Covid-19 hồi sinh công nghệ QR code
Nếu bạn thấy ai hướng camera về phía các ô vuông màu trắng đen, không phải họ chụp ảnh mà đang truy cập thực đơn, đặt món, thay vì đọc menu giấy.
Công nghệ QR code từng bị chế giễu là một chiêu trò tiếp thị, nay đang lộn ngược dòng, thu hút nhiều doanh nghiệp nhằm tương tác với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn trong tình hình dịch bệnh.
Ở nhiều nhà hàng và quán bar tại Anh, QR code được khắc luôn vào bàn, thay thế hoàn toàn menu giấy. Khách hàng chỉ việc quét mã, mở menu chọn món mà không cần tiếp xúc với nhân viên phục vụ. Cái hay của QR code là người dùng không cần tải thêm ứng dụng mới mà chỉ cần một trình duyệt để mở đường link.
Xem thực đơn bằng cách quét QR code.
Ben Wood, nhà phân tích của CCS Insight, nhận định: “Covid-19 đang tạo điều kiện cho sự hồi sinh của QR code. Mong muốn giảm nguy cơ nhiễm bệnh đang làm công nghệ này ngày càng phổ biến”.
Trong khi mới được chú ý gần đây ở các nước phương Tây, QR code đã rất thành công tại châu Á.
Video đang HOT
Ở Trung Quốc, QR code được sử dụng rộng rãi nhờ vào sự phổ biển của ứng dụng WeChat Pay, phát triển bởi hãng giống lồ công nghệ Tencent. Mã QR cho phép người dùng thanh toán hay gửi tiền cho nhau nhanh chóng. Chỉ riêng trong 5 tháng đầu năm, QR code của Tencent được sử dụng tổng cộng 140 tỷ lần. Alibaba, đối thủ của Tencent, cũng cho phép thanh toán bằng mã QR thông qua ứng dụng Alipay.
Trong bối cảnh dịch bệnh, Trung Quốc sử dụng QR code để xác minh hành trình di chuyển của người dân. Hàng tỷ mã số sức khỏe đã được sử dụng để xác định người dân đến từ vùng dịch hay không. Những người mang mã số từ địa phương có nguy cơ dịch cao sẽ bị cấm đi du lịch và sử dụng phương tiện công cộng. Công nghệ tương tự cũng được triển khai ở Hy Lạp để kiểm soát khách du lịch.
QR code được người dân Anh ưa chuộng sau thời gian cách ly xã hội. Ảnh: Telegraph.
Được giới thiệu lần đầu năm 1994, công nghệ QR code được nhà phát minh người Nhật, Masahiro Hara, dùng để quản lý linh kiện xe hơi. Những năm 2000, công nghệ này dần phát triển và được ứng dụng vào smartphone để quét vật thể. Ngày nay, một QR code chứa khoảng 3 Kb dữ liệu có khả năng lưu trữ đường link, video hay thậm chí là cả hoạt ảnh thực tế ảo tăng cường (AR).
Công nghệ này từng hứng chịu không ít “gạch đá”. Theo một khảo sát năm 2012, chỉ có 8% người tiêu dùng Mỹ biết cách sử dụng mã hai chiều. Tình hình càng mờ mịt hơn khi ngành công nghiệp marketing bắt đầu áp dụng mã QR trong các chiến dịch quảng cáo, gây ra những tình huống hết sức trớ trêu, như trường hợp một thanh niên quét mã QR trên chai tương cà và nhận về một trang web khiêu dâm.
Các nền tảng mạng xã hội lớn, trong đó có Snapchat, đang “hồi sinh” QR code để thu hút thế hệ người dùng trẻ phương Tây. Năm 2015, Snapchat bổ sung QR code liên kết với hồ sơ người dùng, cho phép họ kết bạn với người khác bằng cách chia sẻ mã QR.
Càng dễ dùng, QR code càng được yêu thích. Trên iPhone, Apple đã bổ sung một máy đọc QR code bên trong camera. Chỉ cần cập nhật iOS mới nhất, bạn đã có thể dùng camera để quét QR code. Apple cũng chuẩn bị ra mắt chức năng quét QR code trên ứng dụng Apple Pay để người dùng quét mã và thanh toán từ smartphone, tương tự phương thức của WeChat.
CEO một dịch vụ thanh toán tại Anh khẳng định, QR code không còn là chiêu trò quảng cáo nữa mà đã biến thành công cụ sử dụng trong đời sống hàng ngày. “Điểm khác biệt là bây giờ chúng ta có động lực mạnh mẽ để sử dụng. Trước kia, quét QR là tính năng có cho vui, giờ đây đó QR là cách duy nhất để gọi một cốc cafe”, ông nói.
Cơ hội tăng trưởng thị trường tiếp thị ứng dụng di động
Đây cũng là cơ hội mang lại tăng trưởng thị trường tiếp thị trên nền tảng ứng dụng di động tại Việt Nam.
Với xu hướng tiêu dùng trực tuyến ngày càng tăng cao, cùng những thay đổi về chính sách trong tương lai hướng tới nền kinh tế không tiền mặt, các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp (DN) chủ động phát triển giải pháp tiếp thị số thông qua ứng dụng trên điện thoại thông minh.
Đây cũng là cơ hội mang lại tăng trưởng thị trường tiếp thị trên nền tảng ứng dụng di động tại Việt Nam.
Tiềm năng thị trường ứng dụng tiếp thị số
Theo thống kê mới đây từ Appota (Đơn vị cung cấp các giải pháp và nền tảng cho ngành công nghiệp giải trí số tại Việt Nam) cho thấy Việt Nam có tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh lên tới 72%, cùng thói quen mua sắm và sử dụng dịch vụ trực tuyến tăng cao, đặc biệt trong và sau thời gian dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, 72% tổng số lượt truy cập các trang thương mại điện tử xuất phát từ điện thoại thông minh và 53% các giao dịch mua hàng trực tuyến được thực hiện qua điện thoại.
Nhiều DN phát triển giải pháp số để tiếp cận khách hàng, ứng dụng tiếp thị trên điện thoại thông minh (ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, theo báo cáo từ Allied Market Research cũng cho thấy thị trường thanh toán qua di động tại Việt Nam có thể đạt 70,9 tỷ USD vào năm 2025, là một thị trường rất tiềm năng để khai thác nhiều dịch vụ tiếp thị số dựa trên lượng khách hàng lớn.
Như vậy, với xu hướng tiêu dùng trực tuyến tăng cao, cùng những thay đổi về chính sách trong tương lai hướng tới nền kinh tế không tiền mặt, các tổ chức tài chính, ngân hàng và DN cần chủ động phát triển giải pháp số toàn diện để tiếp cận, duy trì và mở rộng khách hàng trên môi trường số, đặc biệt thông qua ứng dụng tiếp thị trên điện thoại thông minh.
Ông Đỗ Hữu Hưng- Giám đốc Acesstrade Vietnam cho biết với các giải pháp tiếp thị số thu hút người tiêu dùng thật, có tác động lan truyền đã được nhiều DN số phát triển riêng cho ngành khối tài chính, ngân hàng và các DN có nhu cầu tăng trưởng khách hàng thông qua ứng dụng di động (app). Khi các DN cung cấp các giải pháp tiếp thị số sở hữu lợi thế hệ sinh thái độc quyền gồm nhiều thương hiệu dịch vụ tiện ích như thanh toán hóa đơn, thanh toán tiện ích, ăn uống, du lịch, xem phim, mua sắm, quà tặng, đổi thưởng... sẵn sàng tích hợp với nền tảng ứng dụng của mọi DN.
Giải quyết những nút thắt trên nền tảng ứng dụng tiếp thị số
Tuy đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ trên nền tảng di động, các tổ chức, DN, đặc biệt là ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn khi tổ chức và điều hành còn phụ thuộc vào hệ thống chi nhánh, các sản phẩm ngân hàng chưa thực sự được thiết kế dựa trên nhu cầu của khách hàng về sự tiện lợi khi mua sắm, du lịch, giải trí, các tiện ích thanh toán hàng ngày và trải nghiệm của khách hàng cũng chưa được chú ý.
Ông Bùi Huy Dũng- Giám đốc kinh doanh Acesstrade Vietnam cho hay thực tế cho thấy nhiều DN đặc biệt là khối ngành ngân hàng tài chính đang có một số khó khăn cản trở trong hành trình phát triển ứng dụng ngân hàng số. Đáng chú ý nhất là việc tối ưu chi phí để tìm kiếm và giữ chân khách hàng mới. Việc này khá mất công sức và cả tiền bạc, lại cần đội ngũ nhân lực rất nhiều người. Vì thế, để phát triển ngân hàng số, ngành tài chính ngân hàng nói riêng và các DN có ứng dụng tiếp thị di động nói chung đòi hỏi một giải pháp thực sự mang lại hiệu quả cao. Và quan trọng là từng người dùng mới phải là thật 100% và chất lượng luôn ở mức cao nhất.
Bà Julie Nguyễn- Giám đốc chi nhánh TP. Hồ Chí Minh của Omega Media đưa ra lời khuyên để việc tiếp cận người dùng thông qua bên thứ ba thì việc sở hữu ứng dụng di động sẽ giúp DN sở hữu được dữ liệu người dùng. Người dùng mới khi đưa vào trong hệ thống ứng dụng. Điều này sẽ tạo ra lợi thế khi kết hợp với các công nghệ như AI, Big Data thì chúng ta có thể biết được những điều như hành vi khách hàng, họ đang quan tâm đến những gì trong từng giai đoạn... từ đó đưa ra những chương trình giữ chân khách hàng mà không tốn nhiều chi phí cho quảng cáo.
Đây là thiết bị theo dõi tí hon giúp "hồi sinh" các giải thể thao lớn trên thế giới Các giải thể thao trên khắp thế giới đang dần trở lại nhịp độ sôi động vốn có, và hai giải hàng đầu ở nước Mỹ - NFL và NBA - cũng không phải là ngoại lệ, dù nước Mỹ vẫn đang tiếp tục chống chọi với Covid-19. Tuần này, các cầu thủ bóng bầu dục nhà nghề Mỹ sẽ tập luyện trở...