Covid-19: Người cao tuổi nên ăn gì để tăng khả năng miễn dịch?
Sau 65 tuổi, hệ miễn dịch trở nên yếu hơn, khiến người ta dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe.
Giàu beta carotene và vitamin A, khoai lang chứa nhiều chất chống ô xy hóa có lợi cho hệ miễn dịch ở người cao tuổi – SHUTTERSTOCK
Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus xâm nhập và tế bào ác tính khỏi hệ thống và giúp điều chỉnh các phản ứng miễn dịch chống lại các tác nhân vô hại bên ngoài như thực phẩm hoặc mô của cơ thể, theo Boldsky.
Đối với người cao tuổi, nên tăng cường hệ miễn dịch bao gồm chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, gồm nhiều loại thảo mộc và gia vị giàu vitamin và khoáng chất, từ đó có thể giúp xây dựng một cơ chế bảo vệ mạnh mẽ và có khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Giữa đại dịch Covid-19, mọi người được yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách 2 mét và nên ở trong nhà.
Nhưng điều quan trọng không kém là cải thiện khả năng miễn dịch, đặc biệt ở người lớn tuổi, những người dễ bị trở nặng khi mắc Covid-19.
Nuốn vậy, cần phải tiêu thụ những thực phẩm giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
Sau đây là top 8 loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở những người trên 65 tuổi.
1. Gạo lứt
Gạo lứt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật mạnh mẽ, khi được tiêu thụ vừa phải có thể giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch.
Hơn nữa, gạo lứt rất giàu chất chống ô xy hóa giúp chống lại các gốc tự do gây tổn hại cho hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
2. Khoai lang
Giàu beta carotene và vitamin A, khoai lang chứa nhiều chất chống ô xy hóa có lợi cho hệ miễn dịch ở người cao tuổi.
Ngoài ra, khoai lang rất giàu carbohydrate lành mạnh, người lớn tuổi nên tiêu thụ ít nhất 1 lần một tuần.
3. Rau bó xôi
Giàu vitamin C, và chứa nhiều chất chống ô xy hóa và beta carotene, rau bó xôi là một bổ sung tốt cho chế độ ăn uống.
Rau bó xôi cũng rất giàu vitamin K, giúp tăng cường miễn dịch cho người lớn tuổi.
Video đang HOT
4. Trứng
Giàu protein và vitamin, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, trứng là kho chứa vitamin và khoáng chất cần thiết để cải thiện hệ miễn dịch của người cao tuổi, theo Boldsky.
5. Sữa chua
Ăn sữa chua có thể giúp tăng cường đường ruột, giúp ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa.
Sữa chua chứa đầy men vi sinh – giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong dạ dày, và là chất tăng cường miễn dịch tuyệt vời cho người lớn tuổi.
6. Các loại thảo mộc và gia vị
Tiêu thụ các loại thảo mộc và gia vị như nghệ và gừng có thể giúp người lớn tuổi chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.
Những thứ này cũng có thể giúp sửa chữa các tế bào bị hư hỏng và tăng cường các chức năng trong cơ thể.
Quế và rau kinh giới rất lành mạnh, có thể tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
7. Đạm nạc
Các thực phẩm như thịt gà không da, thịt bò nạc, sò, cá hồi và đậu nành là những bổ sung lành mạnh có thể giúp tăng cường chức năng não và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Là nguồn giàu a xít béo omega-3, protein nạc như cá hồi có thể cải thiện hệ miễn dịch và giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật.
8. Nước
Cần lưu ý rằng người già càng cần phải uống đủ nước, ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, để giữ cho niêm mạc mũi họng được ẩm và giảm nguy cơ cảm cúm hoặc cảm lạnh. Giữ cho cơ thể đủ nước có thể giúp hệ miễn dịch hoạt động.
Ngoài ra, kết hợp các loại quả mọng, táo, xà lách, ớt chuông, hạnh nhân và củ dền vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện hệ miễn dịch và chức năng miễn dịch.
Các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch kể trên sẽ giúp giữ cho tim, não hoạt động tốt, và quan trọng nhất là giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, cùng với luyện tập thể dục và ngủ đủ giấc có thể giúp giảm nguy cơ cảm lạnh và giảm bớt thiệt hại hoặc làm chậm tiến trình nhiễm trùng đường hô hấp, viêm khớp dạng thấp và sự suy giảm thị lực ở người lớn tuổi.
46-55 tuổi được mệnh danh là "10 năm nguy hiểm", phải cố gắng giữ 3 bộ phận này luôn "mềm" thì mới mong trường thọ
Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát.
Theo Sohu, 46-55 tuổi là thời điểm hoàng kim của cuộc đời mỗi người khi sự nghiệp, tài chính lẫn tư tưởng sống đều đã đạt được thành quả nhất định. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng được coi là "10 năm nguy hiểm nhất cuộc đời" bởi cơ thể giống như một "cỗ máy", sẽ đột nhiên bị rỉ sét, hư hỏng sau một thời gian dài sử dụng.
Qua tuổi 45, các cơ quan trong cơ thể sẽ đột ngột suy giảm, khả năng đề kháng, miễn dịch cũng vì thế yếu kém hơn, khiến các căn bệnh đã nhen nhóm trước đây giờ có dịp bùng phát.
Ở giai đoạn này, việc tự chăm sóc sức khỏe là vô cùng quan trọng. Những người đang ở mức 46-55 tuổi nên giữ 3 bộ phận sau luôn "mềm", nếu không cơ thể sẽ rất nhanh suy yếu.
1. Đốt sống cổ "mềm"
Con người có 7 đốt sống cổ. Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh gặp chủ yếu ở tuổi trung niên, đặc biệt ở người tuổi cao, gây biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi phải ngồi lâu, cúi nhiều (lái xe, công tác văn phòng...), thường xuyên mang vác vật nặng... Những người thường xuyên thực hiện các hoạt động gây sai lệch cấu trúc bình thường của đốt sống cổ, làm biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dẫn tới thoái hóa các mô cột sống, hoặc các gai xương đốt sống.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người có công việc luôn đòi hỏi phải ngồi lâu, cúi nhiều...
Ở người cao tuổi, thoái hóa đốt sống cổ thường xảy ra do ít vận động, nằm một tư thế, ăn uống thiếu chất, vùng gáy không được thường xuyên cử động khiến máu khó lưu thông, các tổ chức nuôi dưỡng kém.
* Biện pháp nuôi dưỡng đốt sống cổ luôn "mềm"
- Khuyến cáo đứng dậy vận động, tập thể dục sau 1-2 giờ nằm, ngồi.
- Không sử dụng điện thoại di động trong một thời gian dài.
- Khi nằm ngủ, nghỉ, cần gối đầu với gối có độ cao vừa phải thật thoải mái (không cao, không thấp quá).
- Khi thấy đau mỏi vai gáy cần được khám bệnh sớm để được tư vấn và điều trị kịp thời.
2. Gan "mềm"
Gan cứng là dấu hiệu của việc gan bị tổn thương, tăng sản mô liên kết và hình thành vách ngăn sợi. Điều này dẫn đến sự thay đổi cấu trúc của các thùy gan, và cuối cùng phát triển thành xơ gan.
Khi chức năng của gan không bình thường, chức năng giải độc của cơ thể cũng sẽ gặp vấn đề, điều này có thể dễ dàng gây ra các bệnh nội tạng khác.
Bệnh nhân bị xơ gan có thể bị ung thư gan nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do đó, mọi người phải học cách duy trì sức khỏe của gan sau 45 tuổi.
* Các biện pháp để nuôi dưỡng gan luôn "mềm":
- Từ bỏ thói quen uống rượu: Uống rượu có thể gây hại cho gan. Sau khi uống, hơn 95% lượng rượu cần được bài tiết qua gan. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan do rượu, bao gồm gan nhiễm mỡ, xơ gan, cuối cùng sẽ gây ung thư gan.
- Uống nhiều trà thúc đẩy bài tiết độc tố.
- Bớt nóng nảy: Y học Trung Quốc tin rằng sự tức giận có thể làm tổn thương gan. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một chất gọi là catecholamine, ảnh hưởng đến lượng đường và axit béo trong máu, và tích tụ độc tố trong máu và gan.
3. Bụng luôn mềm
Bụng là một trong những cơ quan lớn và quan trọng nhất của cơ thể. Đây là nơi lưu trữ nhiều cơ quan tiêu hóa quan trọng hàng đầu như dạ dày, ruột già, ruột non, gan... Có câu: "Bụng mềm như bông, bách bệnh khai thông" ý muốn nói tới việc bụng mềm thì mọi bệnh tật đều có thể đẩy lùi, cơ thể sẽ khỏe mạnh và sống trường thọ hơn.
Nếu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, quá trình tiêu hóa và đào thải sẽ diễn ra trong một thời gian nhất định, như vậy khi sờ vào bụng sẽ có cảm giác mềm mại. Ngược lại, nếu hệ tiêu hóa gặp vấn đề, nhu động ruột sẽ suy giảm, khiến phân bị tích trong ruột lâu ngày và tạo thành một vùng khô cứng.
Ngoài ra, nếu xuất hiện khối u đường ruột, khi chúng ta chạm tay vào sẽ có cảm giác cứng rõ ràng, đồng thời thấy trướng bụng, đau bụng.
* Các biện pháp để nuôi dưỡng bụng luôn "mềm:
- Uống một ly nước ấm lớn vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy là cách làm sạch ruột một cách đơn giản và hiệu quả nhất.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc vì đây là nguồn dồi dào vitamin, chất xơ.
- Tập thể dục đúng cách sau bữa ăn bằng cách đi lại nhẹ nhàng hoặc đứng thẳng người để hỗ trợ dạ dày thực hiện chức năng co bóp tiêu hóa thức ăn.
- Giữa các bữa ăn, ruột cần thời gian để nghỉ ngơi và dự trữ năng lượng cho công việc tiếp theo. Chính vì thế sau khi ăn no, mọi người không nên lập tức vận động mạnh.
"Người cao tuổi mắc cúm đã mệt, mắc thêm Covid-19 càng nặng hơn rất nhiều" PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế lưu ý, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, người cao tuổi, có bệnh mạn tính... chính là các đối tượng cần ưu tiên chăm sóc. Khám sức khỏe cho người cao tuổi trong thời điểm có dịch Covid-19 Ngày 5-8, Cục quản lý Khám chữa bệnh...