Covid-19: Mỹ, châu Âu rục rịch mở cửa, thế giới có thêm các ổ dịch mới
Dịch Covid-19 diễn biến khó lường với việc xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới trên thế giới giữa bối cảnh Mỹ và châu Âu rục rịch mở cửa lại nền kinh tế.
Tổng số ca tử vong vì dịch Covid-19 ở Mỹ đã vượt mốc hơn 40.000 người sau khi ghi nhận thêm 1.481 người chết trong vòng 24h. Trong vòng 38 ngày sau khi ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 29/2, số ca tử vong của Mỹ tăng lên 10.000 vào ngày 6/4 nhưng chỉ mất 5 ngày, con số này đã cán mốc 20.000 người chết vì virus SARS-CoV-2. Số ca tử vong tăng từ 30.000 lên 40.000 chỉ trong vòng 4 ngày bao gồm cả các trường hợp tử vong chưa được xét nghiệm nhưng có thể nguyên nhân tử vong là do mắc Covid-19 được thành phố New York báo cáo.
Dịch Covid-19 diễn biến khó lường với việc xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới trên thế giới giữa bối cảnh Mỹ và châu Âu rục rịch mở cửa lại nền kinh tế. Ảnh: Reuters
Mỹ hiện vẫn là quốc gia có số ca tử vong và số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới với 762.896 trường hợp sau khi tăng thêm 24.104 ca ngày 19/4.
Hơn 22 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tháng qua sau khi lệnh đóng cửa các doanh nghiệp, trường học và các quy định hạn chế đi lại nghiêm ngặt ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
Thống đốc các bang bị tấn công nặng nề bởi dịch Covid-19 bất đồng quan điểm với khẳng định của Tổng thống Trump, rằng họ nên tiến hành đủ xét nghiệm và nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế giữa bối cảnh ngày càng có nhiều người phản đối về việc mở rộng lệnh ở nhà.
Một vài bang như Ohio, Texas và Florida cho biết họ sẽ mở cửa lại một phần nền kinh tế, có lẽ là vào 1/5 hoặc sớm hơn nhưng dường như vẫn rất thận trọng với quyết định này.
Tại ổ dịch lớn thứ 2 thế giới – Tây Ban Nha ghi nhận thêm 410 ca tử vong ngày 19/4, giảm so với con số 565 ca của 1 ngày trước đó, đồng thời là mức tăng trong ngày thấp nhất trong vòng 1 tháng qua tại quốc gia này. Như vậy, Tây Ban Nha hiện có 20.453 ca tử vong và gần 200.000 ca mắc Covid-19.
“Đó là con số cho chúng tôi hy vọng. Đây là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận dưới 500 ca tử vong kể từ khi các con số thống kê hàng ngày bắt đầu tăng”, người điều phối các chương trình khẩn cấp thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha Fernando Simon cho biết.
Italy ngày 19/4 ghi nhận thêm 433 ca tử vong trong vòng 24h, mức tăng trong ngày thấp nhất trong 1 tuần và số ca mắc Covid-19 mới tăng thêm 3.047, giảm nhẹ so với con số 3.491 ca của 1 ngày trước đó.
Video đang HOT
Như vậy, số ca tử vong và số ca mắc Covid-19 mới ở Italy đều giữ ở mức ổn định trong vòng 2 tuần qua. Những con số này cũng giảm đáng kể so với thời gian Italy đạt đỉnh dịch vào cuối tháng 3/2020.
Nếu tỷ lệ giảm dần các ca mắc Covid-19 này kéo dài thêm một vài ngày nữa, chính phủ Italy sẽ đối mặt với sức ép từ các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như người đứng đầu một số khu vực về việc mở cửa lại nền kinh tế và dỡ bỏ bớt các quy định hạn chế đi lại của người dân.
Lệnh phong tỏa toàn quốc ở Italy bắt đầu ngày 9/3 và sẽ có hiệu lực đến ngày 3/5 song vẫn chưa có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào về việc mở rộng hay giảm dần các quy định này.
Trong khi đó, Anh vẫn chưa cân nhắc đến việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa được thực hiện cách đây gần 4 tuần do mức gia tăng “đáng quan ngại sâu sắc” về số ca tử vong kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Quốc gia này hiện gần đạt đỉnh dịch với 16.060 ca tử vong và 120.067 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang dần được cải thiện nhưng cuộc khủng hoảng y tế này còn lâu mới trôi qua, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe nhận định ngày 19/4. Pháp hiện là ổ dịch lớn thứ 4 thế giới với 152.894 ca mắc Covid-19 và 19.718 ca tử vong vì dịch bệnh này.
Trong khi tình hình dịch bệnh ở châu Âu có một vài tín hiệu khả quan thì tại những khu vực khác trên thế giới lại đang xuất hiện nhiều ổ dịch mới. Tại Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt Iran và trở thành quốc gia có nhiều ca mắc Covid-19 nhất khu vực với 86.306 ca. Quốc gia này cũng ghi nhận thêm 127 ca tử vong hôm 19/4, nâng tổng số người chết lên 2.017. Dù vậy, Iran vẫn dẫn đầu khu vực về số ca tử vong nhưng số người chết trong ngày đã giảm đáng kể khi chỉ tăng thêm 87 ca tròng 24h, nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 ở Iran lên 5.118 ca.
Nga cũng đã nằm trong 10 quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất thế giới với 42.853 trường hợp. Đáng chú ý, Nga ghi nhận mức tăng các ca mắc Covid-19 trong ngày cao thứ 2, chỉ sau Mỹ với 6.060 ca. Số người chết vì dịch Covid-19 tại quốc gia này tương đối thấp, hiện là 361 người, sau khi ghi nhận thêm 48 ca tử vong mới trong vòng 24h.
Tình hình dịch bệnh tại châu Á có những chiều hướng khác nhau. Hàn Quốc đã kiểm soát thành công dịch Covid-19 khi số ca tử vong và số ca mắc mới trong ngày chỉ ở mức 1 con số. Quốc gia này hôm 19/4 chỉ ghi nhận thêm 8 ca dương tính với SARS-CoV-2 và 2 ca tử vong vì chủng virus này.
Trung Quốc cũng chỉ ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid-19 mới và không có trường hợp tử vong nào với tổng số ca mắc là 82.735 và số ca tử vong là 4.632. Tuy nhiên, Nhật Bản đang gia tăng nhanh chóng các ca mắc mới khi ngày 19/4 ghi nhận thêm 501 ca mắc Covid-19, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh tại quốc gia này lên 10.797 ca và 236 trường hợp tử vong.
Dịch bệnh ở Đông Nam Á cũng có những diễn biến phức tạp. Singapore đã chính thức vượt Indonesia trở thành ổ dịch lớn nhất khu vực với 6.588 ca mắc và 11 trường hợp tử vong sau khi chứng kiến làn sóng bùng phát dịch bệnh lần thứ 2. Indonesia hiện vẫn là quốc gia có nhiều ca tử vong nhất với 582 ca sau khi tăng 47 trường hợp tử vong ngày 19/4. Tổng số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này hiện là 6.575. Số ca mắc Covid-19 ở Philippines tiếp tục tăng ở mức 3 con số với 172 ca mắc mới, nâng tổng số trường hợp mắc bệnh tại quốc gia này lên 6.259 và tổng số ca tử vong hiện là 409./.
Kiều Anh
Sự thật hãi hùng về trận Waterloo nổi tiếng lịch sử
Trận Waterloo nổi tiếng lịch sử diễn ra vào năm 1815 tại khu vực gần Waterloo ở Bỉ giữa quân đội Pháp với liên quân của Anh và các đồng minh. Đằng sau trận chiến cam go, ác liệt này là sự thật rùng rợn liên quan đến những người lính tử trận.
Kết thúc trận Waterloo nổi tiếng lịch sử năm 1815 với liên quân của Anh và các đồng minh hùng mạnh như: Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển, Hà Lan, Tây Ban Nha..., quân đội của Napoleon đại bại với tổn thất lớn. Theo thống kê, quân đội Pháp trong trận Waterloo có hơn 40.000 binh sĩ chết, bị thương và mất tích. Khoảng 9.000 binh lính Pháp khác bị liên quân bắt giữ làm tù binh.
Trong khi đó, con số thương vong của quân đội đồng minh là khoảng 17.000 người. Hàng chục ngàn binh sĩ ở cả hai phía tử trận trong trận Waterloo đã khiến một ngành kinh doanh phát triển nở rộ.
Cụ thể, vào thời điểm diễn ra trận chiến Waterloo huyền thoại, lĩnh vực nha khoa ở châu Âu có sự bùng nổ mạnh mẽ.
Trong đó, công việc làm răng giả trở thành "mảnh đất màu mỡ" đối với những người kinh doanh trong lĩnh vực nha khoa.
Do việc làm răng giả khi ấy chưa phát triển nên người dân thời đó sử dụng răng của người sống để làm răng giả phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Vì vậy, một số người nghèo sẵn sàng bán răng của mình để có tiền trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, do nhu cầu răng giả trong xã hội ngày càng cao nên việc mua răng từ tầng lớp nghèo không đáp ứng đủ.
Trong bối cảnh trên, các nha sĩ nảy sinh ý tưởng lấy răng từ những người lính chết trận trên chiến trường Waterloo để làm răng giả.
Kết quả là người ta thu thập được hàng ngàn chiếc răng từ thi thể những binh sĩ Anh, Pháp... tử trận. Số răng này sau khi lấy được sẽ được xử lý để tạo ra những bộ răng giả bán cho khách hàng.
Không ít khách hàng ở châu Âu không hề biết đến sự thật hãi hùng về những chiếc răng giả mà họ sử dụng đến từ những người lính chết trận.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Ngoại trưởng Đức: EU sẽ gia hạn các lệnh trừng phạt Nga Các biện pháp trừng phạt này nhằm vào toàn bộ nền kinh tế Nga, trong đó có các ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt có giá trị lớn. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: AFP/TTXVN) AFP đưa tin ngày 9/12, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho hay các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia hạn các lệnh...