Covid-19: Thêm một cảnh báo về thuốc
Sau nhiều ca tử vong hoặc suýt tử vong vì vội dùng thuốc sốt rét mong chống Covid-19 được báo cáo khắp thế giới, các chuyên gia lại có một cảnh báo đáng ngại về cái chết liên quan đến thuốc trị bệnh tim, thận.
Vừa được đăng tải trên tạp chí y học Hypertension của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nghiên cứu của giáo sư Murray Epstien từ Đại học Y khoa Miami Miller và các cộng sự, đã phản bác lại các bằng chứng chưa đầy đủ cho rằng một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch và bệnh thận làm tăng tỉ lệ mắc/tử vong đối với bệnh Covid-19 do virus corona mới SARS-CoV-2 gây ra.
Nhóm nghiên cứu này còn cảnh báo, nếu bạn mù quáng tin theo các bằng chứng chưa đầy đủ nói trên mà từ bỏ thuốc khi chưa có bệnh, có khi chưa kịp nhiễm Covid-19, bạn đã chết vì tăng huyết áp, suy tim xung huyết, nhồi máu cơ tim, bệnh thận mạn tính…
Không nên tự quyết định dùng hay ngưng dùng bất kỳ loại thuốc nào vì lý do sợ Covid-19.
Điều này liên quan đến thời gian vừa qua, một số nhà khoa học đã công bố các bằng chứng sơ lược, nghi ngờ rằng một số thuốc, trong đó có các thuốc ức chế hệ thống renin-angiotensin (RAS), đặc biệt là thuốc ức chế thụ thể angiotensin II loại 1 (ARB) khiến người dùng dễ nhiễm virus corona hơn người khác.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang gây hoang mang, nhiều bệnh nhân đã hoảng sợ mà vội bỏ thuốc mà quên rằng căn bệnh mạn tính mình đang mắc phải có khi còn gây tử vong nhiều hơn nếu để nó trở nặng, rơi vào tai biến bất ngờ. Giáo sư Epstein nói việc cho rằng các thuốc đó làm tăng nguy cơ Covid-19 là “một bước nhảy vọt chưa được xác nhận”.
Trong khi đó, đã có những bằng chứng đáng tin cậy hơn cho thấy bản thân các bệnh nền, bao gồm bệnh mạn tính ở tim, thận mới là các yếu tố làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe, tăng nguy cơ mắc và tử vong do Covid-19.
Video đang HOT
Quản lý tốt bệnh nền bằng cách dùng thuốc nghiêm ngặt theo toa mới là quyết định khôn ngoan. Bất cứ lo ngại nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn.
A. Thư
Bộ Y tế công bố phác đồ trị COVID-19: tập trung điều trị suy hô hấp
Tập trung chính là điều trị suy hô hấp. Bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh vẫn phải cách ly thêm 14 ngày, chưa cho dùng thuốc sốt rét điều trị COVID-19.
Đội ngũ y tế tuyến đầu - Ảnh: DUYÊN PHAN
Ngày 26-3, Bộ Y tế công bố hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới. Có rất nhiều điểm mới trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 phiên bản lần thứ 3.
Tập trung chính là điều trị suy hô hấp
Hướng dẫn này đã thay đổi định nghĩa ca bệnh nghi ngờ vì tình hình dịch tễ đã thay đổi, có nhiều vùng dịch, ổ dịch tại các địa phương ở Việt Nam; bỏ các định nghĩa ca bệnh có thể vì năng lực xét nghiệm cao hơn trước.
Về điều trị: Tập trung chính là điều trị suy hô hấp, cập nhật những khuyến cáo mới nhất theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới về oxy liệu pháp, đích oxy máu.
Yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, đặc biệt ngày thứ 7-10 của bệnh, trong đó hướng dẫn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng, các thang điểm cảnh báo sớm; theo dõi tiến triển hằng ngày X-quang phổi của bệnh nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng/tiến triển nặng của bệnh. Theo các báo cáo trên y văn cũng như thực tế các ca bệnh nặng ở Việt Nam thời gian qua, đa số đều diễn biến nặng nhanh trong khoảng thời gian này.
Với bệnh nhân suy hô hấp nặng: Nên đặt ống nội khí quản sớm và thở máy xâm nhập. Chỉ cân nhắc các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập cho từng trường hợp cụ thể, chứ không áp dụng thường quy và cần theo dõi sát bệnh nhân.
Về các thuốc kháng virus đặc hiệu (như lopinavir/ritonavir, chloroquine, hydroxychloroquine, remdesivir...): Do chưa có đủ các bằng chứng về hiệu quả và an toàn của những thuốc này trong điều trị COVID-19 nên chưa khuyến cáo áp dụng thường quy trong điều trị (ngoài phạm vi sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam). Bộ Y tế sẽ ra các khuyến cáo bổ sung dựa trên những kết quả của các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam tới đây.
Tiêu chuẩn ra viện: Cải thiện các dấu hiệu lâm sàng, cần có hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm đường hô hấp (cả dịch tỵ hầu và dịch họng), lấy cách nhau>= 24 giờ âm tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ra viện: Người bệnh tiếp tục được cách ly tại nhà 14 ngày nữa. Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng khí, đeo khẩu trang, ăn riêng, vệ sinh tay, hạn chế tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình và không được ra ngoài. Theo dõi sát thân nhiệt 2 lần/ngày, khám lại ngay nếu sốt hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
Ngoài ra, cập nhật tên bệnh và tên virus: theo hướng dẫn trước gọi chung là nCoV, giờ gọi lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới là SARS-CoV-2.
Trung Quốc chữa bệnh ra sao?
Mới đây, Hãng tin Tân Hoa xã (Trung Quốc) đưa lại những kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 do ông Wang Guiqiang, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Đệ nhất Y viện thuộc Đại học Bắc Kinh, chia sẻ tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ông Wang Guiqiang nói: "Những người bệnh có biểu hiện triệu chứng nhẹ nên tuân thủ cách ly tập trung, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (thân nhiệt, huyết áp, mạch [nhịp tim], nhịp thở [tần số hô hấp] - PV) và nên được chuyển tới những bệnh viện chuyên trách điều trị COVID-19 nếu các triệu chứng đó diễn tiến xấu đi".
Ông cũng nhấn mạnh việc sử dụng các liệu pháp điều trị toàn diện gồm liệu pháp oxy, hỗ trợ hô hấp và chăm sóc các bộ phận trọng yếu của cơ thể. Theo ông Wang, việc dùng liệu pháp oxy phải được áp dụng với mọi bệnh nhân COVID-19 và hỗ trợ hô hấp là rất cần thiết để điều trị các ca bệnh nặng.
Ông cũng nói thêm việc hỗ trợ hô hấp bao gồm từ việc sử dụng mặt nạ dưỡng khí, máy thở đến việc dùng các máy hỗ trợ phương pháp trao đổi oxy màng ngoài cơ thể (ECMO). "Khi một người bệnh ốm nặng, liệu pháp oxy là không đủ", ông Wang nói và lưu ý người bệnh cần phải được hút sạch đờm trong đường thở và dùng máy thở.
Thận trọng với thuốc điều trị COVID-19
Nhiều sự việc thời gian qua cho thấy bất kể số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong vì COVID-19 tăng vọt, nhà chức trách cũng như giới khoa học trong lĩnh vực y tế Mỹ vẫn rất thận trọng trước các quyết định đưa vào sử dụng các loại thuốc đã được chứng minh hiệu quả tiềm năng bước đầu.
Theo Cancer.org (trang web của Hiệp hội Ung thư Mỹ), cho tới nay Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) chưa cấp phép cho bất cứ loại thuốc nào dùng để điều trị COVID-19. Trang này cũng khẳng định chưa có bất cứ chế độ ăn hay các loại thực phẩm chức năng nào được chứng minh có khả năng chống COVID-19.
L.ANH - D.KIM THOA
Châu Âu thử nghiệm lâm sàng thuốc chống virus Corona Các chuyên gia Pháp cho biết, đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng ở châu Âu với 4 loại thuốc điều trị bệnh do virus Corona chủng mới gây ra. Theo Viện Nghiên cứu Y tế và sức khỏe quốc gia của Pháp, chương trình gồm thử nghiệm dùng thuốc remdesivir đang được phát triển để điều trị Ebola, thuốc hydroxychloroquine chống sốt...