Covid-19 thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục
‘Việc số hóa thông tin, dữ liệu trong ngành giáo dục đã diễn ra từ lâu và đại dịch Covid-19 khiến cho cuộc chuyển đổi này tăng tốc mạnh mẽ trên toàn cầu’
Một học sinh đang học trực tuyến – THU THỦY
Trên là chia sẻ của chuyên gia Cathy Li, trưởng bộ phận truyền thông, giải trí và thông tin thuộc Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF).
Theo tài liệu được đăng tải bởi WEF, sự thay đổi rõ ràng nhất là việc học trực tuyến. Khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, chính quyền nhiều nơi yêu cầu trường học phải đóng cửa để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Do đó, nhiều trường học phải chuyển sang hình thức học trực tuyến để đảm bảo quá trình học không bị gián đoạn.
Nhiều công ty công nghệ bắt tay với các cơ sở giáo dục để cung cấp nền tảng học trực tuyến. Việc học qua mạng giúp giải quyết những vấn đề về khoảng cách địa lý, cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, hàng loạt ứng dụng, nền tảng học tập giúp học sinh tiếp cận với bài giảng, tương tác với giáo viên, thực hiện dự án… được ra đời.
Video đang HOT
Từ nhiều năm qua, việc chuyển đổi số và công nghệ mới đã được áp dụng vào lĩnh vực giáo dục và trở thành xu thế tại nhiều nước. Trong đó, có những công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra “trợ lý ảo” giúp giáo viên xây dựng bài giảng, đánh giá, chấm bài thi hoặc hỗ trợ giảng dạy học sinh.
Cũng có nhiều trường phát triển những chatbot (robot trò chuyện), giúp giải đáp thắc mắc của học sinh về việc học tập, giấy tờ, học phí, theo tạp chí Forbes. Một số công ty phát triển những ứng dụng thực tế ảo (VR), cho phép học sinh trải nghiệm những điều thực tế bên ngoài thiên nhiên ngay bên trong lớp học, hoặc có thể thực hiện những thí nghiệm hóa học mà không cần thiết bị thực tế.
Theo WEF, tổng mức đầu tư toàn cầu cho ngành công nghệ giáo dục đạt 18,6 tỉ USD trong năm 2019 và thị trường giáo dục trực tuyến dự kiến đạt mức 350 tỉ USD vào năm 2025.
Học sinh, sinh viên TP.HCM học tập trung trở lại sau nghỉ phòng COVID-19
Sau nhiều ngày cho học sinh, sinh viên nghỉ học phòng chống COVID-19, các trường tiểu học, THPT, đại học ở TP.HCM đã thông báo cho học tập trung trở lại bình thường.
Sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đeo khẩu trang, ngồi giãn cách để đảm bảo an toàn - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngày 16-12, cô Nguyễn Thị Hồng Chương - hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3 - cho hay 48 học sinh của trường nghỉ học (do liên quan tới bệnh nhân 1347 đã đến trường) sẽ được tổ chức kiểm tra tập trung muộn hơn 2 ngày so với lịch chung toàn trường.
Theo cô Hồng Chương, lúc đầu trường dự kiến cho các em này đi học lại từ ngày 14-12, nhưng sau khi quận 3 công bố hết cách ly nên trường đã cho các em đi học lại từ 8-12. Theo kế hoạch mới, các em sẽ kiểm tra học kỳ từ ngày 21-12, trễ hơn 2 ngày so với toàn trường.
Trước đó, ngày 4-12, có 2.000 học sinh Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11) đã trở lại trường sau khi nghỉ học vì một học sinh lớp 10A14 có tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19. Một lãnh đạo trường cho biết các em đi học trở lại, được học và ôn tập bình thường để ngày 17-12 bắt đầu kiểm tra tập trung.
Ngoài ra, 4 trường tiểu học ở Q.6 (Võ Văn Tần, Nguyễn Huệ, Lê Văn Tám, Bình Tiên) và 157 học sinh của 4 lớp 6 Trường THCS Hồng Bàng (Q.5) cũng đã trở lại học bình thường, được ôn tập, kiểm tra theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường.
Ông Lưu Hồng Uyên - trưởng Phòng GD-ĐT Q.6 - cho biết các trường đã ổn định việc học tập sau thời gian ngắn gián đoạn vì nghỉ phòng dịch, các lớp đang ôn tập, kiểm tra học kỳ đúng kế hoạch và nội dung phân phối chương trình đầu năm học.
Trường ĐH Tài chính - marketing cũng cho sinh viên, học viên học tập trung trở lại tại trường từ ngày 21-12. TS Hoàng Đức Long - hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Trong trường hợp cần thiết, giảng viên và sinh viên có thể sắp xếp tăng thêm số tiết/buổi học ban ngày (tối đa 5 tiết/buổi học), chủ động đăng ký buổi học bù cho các buổi tạm nghỉ học với các đơn vị quản lý đào tạo để ổn định kế hoạch giảng dạy và thi cử học kỳ cuối năm 2020".
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng thông báo cho sinh viên trở lại học tập trung bình thường từ ngày 21-12. "Tất cả mọi người vào trường phải đeo khẩu trang từ cổng trường, lớp học cũng như trong khuôn viên trường. Sinh viên sẽ không được vào lớp học nếu không đeo khẩu trang" - TS Trần Ái Cầm, quyền hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Từ ngày 7-12, sinh viên các trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ĐH Văn Hiến cũng đã đi học tập trung trở lại. Từ ngày 11-12, sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng đã học tập trung bình thường trở lại. Sinh viên, học viên các hệ đào tạo của Trường ĐH Sài Gòn đã học tập trung trở lại từ ngày 12-12 theo thời khóa biểu. Tất cả nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng trở lại học tập trung tại cơ sở Tân Phong (Q.7) từ ngày 14-12.
Hiện sinh viên của trường đều tham gia học tập theo thời khóa biểu, lịch thi theo sự sắp xếp, phân bổ của nhà trường. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM cũng đã cho sinh viên toàn trường học tập trung trở lại từ ngày 14-12.
Giảng viên, sinh viên có thể thỏa thuận học trực tuyến
Theo thông báo của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), sinh viên ĐH, CĐ hệ chính quy chương trình đại trà (khóa tuyển 2017 và 2018) các lớp học lý thuyết nếu chưa kết thúc thời lượng giảng dạy sẽ chuyển sang học trực tiếp từ ngày 21-12. Sinh viên khóa tuyển 2019 và 2020 thi giữa kỳ học kỳ 1 từ ngày 21 đến 26-12, từ ngày 28-12 các lớp học lý thuyết sẽ chuyển sang học trực tiếp theo thời khóa biểu. Trường hợp giảng viên và sinh viên muốn tiếp tục học trực tuyến phải được sự đồng thuận giữa hai bên.
Trẻ em Ấn Độ học lập trình trực tuyến Trẻ em Ấn Độ học lập trình trực tuyến ngày càng nhiều hơn, các khóa học cũng có thể là sản phẩm xuất khẩu tại quốc gia này. Shivank Patel, 9 tuổi, sống tại New Delhi học lập trình trực tuyến được một năm. Học lớp 5, Patel xây dựng được một số ứng dụng, trong đó có ứng dụng để quyên góp...