263 trường hợp mắc COVID-19 và 4.495 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 266 triệu ca, trong đó trên 5,27 triệu người không qua khỏi.
Người dân di chuyển trên phố ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 7/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 266.590.066 ca, trong đó có 5.276.156 người tử vong.
Cuộc sống bình thường mới đang từng bước đến với người dân nhiều nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh có chiều hướng hạ nhiệt. Thêm nhiều quốc gia đã mở cửa trở lại, song nguy cơ dịch tái bùng phát vẫn đang đe dọa một số nước.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại, những vùng dịch “ nóng nhất” nằm ở châu Á và Đông Âu. Dịch bệnh đang tái bùng phát ở châu Âu khi số ca mắc mới tăng mạnh ở nhiều nước châu lục này. Châu Âu hiện chính là tâm dịch mới của thế giới.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại Berlin, Đức ngày 3/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Trong 1 ngày qua, Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 51.000 ca), trong khi Nga có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 1.200 ca.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 238 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 21 triệu ca và trên 87.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 6/12, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 96 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Với tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tiếp tục tăng, nhiều nước trên thế giới đang lần lượt điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch, chuyển từ “zero COVID-19″ sang “sống chung với COVID-19. Tuy nhiên, việc xuất hiện biến thể mới Omicron đang làm chậm quá trình “bình thường mới” ở một số nước.
Người dân mua sắm tại New York, Mỹ ngày 26/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 49.971.245 ca mắc và 808.824 ca tử vong, đến nay hàng chục ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận, song biến thể Delta vẫn chiếm 99,9% số ca nhiễm mới ở nước này. Ít nhất 16 bang tại Mỹ đã ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Nhiều ca nhiễm là người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Tại Ấn Độ, quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19, số ca nhiễm biến thể Omicron đã tăng lên 21 ca. Trước tình hình này, nhà chức trách Ấn Độ đã kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm vaccine đầy đủ, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Israel và Anh cũng tiếp tục có thêm ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, một loạt nước gồm Thái Lan, Nga, Croatia, Argentina, Nepal, Tunisia, Namibia và Fiji phát hiện các ca đầu tiên nhiễm “siêu biến thể” này. Như vậy, đến nay Omicron đã xuất hiện tại ít nhất 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Một y tá chăm sóc trẻ em bị bỏ rơi tại một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Video đang HOT
Tại Nam Phi, quốc gia đầu tiên thông báo ca nhiễm biến thể Omicron, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết chính phủ nước này sẽ sớm triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 nhằm xem xét tình hình dịch bệnh và quyết định xem có cần ban hành các quy định chặt chẽ hơn không. Ông cũng cho hay các bệnh viện tại Nam Phi đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, đẩy nhanh làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Do lo ngại biến thể Omicron, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang tăng cường các biện pháp phòng dịch. Theo đó, Hàn Quốc cấm công dân nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước khác lui tới một số khu vực, trong đó có nhà hàng, quán cà phê và rạp chiếu phim.
Hàn Quốc chỉ công nhận chứng nhận tiêm chủng của công dân nước này đã tiêm vaccine tại nước ngoài, song không công nhận chứng nhận của người nước ngoài, ngoại trừ các trường hợp nhập cảnh theo diện miễn cách ly. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi quyết định trên, song nhiều đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Anh và Australia, đang liên lạc và đề nghị Seoul thay đổi quyết định.
Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 khi lưu thông trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản ngày 18/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm vaccine thứ 2 và thứ 3 ngừa COVID-19 nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Ngày 6/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết “chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất” khi đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi vẫn đẩy nhanh nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng.
Phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Kishida cảnh báo về các rủi ro mới, trong đó có việc biến thể Omicron đã xuất hiện ở hàng loạt các nước trên thế giới, bất chấp tình hình dịch COVID-19 ở Nhật Bản đã cải thiện đáng kể. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ duy trì quan điểm thận trọng và khôn khéo”. Thủ tướng Kishida cho biết kể từ mùa Hè năm nay, Nhật Bản đã bổ sung thêm 10.000 giường bệnh dành riêng cho các bệnh nhân COVID-19, đồng thời hy vọng sẽ cấp phép sử dụng cho loại thuốc điều trị COVID-19 dạng uống vào cuối tháng này.
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại sân bay quốc tế Changi, Singapore, ngày 15/3/2021. Ảnh: AFP/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 6/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 20.416 ca mắc mới COVID-19 và 378 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã trên 14.200.000 trường hợp và 294.612 ca tử vong.
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua chứng kiến xu thế hạ nhiệt tại nhiều nước. Số ca tử vong nhìn chung đang giảm nhẹ hoặc không tăng trong toàn khối. Song diễn biến dịch tại Thái Lan, Malaysia, Việt Nam và Philippines vẫn khá căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 8 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Myanmar, Lào và Việt Nam.
Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm Omicron ở Nam Phi, ngày 6/12, thêm nhiều nước Đông Nam Á cấm nhập cảnh du khách từ các quốc gia ở phía Nam châu Phi.
Video Player is loading.
This is a modal window.
The media could not be loaded, either because the server or network failed or because the format is not supported.
X
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Xét về tổng số ca mắc và tử vong, ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia do dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng ở mức nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong vòng mấy ngày qua, điểm nóng này đang hạ nhiệt nhanh chóng, khi số ca mắc và tử vong đã giảm đáng kể.
Diễn biến dịch khá nghiêm trọng ở Philippines mấy ngày gần đây, khi số ca tử vong vẫn cao dù số ca mắc mới không tăng mạnh. Ngày 6/12, Philippines ghi nhận số ca tử vong là 113 trường hợp, cao thứ hai khu vực sau Việt Nam.
Theo trang web worldometers.info, Myanmar trong 24 giờ qua ghi nhận 231, song tình hình COVID-19 tại nước này mấy ngày qua có xu thế hạ nhiệt. Việt Nam ngày 6/12 dẫn đầu Đông Nam Á với trên 14.000 ca mắc mới và 223 ca tử vong.
Trong khi đó, Thái Lan cũng là một điểm dịch nóng ở Đông Nam Á, khi số ca lây nhiễm cộng đồng chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần gần đây, buộc nhà chức trách nước này phải ra quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch tại nhiều tỉnh. “Xứ sở chùa Phật Ngọc” trong ngày 6/12 ghi nhận thêm trên 4.000 ca bệnh mới và 22 người tử vong.
Kiểm tra thân nhiệt cho học sinh để phòng dịch COVID-19 tại trường học ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/11/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Campuchia dịch tiếp tục thuyên giảm, với 16 bệnh nhân mới và 3 ca tử vong trong một ngày qua. Campuchia được đánh giá đã đi qua giai đoạn đỉnh dịch. Trước tình hình mới, “Xứ sở chùa tháp” đang tính nới lỏng giãn cách xã hội. Trong bối cảnh dịch giảm, nhà chức trách Campuchia đã mở cửa lại đất nước.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Lào vẫn tăng cao mấy ngày qua, với trên 800 trường hợp trong ngày 6/12. Nhìn chung, toàn khối dù dịch đã bớt căng thẳng song vẫn chứng kiến những diễn biến đáng quan ngại, song hy vọng vượt qua đại dịch đã bắt đầu xuất hiện ở một số nước thành viên. Trong 24 giờ qua, 9/10 nước thành viên trong ASEAN ghi nhận ca COVID-19 mới.
Việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 liều tăng cường của hãng Johnson & Johnson 6 tháng sau khi hoàn tất phác đồ tiêm hai liều vaccine do hãng Pfizer/BioNTech sản xuất đã cho thấy sự gia tăng đáng kể các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2, trong khi tế bào T (tế bào miễn dịch) cũng sẽ phản ứng mạnh mẽ hơn.
Hình ảnh bơm tiêm ,vaccine và biến thể COVID-19 mới Omicron. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một báo cáo đăng trên medRxiv, Tiến sĩ Dan Barouch – Giám đốc Trung tâm Y khoa Beth Israel Deaconess (BIDMC) cho biết: “Những bằng chứng ban đầu cho thấy phương pháp tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 theo cách sử dụng vaccine khác loại với vaccine từng dùng trước đó có thể tạo cho người được tiêm những phản ứng miễn dịch trước COVID-19 khác so với khi tiêm vaccine cùng loại. Nghiên cứu sơ bộ này đã chỉ ra rằng nếu một người được tiêm liều tăng cường với vaccine của Johnson & Johnson 6 tháng sau khi hoàn tất phác đồ chính với vaccine của Pfizer, cơ thể họ sẽ có sự gia tăng kháng thể đáng kể ở tuần thứ 4 sau mũi tiêm tăng cường, trong khi mức độ phản hồi của tế bào T cũng cao hơn so với khi tiêm liều tăng cường với vaccine của Pfizer”.
Ông Mathai Mammen – Tiến sĩ của hãng Johnson & Johnson cho biết: “Những kết quả này mang lại những kiến thức khoa học có giá trị về vaccine của chúng tôi, khi vaccine ngừa COVID-19 do hãng bào chế được sử dụng cho liều tiêm tăng cường và theo hình thức kết hợp với các loại vaccine khác. Phát hiện này cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các chiến lược tiêm tăng cường với mục tiêu hạn chế đại dịch”.
Theo Johnson & Johnson, vaccine ngừa COVID-19 do hãng này sản xuất có hiệu quả cả khi tiêm tăng cường cho những người đã từng hoàn tất phác đồ tiêm chủng với vaccine của hãng Moderna – cũng là một vaccine được bào chế theo công nghệ mRNA.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 266,3 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/12 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 266.307.995 ca mắc COVID-19 và 5.274.095 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 239.913.580 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày, đã có thêm một loạt quốc gia ghi nhận ca nhiễm Omicron - biến thể được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm "đáng lo ngại", làm gia tăng nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm nguy hiểm.
Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 49.969.856 ca mắc và 808.763 ca tử vong, đến nay hàng chục ca nhiễm biến thể Omicron đã được ghi nhận, song biến thể Delta vẫn chiếm 99,9% số ca nhiễm mới ở nước này. Ít nhất 16 bang tại Mỹ đã ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Nhiều ca nhiễm là người đã tiêm phòng COVID-19 đầy đủ.
Tại Ấn Độ, quốc gia đứng thứ hai thế giới về số ca mắc COVID-19, số ca nhiễm biến thể Omicron đã tăng lên 21 ca. Trước tình hình này, nhà chức trách Ấn Độ đã kêu gọi người dân nhanh chóng tiêm vaccine đầy đủ, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.
Israel và Anh cũng tiếp tục có thêm ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, một loạt nước gồm Thái Lan, Nga, Croatia, Argentina, Nepal, Tunisia, Namibia và Fiji phát hiện các ca đầu tiên nhiễm "siêu biến thể" này. Như vậy, đến nay Omicron đã xuất hiện tại ít nhất 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Nam Phi, quốc gia đầu tiên thông báo ca nhiễm biến thể Omicron, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết chính phủ nước này sẽ sớm triệu tập Hội đồng quốc gia phòng chống COVID-19 nhằm xem xét tình hình dịch bệnh và quyết định xem có cần ban hành các quy định chặt chẽ hơn không. Ông cũng cho hay các bệnh viện tại Nam Phi đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân trong bối cảnh biến thể Omicron xuất hiện, đẩy nhanh làn sóng lây nhiễm thứ 4.
Do lo ngại biến thể Omicron, cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều đang tăng cường các biện pháp phòng dịch. Theo đó, Hàn Quốc cấm công dân nước ngoài đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nước khác lui tới một số khu vực, trong đó có nhà hàng, quán cà phê và rạp chiếu phim. Hàn Quốc chỉ công nhận chứng nhận tiêm chủng của công dân nước này đã tiêm vaccine tại nước ngoài, song không công nhận chứng nhận của người nước ngoài, ngoại trừ các trường hợp nhập cảnh theo diện miễn cách ly. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng bởi quyết định trên, song nhiều đại sứ quán nước ngoài, trong đó có Anh và Australia, đang liên lạc và đề nghị Seoul thay đổi quyết định. Trong khi đó, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch rút ngắn thời gian giữa các mũi tiêm vaccine thứ 2 và thứ 3 ngừa COVID-19 nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Surabaya, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Điểm sáng trong bức tranh tình hình dịch COVID-19 trên toàn cầu trong ngày 6/12 ghi nhận ở khu vực Đông Nam Á. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cùng ngày cho biết nước này là một trong 5 quốc gia trên thế giới đã kiểm soát thành công đại dịch COVID-19 ở cấp độ 1, nhờ sự nỗ lực và hợp tác chung của tất cả các bên. Theo Tổng thống Widodo, thành công này thể hiện khả năng của quốc gia trong việc biến những thách thức, khó khăn thành cơ hội. Indonesia đã xem xét rất kỹ lưỡng và thận trọng khi ban hành các chính sách để có thể kiểm soát đại dịch COVID-19, đồng thời khôi phục nền kinh tế. Trong 24 giờ qua, quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận 196 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số trường hợp mắc bệnh kể từ tháng 3/2020 đến nay lên 4.257.685.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Lào cũng đang giảm mạnh, xuống còn 889 ca trong 24 giờ qua. Bộ Y tế Lào cho biết, sau một ngày số ca mắc mới tăng vọt lên 4 chữ số, số ca mắc mới tại nước này lại giảm mạnh xuống còn 3 chữ số, giảm 475 ca so với một ngày trước đó. Như vậy, đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 80.722 ca, trong đó có 210 người tử vong.
Còn tại Campuchia, lệnh cấm nhập cảnh đối với hành khách đến hoặc quá cảnh từ 10 quốc gia châu Phi gồm Botswana, Eswatini, Lesotho, Mozambique, Namibia, Nam Phi, Zimbabwe, Malawi, Angola và Zambia đã được dỡ bỏ.
Số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Ấn Độ tăng mạnh Thống kê của Bộ Y tế Ấn Độ công bố ngày 5/12 cho thấy số ca tử vong của nước trong 24 giờ qua tăng mạnh lên tới 2.796 ca. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Uttar Pradesh, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN Trong những ngày qua, số ca tử vong của nước này dao động quanh mức khoảng 400...