COVID-19: Nga có gần 24.500 ca nhiễm, số người chết ở Nhật có thể lên 400.000
Nga ghi nhận gần 24.500 ca nhiễm virus corona chủng mới, trong khi Nhật Bản cảnh báo sẽ có 400.000 người chết nếu không có biện pháp ngăn chặn COVID-19.
Số ca mắc COVID-19 tại Nga gần 24.500
Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga cho biết, nước này ghi nhận thêm 3.388 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua. Đây là số người mắc bệnh cao kỷ lục trong 1 ngày tại Nga, đưa tổng số người nhiễm bệnh ở Nga lên 24.490 trường hợp.
Đến nay, tại Nga ghi nhận 198 ca thiệt mạng vì dịch bệnh và ít nhất 1.986 bệnh nhân đã hồi phục. Số ca nhiễm bệnh xuất hiện tại 84/85 khu vực trên toàn nước Nga. Trong đó thủ đô Matxcơva là nơi có nhiều ca lây nhiễm nhất.
Nga ghi nhận 24.490 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. (Ảnh: TASS)
“Số ca mắc COVID-19 tăng lên 24.490 trường hợp tại 84 chủ thể ở Nga. Trong 24 giờ qua, 292 người đã xuất viện, tổng số ca phục hồi là 1.986. Có 28 bệnh nhân thiệt mạng trong 24 giờ qua, đưa tổng số người chết ở Nga lên 198″, Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga cho biết.
Theo người đứng đầu Trung tâm ứng phó khủng hoảng COVID-19 của Nga Anna Popova, gần 30% người nhiễm virus corona chủng mới tại Nga không biểu hiện triệu chứng. Riêng tại khu vực Matxcơva tỷ lệ này là 52%.
“Những người này không hề biết họ nhiễm virus cho đến khi được xét nghiệm”, bà Anna Popova cho hay.
Bà Anna Popova khuyến cáo người dân tiếp tục ở nhà, hạn chế tiếp xúc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Đồng thời, cho biết kết quả của 2 tuần áp dụng biện pháp giãn cách xã hội tại Nga sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau.
400.000 người Nhật có thể chết vì COVID-19
Bộ Y tế Nhật Bản cảnh báo nước này có thể ghi nhận 400.000 ca thiệt mạng do COVID-19, nếu không có biện ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nhóm nghiên cứu của Bộ Y tế Nhật Bản vừa đưa ra dự báo về con số này. Theo ước tính của nhóm nghiên cứu, các ca nhiễm virus corona chủng mới nghiêm trọng cần được can thiệp bằng máy thở có thể lên tới 850.000 người.
Cảnh sát Nhật Bản tuần tra yêu cầu người dân tuân thủ biện pháp giãn cách xã hội. (Ảnh: Reuters)
Các dự báo dựa trên nghiên cứu của giáo sư Đại học Hokkaido Hiroshi Nishiura, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và có nhiệm vụ tư vấn cho chính phủ các biện pháp ứng phó với COVID-19.
Chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và khuyến cáo người dân hạn chế tương tác cá nhân từ 70 – 80% để ngăn chặn sự bùng phát các ca nhiễm virus corona chủng mới.
Video: Cảnh sát Indonesia ‘dọa ma’ người dân không chịu ở nhà cách ly COVID-19
Theo thống kê của Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản (NHK), nước này hiện ghi nhận hơn 8.000 trường hợp mắc COVID-19 và 162 ca thiệt mạng vì dịch bệnh.
KÔNG ANH
Nga nêu điều kiện mở rộng Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố nước này sẽ không thảo luận việc đưa vũ khí mới của Nga vào Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Nga - Mỹ (START-3), nếu hiệp ước này không được sửa đổi.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại hội nghị ở Moskva về không phổ biến vũ khí hạt nhân ngày 8/11, ông Sergei Ryabkov cho biết: "Phía Mỹ đã nêu việc thảo luận về hoạt động phổ biến trong Hiệp ước đối với các vũ khí mới của Nga không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước, về điều này Tổng thống Nga Vladimir Putin đề cập đến nhiều lần. Đó là không thể nếu không mổ xẻ và sửa đổi đáng kể nội dung Hiệp ước".
Hồi tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã đề xuất đưa "tất cả các vũ khí mới của Nga" vào START-3.
START-3 hết hiệu lực vào tháng 2/2021. Văn kiện này được ký năm 2010 và hiện là Hiệp ước hạn chế vũ khí duy nhất hiện nay giữa Nga và Mỹ. Theo Tổng thống Putin, tình hình trên thế giới sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu Mỹ từ chối gia hạn START-3. Ông lưu ý rằng Hiệp ước START trên "thực tế vẫn là công cụ duy nhất để hạn chế chạy đua vũ trang".
Cũng liên quan đến sự cạnh tranh Nga - Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ - Đại tá Không quân Robert Carver ngày 8/11 cho biết sự phát triển nhanh chóng của Nga trong công nghệ chế tạo vũ khí siêu thanh đã tạo ra sự "mất cân xứng trong khả năng chiến đấu" mà Washington cần khắc phục.
Ông Carver nhấn mạnh: "Mặc dù trong nhiều thập kỷ, Mỹ đi đầu về nghiên cứu các hệ thống siêu thanh, nhưng chúng ta không nhắm đến sử dụng công nghệ siêu thanh để chế tạo vũ khí. Tuy nhiên, những người cố gắng trở thành đối thủ của chúng ta đã quyết định biến công nghệ này thành vũ khí, tạo ra sự bất cân xứng trong khả năng chiến đấu mà chúng ta cần khắc phục". Theo ông Carver, sáng chế vũ khí siêu thanh hiện là ưu tiên nghiên cứu và kỹ thuật cao nhất của Mỹ.
Theo Duy Trinh (TTXVN)
Serbia từ bỏ ý định mua hệ thống S-400 của Nga Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 6/11 cho biết, Serbia không có ý định mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga. Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Chia sẻ với kênh RTS TV, ông Vucic nói: "Đó là một loại vũ khí ấn tượng, song, chúng tôi không có ý định mua S-400 bởi vì chúng tôi không...