Covid-19: Netflix hạ 25% lưu lượng viễn thông giúp giảm nghẽn mạng tại Việt Nam
Dịch vụ giải trí Netflix vừa cho biết sẽ triển khai biện phát giảm tải 25% lưu lượng viễn thông trên Netflix nhưng vẫn đảm bảo duy trì chất lượng video cho người dùng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Netflix là nền tảng giải trí đang sở hữu hơn 167 triệu thuê bao tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Thế giới đang chứng kiến một cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ. Vừa qua, Liên minh châu Âu đã yêu cầu các hãng công nghệ lớn như Netflix, Amazon và YouTube đảm bảo việc dùng hệ thống mạng viễn thông hiệu quả nhất có thể nhằm phục vụ nhu sử dụng gia tăng đột biến chưa từng có.
Đáp lại lời kêu gọi này, Netflix đã thực hiện việc giảm 25% lưu lượng truy cập Netflix trên các mạng lưới viễn thông bắt đầu từ Ý và Tây Ban Nha, những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch. Đây là nỗ lực đáng kể giúp giảm tắc nghẽn mạng trong thời gian tình hình dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp.
Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng Internet tăng cao khi người dân được khuyến khích ở trong nhà, đây được coi là một trong những giải pháp hữu ích góp phần giảm đáng kể việc tắc nghẽn mạng. Tại Việt Nam, việc giảm 25% tổng lưu lượng sử dụng sẽ được nền tảng giải trí Netflix triển khai trong 30 ngày tới, kể từ 0h hôm qua, ngày 31/3/2020.
Video đang HOT
Netflix cho biết mặc dù lưu lượng viễn thông giảm xuống, nhưng chất lượng dịch vụ vẫn không thay đổi. Cụ thể, người dùng vẫn có thể thưởng thức chất lượng video tương ứng với mỗi gói dịch vụ phát trực tuyến, tùy thuộc vào thiết bị họ đang sử dụng, cho dù đó là gói Cao cấp (UHD), gói Tiêu chuẩn (HD) hoặc gói Cơ bản (SD).
Lý giải về cách thức để đảm bảo chất lượng dịch vụ khi thực hiện giảm 25% lưu lượng, đại diện Netflix chia sẻ rằng hãng luôn có nhiều, đôi khi là hàng chục lượng stream cho cùng một tựa phim đối với mỗi độ phân giải khác nhau. Vì vậy, trong hoạt động lần này, Netflix chỉ đơn giản là loại bỏ luồng streaming chiếm băng thông cao nhất.
Theo phân tích của chuyên gia, người dùng có thể tưởng tượng băng thông của Netflix có 3 “đường cao tốc” gồm SD, HD, UHD và mỗi con đường sẽ có nhiều làn xe trong nó. Với việc giảm lưu lượng, người sử dụng dịch vụ sẽ vẫn đi trên “đường cao tốc” mà mình đã trả tiền, nhưng không còn làn xe đi nhanh nhất. Vậy nên, người dùng vẫn sẽ được tận hưởng chất lượng UHD với gói Cao cấp, nếu thiết bị mà họ sử dụng /chiếc xe bạn lái đáp ứng được yêu cầu đó, và nội dung sẽ được phát trên làn chậm nhất của băng thông.
Ông Ken Florance, Phó Chủ tịch Phân phối nội dung tại Netflix chia sẻ: “Mục tiêu của chúng tôi rất đơn giản: duy trì chất lượng dịch vụ cho người sử dụng Netflix, đồng thời hỗ trợ các các đối tác cung cấp dịch vụ Internet đang phải đối mặt với khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch”.
Được biết trước đây, Netflix cũng đã phát triển nhiều công nghệ để hỗ trợ trải nghiệm streaming giải trí thêm mượt mà. Tiêu biểu là Công nghệ Stream Thích ứng (Adative Streaming) có khả năng tự điều chỉnh chất lượng video và âm thanh dựa trên băng thông – tăng cao khi băng thông mạnh và giảm xuống khi băng thông yếu. Vậy nên người dùng sẽ không thấy hiện tượng giật, đồng thời hỗ trợ việc sử dụng data (3G, 4G) hiệu quả hơn.
Ngoài ra, Netflix cũng khuyên người dùng trong thời gian này nên tận dụng tính năng Tải xuống thông minh (Smart Download) giúp giảm bớt gánh nặng cho lưu lượng trên mạng Internet.
T.Linh
Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông mở rộng dung lượng băng thông Internet phục vụ làm việc, dạy học từ xa
Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi đến các doanh nghiệp viễn thông yêu cầu đảm bảo thông tin liên lạc và chất lượng dịch vụ viễn thông trong phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet phục vụ làm việc, dạy học từ xa.
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19, việc đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt, đặc biệt là đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet, đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch của chính quyền các cấp, cũng như bảo đảm nhu cầu thông tin, học tập, làm việc từ xa, giải trí và các dịch vụ trực tuyến... của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông xây dựng, rà soát cập nhật và đưa vào triển khai các phương án vận hành mạng lưới nhằm đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh và chất lượng dịch vụ viễn thông trong mọi tình huống của dịch bệnh Covid-19.
Khi xây dựng các phương án, Bộ TT&TT lưu ý các doanh nghiệp một số vấn đề cụ thể như: tổ chức làm việc theo nguyên tắc dự phòng nhân lực, địa điểm làm việc dự phòng khi bị cách ly, đảm bảo hậu cần tại chỗ để trực kỹ thuật 24/24 giờ, các tình huống triển khai khi xảy ra một số hoặc nhiều các đài, trạm, khu vực bị cách ly.
Bộ TT&TT cũng yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông mở rộng dung lượng băng thông kết nối Internet, nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ phục vụ cho làm việc trực tuyến, dạy và học từ xa.
Các doanh nghiệp phải rà soát, bố trí lại trang thiết bị dự phòng, các xe phát sóng lưu động, các phương án truyền dẫn dự phòng, thiết lập các tổ, nhóm kỹ thuật sẵn sàng xử lý sự cố, ứng cứu thông tin và triển khai mở rộng mạng lưới để đáp ứng nhu cầu phát sinh về dịch vụ viễn thông của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân, đặc biệt là tại những vùng dịch bệnh và khu cách ly tập trung.
Trong thời gian cách ly toàn xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, phải hạn chế tối đa việc tiếp xúc trực tiếp, tăng cường giao dịch gián tiếp với khách hàng bằng các giải pháp công nghệ, có hình thức hướng dẫn phù hợp cho khách hàng để sử dụng tối ưu các dịch vụ viễn thông.
Ngoài ra, phải hỗ trợ và ứng cứu lẫn nhau giữa các doanh nghiệp viễn thông trên cùng địa bàn khi cần thiết để đảm bảo thông tin liên lạc và chất lượng dịch vụ trong mọi tình huống.
Trong văn bản chỉ đạo vừa gửi đi, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉ đạo, điều hành về phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Cùng với đó, các doanh nghiệp phải xây dựng phương án đảm bảo an toàn tối đa cho cán bộ, nhân viên, người lao động nói chung và lực lượng vận hành mạng lưới, xử lý sự cố và ứng cứu thông tin nói riêng.
Duy Vũ
Facebook vừa mua cổ phần nhà mạng viễn thông lớn nhất Ấn Độ Với thương vụ này, Facebook chắc chắn sẽ củng cổ thêm được sức mạnh của mình ở quốc gia tỉ dân. Facebook đang đàm phán để mua lại cổ phần của nhà cung cấp dịch vụ không dây Ấn Độ Reliance Jio. Giá trị thương vụ có thể lên tới nhiều tỉ USD, Financial Times mới đây dẫn nguồn tin thân cận vơi...