COVID-19 tại ASEAN hết 29/4: Số ca mắc mới ở Campuchia cao choáng váng; Các nước tăng cường phòng dịch
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 29/4, 8 quốc gia ASEAN ghi nhận 20.340 ca mắc COVID-19 và 360 ca tử vong, nâng tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch lên 3.382.582 ca, trong đó 67.537 người tử vong.
Trong ngày 29/4, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Philippines với 8.276 ca. Tiếp đó là Indonesia với 5.833 ca, Malaysia với 3.332 ca, Thái Lan với 1.871 ca, Campuchia với 880 ca. Các quốc gia còn lại có số ca mắc mới dưới 100 ca.
Về số ca tử vong, có 5 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (218 ca), Philippines (114 ca), Malaysia (15 ca), Thái Lan (10 ca) và Camuchia (3 ca).
Philippines ghi nhận trên 8.000 ca mắc mới
Cảnh sát gác tại một chốt kiểm soát để nhắc nhở người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch COVID-19 ở Quezon, ngoại ô Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 29/4, Bộ Y tế Philippines thông báo quốc gia này ghi nhận thêm 8.276 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc bệnh trên cả nước lên là 1.028.738 ca.
Trong khi đó, số ca tử vong vì COVID-19 tại Philippines cũng tăng thêm 114 ca trong một ngày qua, lên tổng số 17.145 ca. Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 29/4, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque, cho biết làn sóng dịch bệnh mới nhất tại nước này đã qua thời kỳ đỉnh điểm trong tuần đầu tiên của tháng 4 và gần một nửa số ca mắc được ghi nhận ở vùng đô thị Manila. Dù vậy, Bộ trưởng Y tế Philippines Francisco Duque cảnh báo tỷ lệ ca nhiễm hằng ngày tại Philippines tính trung bình vẫn đang ở ngưỡng nguy hiểm.
Tối 28/4, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định gia hạn các biện pháp phong tỏa tại vùng đô thị Manila và 4 tỉnh phụ cận cho đến ngày 14/5 để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Nhà lãnh đạo Philippines yêu cầu các quan chức địa phương đảm bảo người dân tuân thủ quy định đeo khẩu trang và tránh tụ tập đông người. Kể từ khi dịch bùng phát hồi tháng 1/2020, Philippines đã xét nghiệm cho 11 triệu người trên tổng số 110 triệu dân.
Campuchia ghi nhận số ca nhiễm trong ngày ở mức cao nhất
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Campuchia ghi nhận thêm 880 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong ngày 29/4, ngày thứ hai liên tiếp ở mức cao nhất từ trước đến nay. Lại một lần nữa, thủ đô Phnom Penh đứng đầu về số người lây nhiễm, với 518 ca, tiếp theo là hai tỉnh Preah Sihanouk (187 ca) và Kandal (73 ca).
Hiện tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Campuchia là 12.641 ca.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 29/4, các cơ quan chức năng Campuchia thông báo 3 ca tử vong tại Tbong Khmum và Phnom Penh.
Tới nay, Campuchia đã có gần 2.000 công nhân thuộc 206 nhà máy tại nước này nhiễm virus SARS-CoV-2, trong khi hơn 17.000 người khác phải thực hiện cách ly.
Trong số 206 nhà máy có công nhân nhiễm SARS-CoV-2, có 134 nhà máy ở Phnom Penh, 23 nhà máy ở tỉnh Kandal, 26 nhà máy ở tỉnh Takeo, 16 nhà máy tỉnh Preah Sihanouk, 4 nhà máy tại tỉnh Svay Rieng và tỉnh Kampong Chhnang, Kampong Cham mỗi tỉnh có 1 nhà máy.
Ông Heng Sour cũng cho biết các con số thống kê nêu trên có thể biến động vì cơ quan chức năng huyện Ang Snuol, tỉnh Kandal đang xét nghiệm COVID-19 và truy vết những trường hợp liên quan.
Trong thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhất là trong thời gian Phnom Penh và Ta Khmau thực hiện phong tỏa, đã có hơn 690 nhà máy may mặc, giày dép và phụ kiện phục vụ du lịch, doanh nghiệp nhỏ tại 7.000 cơ sở thuộc thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmau bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến đời sống của hơn 1,2 triệu công nhân.
Để hỗ trợ công nhân phải nghỉ việc do lệnh phong tỏa, Bộ Lao động Campuchia yêu cầu các chủ nhà máy trả 50% lương tháng 4 và một khoản hỗ trợ cho công nhân.
Thái Lan siết chặt các biện pháp phòng dịch
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà chức trách Thái Lan đã siết chặt các biện pháp phòng dịch trong bối cảnh làn sóng thứ 3 tại nước này đã khiến 94 người thiệt mạng từ đầu tháng đến nay.
Theo quy định mới, từ ngày 1/5, tại 6 tỉnh thuộc “vùng đỏ sẫm” (được kiểm soát đặc biệt, mức tối đa), trong đó có thủ đô Bangkok, các cửa hàng ăn uống sẽ không được phục vụ khách tại chỗ, trong khi việc tụ tập trên 20 người bị cấm. Dịch vụ ăn uống tại nhà hàng được cho phép đến 9 giờ tối tại 45 tỉnh “vùng đỏ” và đến 11 giờ tối tại 26 tỉnh “vùng da cam”. Các trung tâm mua sắm trên toàn quốc có thể mở cửa đến 9 giờ tối, trong khi các địa điểm giải trí ban đêm và trường học sẽ vẫn đóng cửa.
Thời gian cách ly đối với tất cả những người nhập cảnh sẽ lại được kéo dài thành 14 ngày, bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào. Trước đó, thời gian cách ly đã giảm xuống còn 7 ngày đối với công dân Thái Lan và 10 ngày đối với công dân nước ngoài. Hiện nay, 73/77 tỉnh của Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok, đã áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, với mức phạt tối đa là 20.000 baht (640 USD) nếu vi phạm. Từ ngày 1/5, quy định bắt buộc đeo khẩu trang sẽ được áp dụng trên toàn quốc.
Thái Lan ngày 29/4 ghi nhận 1.871 ca nhiễm mới (trong đó có 7 ca nhập cảnh) và 10 ca tử vong. Như vậy, tính đến nay Thái Lan đã xác nhận tổng cộng 63.570 ca nhiễm, trong đó có 188 ca tử vong. Tính riêng trong làn sóng lây nhiễm thứ ba, đã có 34.707 ca nhiễm và 94 ca tử vong.
Lào ghi nhận 68 ca mắc mới
Cảnh vắng vẻ trên đường phố trong thời gian phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại Luang Prabang, Lào, ngày 27/4/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Chiều 29/4, Lào thông báo ghi nhận 68 ca mắc mới COVID-19 tại 8 tỉnh/thành trên cả nước sau khi có kết quả xét nghiệm 2.817 mẫu xét nghiệm thu thập trong ngày 28/4.
Thủ đô Viêng Chăn tiếp tục có số người mắc mới cao nhất với 34 ca, tiếp đó là tỉnh Champasak ghi nhận 11 ca, Bokeo 10 ca, Luang Prang 8 ca… Mặc dù số ca tại thủ đô Viêng Chăn giảm, nhưng việc số ca nhiễm mới ở Champasak, Luang Prabang, Bokeo và một loạt tỉnh khác ở Bắc Lào không có dấu hiệu giảm cho thấy dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại Lào. Tính tới thời điểm hiện tại toàn bộ 18/18 tỉnh/thành của Lào đều đã áp dụng lệnh phong tỏa; 15/18 tỉnh/thành đã có người mắc COVID-19, trong đó có 8/10 tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với 9/10 tỉnh của Việt Nam.
Lào đã ghi nhận tổng cộng 672 ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 600 ca phát hiện trong tháng 4 này và phần lớn là các ca lây nhiễm cộng đồng.
Malaysia tăng cường phong tỏa nhiều địa phương
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Chính phủ Malaysia đã quyết định áp đặt Lệnh Hạn chế di chuyển tăng cường (EMCO) tại 9 địa phương thuộc 3 bang ở nước này trong 14 ngày, từ ngày 29/4-12/5.
Quyết định trên được đưa ra trên cơ sở khuyến nghị của Bộ Y tế Malaysia cũng như đánh giá rủi ro của Ủy ban Kỹ thuật về Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO) nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan ở trường học và khu dân cư. Các địa phương phải thực hiện EMCO gồm Maahad Tahfiz Al Azhari thuộc bang Kelantan và Kampung Bangkahulu thuộc bang Negeri Sembilan cùng 2 khu định cư ở Sungai Chalit, 5 khu định cư ở Sungai Klau thuộc bang Pahang.
Trước đó, với việc áp dụng đồng thời MCO và Tình trạng khẩn cấp trong khi thúc đẩy chương trình tiêm chủng, số ca mắc mới COVID-19 ở Malaysia đã giảm và lần đầu tiên trong hơn 3 tháng qua trở về mức 3 chữ số (941 ca trong ngày 29/3). Tuy nhiên, số ca mắc mới đã tăng cao trở lại sau khi quốc gia Đông Nam Á này nới lỏng một số hạn chế phòng dịch. Từ ngày 15/4 đến nay, số ca mắc COVID-19 theo ngày ở Malaysia đã trở lại mức trên 2.000 ca và lần đầu tiên trong hơn 2 tháng qua trở lại trên ngưỡng 3.000 ca (ngày 28/4). Các ổ dịch mới vừa được phát hiện tại khu vực dân cư, trường học, mà không phải công sở như giai đoạn dịch bệnh trước.
Theo báo cáo của Bộ Y tế Malaysia, tổng số ca tử vong do COVID-19 ở nước này đã lên tới 1.477 ca, sau khi ghi nhận thêm 15 ca trong 24 giờ qua.
Từ ngày 28/4, Malaysia tạm dừng tất cả các chuyến bay đến và đi từ Ấn Độ để phòng ngừa dịch bệnh. Malaysia cũng không tiếp nhận mọi công dân nước ngoài có thị thực lao động dài hạn tại Malaysia đến từ Ấn Độ. Các tàu biển có hải trình qua Ấn Độ trong vòng 14 ngày gần đây cùng thủy thủ đoàn không được phép cập cảng Malaysia. Tuy nhiên, công dân Malaysia cùng người thân của họ sinh sống tại Ấn Độ và muốn về nước vào thời điểm này sẽ được miễn trừ các lệnh cấm nói trên với điều kiện họ phải thực hiện cách ly 14 ngày.
Lào phong tỏa cố đô Luang Prabang
Lào tuyên bố phong tỏa Luang Prabang từ ngày 25/4 khi ca nhiễm nCoV liên tục tăng trong sóng Covid-19 thứ hai.
Học sinh Lào đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt khi tới trường học ở thủ đô Vientiane hồi tháng 6/2020. Ảnh: UNICEF.
Lãnh đạo Luang Prabang Khamkhan Chanthavysouk hôm 25/4 tuyên bố tỉnh này sẽ áp phong tỏa từ 6h cùng ngày cho tới ngày 5/5. Thông báo của lãnh đạo Luang Prabang đi kèm với quy định về 13 biện pháp phòng chống và kiểm soát Covid-19, trong đó kêu gọi cơ quan các cấp tiếp tục giáo dục cộng động về mối nguy hiểm cũng như cách bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đại dịch.
Lệnh phong tỏa cố đô Luang Prabang được đưa ra sau khi thủ đô Vientiane cũng lần đầu bị phong tỏa trong thời gian ngày 22/4 - 5/5 để ngăn chặn dịch bệnh.
Các công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Luang Prabang sẽ phải giảm số lượng để đảm bảo giãn cách xã hội, ngoại trừ các ngành thiết yếu như quân đội, cảnh sát, lính cứu hỏa và truyền thông. Các doanh nghiệp tư nhân cũng thực hiện quy định tương tự.
Quá trình di chuyển từ Luang Prabang đến các tỉnh khác và từ các tỉnh khác vào Luang Prabang sẽ bị cấm, ngoại trừ người có hộ khẩu thường trú ở Luang Prabang có nhu cầu trở về nhà.
Trong thời gian áp phong tỏa, cư dân Luang Prabang bị cấm rời khỏi nơi cư trú ngoại trừ các trường hợp thiết yếu gồm mua sắm nhu yếu phẩm, đến bệnh viện và thực hiện các nhiệm vụ, công việc được chính quyền cho phép. Các tiểu thương bị cấm tích trữ hàng hóa và thổi giá, đặc biệt với các sản phẩm như khẩu trang, nước rửa tay, xăng dầu và thực phẩm.
Người dân cũng không được phép chia sẻ thông tin sai lệch về đại dịch Covid-19 trên các nền tảng mạng xã hội. Các cuộc tụ tập không được quá 20 người, trong khi các sự kiện như tang lễ phải tổ chức cẩn thận, tuân theo biện pháp phòng chống dịch.
Những địa điểm giải trí, vui chơi, quán bar, karaoke, tiệm mát-xa và phòng tập thể dục sẽ phải ngừng hoạt động trong thời gian phong tỏa. Các trường học ở Luang Prabang sẽ đóng cửa tới ngày 9/5.
Bộ Y tế Lào hôm qua ghi nhận thêm 76 ca nhiễm nCoV mới, trong đó có tới 64 trường hợp ở thủ đô Vientiane, nâng tổng ca nhiễm trong nước lên 323. Lào xác nhận hai ca Covid-19 đầu tiên vào ngày 24/3/2020. Đây là một trong những quốc gia ghi nhận ca nhiễm thấp nhất thế giới
Lào ghi nhận 4 đợt dư chấn động đất trong một ngày Theo báo cáo cùng một số hình ảnh do Cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào thông tin, 4 đợt dư chấn xảy ra trong ngày 30/3 tại 3 tỉnh Bắc Lào là Xayaboury, Xaysomboun và Luang Prabang được đánh giá là động đất. Đợt dư chấn thứ tư xảy ra lúc 11h10, cách trung tâm huyện Phoukhoun,...