Covid-19 giúp Nhật Bản có thêm nhiều kỳ lân công nghệ
Cổ phiếu của các công ty khởi nghiệp ( startup) nóng nhất Nhật Bản có hai điểm chung: kinh doanh trong những lĩnh vực có thể được mô tả là nhạt nhẽo và đưa những người sáng lập của mình vào nhóm siêu giàu.
Nhà sáng lập Taku Toguchi của AI Inside
Theo Bloomberg, những ví dụ điển hình có thể kể đến AI inside – giúp biến tài liệu viết tay thành tập tin điện tử; Freee K.K. – nhà cung cấp dịch vụ kế toán dựa trên đám mây hay Rakus – giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các dịch vụ sổ sách kế toán và gửi email.
Cổ phiếu của các công ty này tăng hơn gấp đôi trong năm qua, làm giàu cho những người sáng lập và dẫn đến việc bàn tán về một bối cảnh công nghệ đang phát triển rất khác so với Thung lũng Silicon.
Theo Giám đốc Tim Morse của Asymmetric Advisors, thành công của các công ty này là kết quả của việc đất nước thúc đẩy số hóa và Covid-19. Ông cho biết “chúng ta đang trải qua một kiểu thay đổi thế hệ với việc đại dịch đóng vai trò là chất xúc tác cho nhiều thay đổi”. Công ty của Tim Morse cung cấp lời khuyên đầu tư về chứng khoán Nhật Bản và nhận thấy sự tăng trưởng tiếp tục cho các công ty này. Ông nhấn mạnh “bản thân chính phủ muốn khuyến khích số hóa nhiều hơn ở Nhật Bản. Nó có một xã hội già đi vì vậy nó thực sự cần tự động hóa nhiều hơn các nhiệm vụ lặp đi lặp lại”.
Video đang HOT
Vào năm ngoái, các công ty công nghệ đã cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ mọi thứ từ làm việc từ xa đến học tập và mua sắm. Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon.com đồng thời là người giàu thứ hai thế giới, đã tăng gấp đôi tài sản của mình. Trong khi Eric Yuan hiện sở hữu khối tài sản 21 tỉ USD khi phần mềm hội nghị truyền hình Zoom Video Communications của ông trở thành một ứng dụng cần thiết cho nhu cầu làm việc học tập ở nhà.
Đối với Nhật Bản, quốc gia có dân số già nhất, Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang số hóa.
AI inside là một trong những người được hưởng lợi. Công việc kinh doanh của công ty đã phát triển nhanh chóng khi Covid-19 tấn công, nhưng đại dịch thậm chí đóng vai trò như một cú hích xa hơn. Lợi nhuận hoạt động tăng gần gấp sáu lần trong chín tháng kết thúc vào tháng 12, với dự báo công ty sẽ tăng lên 1,9 tỉ yen (17,6 triệu USD) trong năm tài chính tính đến hết ngày 31.3.
Với mức tăng gần 1.300% kể từ khi niêm yết vào tháng 12.2019, định giá của công ty đã đạt 1,8 tỉ USD và người sáng lập, Taku Toguchi, hiện có tài sản giá trị khoảng 900 triệu USD, theo chỉ số tỉ phú của Bloomberg (Bloomberg Billionaires). Tuần trước, công ty cho biết ông sẽ thoái 1,6% cổ phần.
Thành công của AI Inside không xảy ra trong một sớm một chiều. Toguchi, một sinh viên bỏ học đại học và là doanh nhân biết mình muốn có một sự nghiệp trong lĩnh vực AI khi còn là thiếu niên. Ông đã dành bốn năm liên hệ với khoảng 500 công ty ở Nhật Bản, yêu cầu dữ liệu thô của họ để giúp phát triển công nghệ của mình, nhiều hơn những gì các công ty tương tự thường dành để thu thập dữ liệu và đó là lý do tại sao dữ liệu của công ty này lại chính xác đến vậy.
Toguchi nói trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12.2020 rằng “chúng tôi đã dành nhiều thời gian và làm việc chăm chỉ để làm điều đó vì đó là điều mà chỉ có thể làm được bằng cách nói chuyện với mọi người. Ngay cả khi doanh thu của chúng tôi gấp 10 lần hiện tại, chúng tôi vẫn sẽ không có đủ quy mô để thể chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Chúng tôi muốn tăng gấp đôi doanh thu của mình mỗi năm, ở mức tối thiểu”. Trong khi hài lòng với việc tăng giá cổ phiếu, Toguchi coi công ty của mình là quá nhỏ và có tham vọng lớn đối với nó.
Freee K.K. và Rakus cũng đã được hưởng lợi từ nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ hỗ trợ làm việc từ xa và tự động hóa. Tăng trưởng 538% của cổ phiếu Freee K.K. kể từ đợt phát hành lần đầu ra công chúng vào tháng 12.2019 đã đẩy giá trị công ty lên 5,9 tỉ USD; trong khi cổ phiếu của Rakus tăng hơn 2.700% kể từ khi công khai vào năm 2015. Công ty này hiện có giá trị 3,3 tỉ USD.
Đó là một sự “trả thù ngọt ngào” của nhà sáng lập Daisuke Sasaki, người mà những khách hàng tiềm năng trong những ngày đầu hầu hết coi dịch vụ kế toán đám mây mà ông đang phát triển là “không cần thiết”. Doanh số bán hàng của Freee tăng 50% trong sáu tháng tính đến tháng 12 qua và giá trị tài sản ròng của Sasaki đã tăng lên 1,4 tỉ USD.
Rakus cũng vậy, công ty này đã có một xuất phát điểm khó khăn. Công ty được thành lập vào năm 2000, lần đầu tiên ra mắt dịch vụ kế toán vào năm 2009 nhưng doanh số mờ nhạt. Theo nhà sáng lập Takanori Nakamura, hệ thống không đủ phù hợp và thế giới chưa sẵn sàng. Nhưng sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh cùng với việc mọi người xử lý những thứ như chi phí trực tuyến đã giúp công ty thành công. Lợi nhuận hoạt động của Rakus đã tăng gấp ba lần trong chín tháng tính đến tháng 12 và giá trị tài sản của Nakamura hiện khoảng 1,2 tỉ USD.
Sự tăng giá liên tục gần đây khiến một số người lo lắng bong bóng có thể hình thành – đặc biệt là đối với các công ty như Freee vẫn chưa báo cáo lợi nhuận. Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy định giá của công ty này gấp gần 17 lần so với các công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Tokyo cho các công ty khởi nghiệp, trong khi AI Inside cao hơn 20 lần và tỷ lệ giá trên doanh thu của Rakus lớn hơn khoảng năm lần.
Tuy nhiên, các doanh nhân Nhật Bản kiếm được nhiều lợi nhuận với các công ty khởi nghiệp đang ngày càng truyền cảm hứng cho những người khác đi theo con đường của họ. Họ cũng nhận được sự hỗ trợ của chính phủ, trong năm 2018 đã đặt mục tiêu tạo ra 20 kỳ lân – những công ty được định giá từ 1 tỉ USD trở lên – vào năm 2023. Hiện quốc gia này chỉ có 4 kỳ lân so với hàng trăm ở Mỹ và khoảng 120 ở Trung Quốc, theo công ty nghiên cứu CB Insights.
Morse của Asymmetric Advisors cho biết “sức hấp dẫn của việc trở thành một doanh nhân và bắt đầu các doanh nghiệp mới ở Nhật Bản đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Ngày càng có nhiều người trẻ nghĩ rằng sẽ thú vị hơn nhiều khi làm việc cho một trong những công ty khởi nghiệp liên quan đến công nghệ này”.
EU thành cổ đông nhiều công ty khởi nghiệp
Ủy ban châu Âu (EC) vừa cho biết trong thông báo của mình là Liên minh châu Âu (EU) trở thành cổ đông trong các công ty khởi nghiệp được chọn.
Châu Âu không muốn các công ty khởi nghiệp tại đây rời khỏi khu vực sang nơi khác
Theo Neowin , động thái này là một nỗ lực của tổ chức nhằm giữ chân nhân tài và các công nghệ sáng tạo bằng cách thúc đẩy sự quan tâm từ các nhà đầu tư, thay vì để các công ty khởi nghiệp rời đi đến các thị trường cạnh tranh hơn như Mỹ.
Vòng đầu tư đầu tiên nhắm tới tổng số 42 công ty khởi nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), nơi EU sẽ cấp vốn tổng cộng 178 triệu EUR cho các công ty này. Mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được từ 500.000 EUR đến 15 triệu EUR, tương đương khoảng 10-25% vốn chủ sở hữu cho EU. Cách tài trợ này là sự bổ sung cho các khoản tài trợ hiện có, vốn không liên quan đến việc EU trở thành cổ đông của các công ty. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên EU thực hiện đầu tư cổ phần như thế này.
Công ty đầu tiên ký thỏa thuận với EU cho mục đích này là CorWave có trụ sở tại Pháp, là công ty đã phát triển một thiết bị hỗ trợ những người bị suy tim nặng. EU đầu tư 15 triệu EUR vào CorWave và được tuyên bố đã giúp thu được khoản tài trợ 35 triệu EUR trong giai đoạn tài trợ thứ tư.
Các công ty khác được cho là cũng sẽ hưởng lợi từ biện pháp này trong tương lai gần, chẳng hạn như Hiber, một công ty vệ tinh của Hà Lan cung cấp kết nối Internet of Things "toàn cầu và giá cả phải chăng". Nếu động thái này diễn ra như EU hy vọng, khu vực này có thể tự thiết lập để cạnh tranh với các siêu cường công nghệ khác trên một sân chơi bình đẳng.
Softbank lỗ 1,3 tỉ USD khi đặt cược vào chứng khoán công nghệ Tỉ phú Masayoshi Son của Softbank đã đặt cược rất lớn trong những tháng gần đây vào các cổ phiếu công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán và ông đã không thành công. Tỉ phú Masayoshi Son cũng tỏ ra kém may mắn với chứng khoán công nghệ SoftBank, tập đoàn Nhật Bản của ông đã công bố khoản lỗ 131,7 tỉ...