Covid-19 có thể khiến 75.000 người Mỹ chết vì tuyệt vọng
Theo nghiên cứu của nhóm y tế công cộng, 75.000 người Mỹ có thể chết do sử dụng chất cấm, rượu và tự tử vì Covid-19.
Đây là phân tích được tiến hành bởi nhóm y tế công cộng quốc gia Well Being Trust. Nhóm này đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng thất nghiệp gia tăng, suy thoái kinh tế, căng thẳng do bị cô lập và không chắc chắn về thời gian kết thúc của đại dịch – nguyên nhân xuất hiện của những “cái chết tuyệt vọng”, trừ phi có những động thái tích cực từ chính quyền địa phương, các tiểu bang và liên bang.
“Trừ phi chúng ta có thể khai thác hiệu quả các nguồn lực từ liên bang, tiểu bang và các địa phương giúp các đối tượng dễ bị tổn thương có thể dễ dàng tiếp nhận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần chất lượng cao, tôi lo ngại rằng, chúng ta sẽ thấy mọi việc trở nên tồi tệ hơn khi nhiều người lạm dụng chất kích thích hoặc tự tử trong thời gian dịch bệnh”, Giám đốc chiến lược của Well Being Trust, Tiến sĩ Benjamin F. Miller nói với CNN.
Dịch bệnh khiến số ca tử vong gia tăng vì căng thẳng, mệt mỏi.
Miller nhấn mạnh dữ liệu đưa ra chỉ là dự đoán và các hành động tích cực sớm được thực hiện có thể thay đổi số người chết.
“Chúng ta có thể thay đổi các con số, những cái chết chưa xảy ra. Nhưng ngay từ bây giờ, chúng ta buộc phải hành động”, Miller nói.
Video đang HOT
Trong bản phân tích, Well Being Trust đã công bố bản đồ chi tiết dự đoán về các trường hợp tử vong với nhiều nguyên nhân tại các bang và địa phương, dựa trên những dữ liệu của các năm trước. Trong đó có tính đến những tác động của Covid-19 đối với thất nghiệp, sự cô lập và lo lắng về tương lai.
Nhóm nghiên cứu đang kêu gọi các tác động mạnh mẽ từ quan chức và chính quyền địa phương, tiểu bang và liên bang nhằm đảm bảo những người mất việc vì đại dịch có thể tìm được việc làm.
“Thất nghiệp trong cuộc Đại suy thoái có liên quan đến sự gia tăng của các trường hợp tự tử và tử vong do dùng ma túy quá liều”, theo Well Being Trust.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett nói với CNN hôm 5/5 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ vượt mức 16% trong tháng 4.
“Tôi đoán ngay bây giờ tỷ lệ thất nghiệp ở phía bắc là 16% và có thể cao hơn 20%”, ông nói. “Chúng ta đang chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái”.
Tuyên bố của Kevin Hassett không phải không có căn cứ. Lấy ví dụ vào thời điểm thế giới rơi vào khung hoảng kinh tế năm 2008. Thất nghiệp đã tăng từ 4,6% trong năm 2007 lên mức cao nhất là 10% vào tháng 10/2009 và giảm dần đến 3,5% vào đầu 2010.
Những thay đổi cần phải được thực hiện đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế và tinh thần nhằm đảm bảo những người cần chăm sóc đều nhận được.
“Điều này đã tạo nên một cơ hội để kiểm tra hoạt động về việc cung cấp sức khỏe tinh thần trước và sau Covid-19″, Miller nói.
Theo Well Being Trust, nCoV là chủng virus mới, hiện vẫn chưa thể kiểm soát dịch bệnh. Mỗi ngày khoa học làm sáng tỏ những khía cạnh mới và rút lại những ý tưởng, giả thuyết ban đầu – sự không chắc chắn có thể dẫn đến nỗi sợ hãi.
Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cuộc khủng hoảng hiện tại, dự đoán nguy cơ tử vong và triển khai sáng tạo các giải pháp từ cộng đồng địa phương sẽ giúp ngăn chặn những cái chết sắp xảy ra vì tuyệt vọng. “Chúng ta không nên ngồi yên và chờ 75.000 cái chết vì tuyệt vọng”.
Đưa thảo mộc Việt Nam lên bàn tiệc thế giới
Daniel Hoài Tiến Nguyễn, một chàng trai gốc Việt, sinh ra trong cộng đồng người Việt ở quận Cam (bang California, Mỹ), lớn lên hoàn toàn như một người Mỹ.
Cho đến một ngày anh về Việt Nam công tác, qua những chuyến đi, anh bị mê hoặc bởi đời sống và con người vùng cao Tây Bắc...
Sống giữa quận Cam nhưng Daniel không nói tiếng Việt, tách biệt với cộng đồng cũng như chẳng quan tâm tìm hiểu nguồn gốc của mình. Cho đến khi học xong đại học, lấy bằng cử nhân sinh vật học, Daniel đi làm, rồi tới Louisiana làm cho một công ty phát triển cộng đồng, anh mới tình cờ có cơ hội quản lý các dự án đầu tư và phát triển cộng đồng người Việt ở vùng Vịnh Mexico. Đó là lần đầu tiên anh tiếp xúc nhiều với người Việt Nam đến thế, ngoài bố mẹ và gia đình anh ở California. Từ đó, anh mới có cái nhìn sâu sắc hơn về cộng đồng người Việt, về nguồn gốc của mình.
Daniel Hoài Tiến Nguyễn (phải) trong một chuyến đi rừng. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 2012, Daniel về Việt Nam công tác nên anh mới quyết tâm học tiếng Việt một cách nghiêm túc. 3 năm sau, anh về Việt Nam sinh sống, làm cho các dự án phát triển bền vững ở Bến Tre, Lâm Đồng, dự án giám sát giao đất giao rừng ở các tỉnh miền núi Bắc Trung bộ, Tây Bắc...
Daniel thích những chuyến đi, được ở cùng bà con dân tộc, tìm hiểu lối sống của họ. Anh nhận ra những thay đổi đáng kể: "Mấy năm ở Việt Nam, tôi nhận thấy các giống thảo mộc, ngô bản địa mất đi rất nhanh, tốc độ mất bản sắc văn hóa cũng rất nhanh". Bị chinh phục bởi cuộc sống rẻo cao, Daniel quyết định phải cùng bà con bảo tồn các giống ngô và thảo mộc bản địa, bắt đầu từ vùng núi phía Tây Bắc. Anh đi từng nhà xin và mua từng bắp ngô giống bản địa, rồi đem về hợp tác với Viện Cây trồng, thuộc Học viện Nông nghiệp để gieo cấy, phân tích gene, cố gắng tìm ra nguồn giống thuần. Qua nhiều vụ, giờ Daniel đã có giống ngô tương đối chất lượng.
Daniel thấy các vùng miền núi của Việt Nam còn có nhiều loại thảo mộc quý với hương thơm rất riêng biệt, đặc trưng như thảo quả, quế, hồi, mắc mật, mắc khén... Rồi Daniel nghĩ cách tăng giá trị gia tăng cho các loại thảo mộc bản địa. Ban đầu làm gia vị tiêu, nhưng giá trị gia tăng thấp, chỉ 5%, và Daniel đi tới một quyết định táo bạo: Chưng cất rượu tây, như gin, whisky từ ngô và thảo mộc của núi rừng Tây Bắc.
"Trước đây ít người nước ngoài thấy cái hay của văn hóa Việt Nam, nhưng từ khi đầu bếp người Mỹ Anthony Bourdain (người ăn bún chả với Tổng thống Mỹ Obama năm 2015) còn sống, đã góp phần xây dựng thương hiệu văn hóa Việt Nam qua một loạt chương trình truyền hình về ẩm thực, du lịch Việt Nam, nhiều người mới thấy cái hấp dẫn. Tôi cũng muốn đi theo con đường như vậy", Daniel kể.
Vậy là anh hợp tác với hàng chục hộ gia đình người Mông, người Dao ở Lào Cai để trồng và thu hái, chế biến thảo mộc. Cái khó không chỉ là khôi phục giống, mà làm sao xây dựng mối quan hệ kinh doanh tốt hơn, hướng dẫn bà con tăng dần chất lượng ngô và thảo mộc, hướng dẫn kỹ thuật canh tác bảo quản, cách vận hành hợp tác xã, cách viết hóa đơn, tính thuế...chính từ đó mà anh có được lòng tin của bà con. Tự thiết kế dây chuyền chưng cất, tự tay pha chế các loại thảo mộc, suốt 8 tháng với 44 phiên bản, hàng trăm lần thẩm định hương vị, cuối cùng Daniel cho ra một loại rượu gin hoàn toàn từ nguyên liệu vùng Tây Bắc theo cách chưng cất thủ công trên bếp lửa của bà con dân tộc. Nhãn hiệu gin riêng của Daniel đã giành giải thưởng tại các cuộc thi quốc tế uy tín tại Anh và Hồng Công.
Hơn 4 năm sống và làm việc ở vùng cao Tây Bắc, Daniel rất cảm động bởi tình cảm của bà con nơi đây. Anh có thể đến bất kỳ lúc nào không cần báo trước, ăn ngủ ở nhà bà con, anh học được rất nhiều về văn hóa bản địa, khâm phục tinh thần chăm chỉ, dẻo dai, bền bỉ của người dân. Đó là một giá trị lớn trên con đường đi tìm bản sắc của Daniel Hoài Tiến Nguyễn. Anh nói: "Người Việt nói chung cũng rất cởi mở, nhiệt tình, đất nước Việt Nam sôi động đem lại rất nhiều cơ hội để những người Mỹ gốc Việt trẻ như tôi có thể trở về".
Số ca tử vong do Covid-19 sẽ giảm 1/2 nếu Mỹ hành động sớm hơn 4 ngày Theo một nghiên cứu mới, một nửa số người tử vong do Covid-19 sẽ được cứu sống nếu Mỹ thực hiện các biện pháp phòng dịch sớm hơn chỉ 4 ngày. Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày ở Mỹ có thể đã giảm hơn một nửa nếu các nhà chức trách hành động nhanh...