Covid-19 có thể được kiểm soát vào cuối tháng 4
Viện sĩ Chung Nam Sơn, chuyên gia về hô hấp hàng đầu Trung Quốc, nhận định có khả năng đại dịch sẽ được khống chế vào cuối tháng 4.
Tuy nhiên ông chưa chắc chắn về việc dịch bệnh có tái bùng phát vào năm sau hay không.
Ông Chung là người đứng đầu nhóm cố vấn của chính phủ Trung Quốc về việc quản lý ổ dịch, từng góp phần quan trọng trong chế ngự Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) giai đoạn 2002-2003.
“Với các biện pháp chủ động và hiệu quả từ tất cả các quốc gia, tôi tin rằng đại dịch có thể được kiểm soát. Ước tính của tôi là vào cuối tháng 4. Sau đó, chưa ai biết chắc liệu virus có quay lại vào mùa xuân tới hay sẽ biết mất hoàn toàn khi thời tiết ấm lên. Dù vậy, hoạt động của nó chắc chắn giảm ở nhiệt độ cao hơn”, viện sĩ cho biết hôm 1/4.
Các chuyên gia từ Mỹ và châu Âu cũng có ý kiến tương tự dựa trên diễn biến dịch bệnh ở khu vực này.
Mike Ryan, giám đốc chương trình sức khoẻ khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết tình hình đại dịch ở châu Âu đã dần ổn định, sau khi nhiều nước áp dụng biện pháp phong toả trên diện rộng.
Video đang HOT
Viện sĩ Chung Nam Sơn. Ảnh: AFP
Tại Mỹ, viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ, Đại học Washington, cho biết các bệnh viện có khả năng phải đối mặt với đỉnh dịch ngày 20/4. Nước này hiện có hơn 245.000 trường hợp dương tính, theo số liệu từ Đại học John Hopkins.
Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh châu Âu thông báo toàn EU và Anh có khoảng 421.000 ca bệnh. Gần một nửa là bệnh nhân từ Italy và Tây Ban Nha.
Viện sĩ Chung Nam Sơn nhận định chính phủ các nước cần hợp tác chặt chẽ chống lại đại dịch.
“Những quốc gia như Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực. Cơ bản và hiệu quả nhất vẫn là khuyến khích người dân ở nhà”, ông nói.
Tuần này, Đại học Hoàng gia London công bố một nghiên cứu ước tính rằng biện pháp cách ly xã hội của 11 nước châu Âu giúp giảm sự lây lan của nCoV và ngăn chặn tới 59.000 ca tử vong.
Dù lo ngại Trung Quốc có các bệnh nhân mang virus không biểu hiện triệu chứng, ông Chung vẫn tin tưởng quy trình giám sát và biện pháp kiểm dịch có thể ngăn chặn làn sóng thứ hai của Covid-19. Theo ông, bên cạnh lấy mẫu vi sinh bề mặt (swab test), các xét nghiệm kháng thể cũng giúp đội ngũ bác sĩ dễ dàng phát hiện người mang virus hơn.
Uỷ ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết, tính đến ngày 1/4, có 1.075 người bệnh không triệu chứng đang được theo dõi y tế. Ít nhất 1.863 ca dương tính vẫn được điều trị tại bệnh viện, trong đó 701 bệnh nhân đến từ nước ngoài.
Covid-19 cũng để lại những ảnh hưởng cho người bệnh sau khi khỏi. Nghiên cứu công bố tháng trước của Cơ quan Quản lý Bệnh viện Hong Kong chỉ ra rằng phổi của một nửa số người khỏi bệnh đã suy giảm chức năng từ 20 đến 30%. Song dựa trên quan sát, ông Chung cho biết tương tự với SARS, hầu hết bệnh nhân hoàn toàn hồi phục trong vòng 6 đến 12 tháng.
Thục Linh
Trump nghi số liệu Covid-19 của Trung Quốc
Trump cho rằng thống kê bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc thấp hơn thực tế sau khi tình báo Mỹ nhận định Bắc Kinh đang giấu số liệu.
"Làm sao mà chúng ta biết được. Con số của họ dường như hơi thấp hơn so với thực tế", Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 1/4. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng khẳng định "quan hệ với Trung Quốc vẫn tốt đẹp" và ông đang duy trì liên lạc chặt chẽ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu được đưa ra sau khi cộng đồng tình báo Mỹ gửi báo cáo đến Nhà Trắng, trong đó nhận định Trung Quốc cố tình không công bố đầy đủ số ca nhiễm và ca tử vong vì nCoV. Hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết báo cáo kết luận "số liệu thống kê của Trung Quốc là giả".
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ben Sasse cũng chỉ trích dữ liệu do Bắc Kinh công bố. "Thông tin cho rằng Mỹ có nhiều người chết vì nCoV hơn Trung Quốc là sai hoàn toàn. Sự thật đau lòng là họ đã, đang và sẽ tiếp tục nói dối", thượng nghị sĩ Sasse nói.
Tổng thống Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 1/4. Ảnh: AFP.
Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán, Hồ Bắc vào cuối năm 2019. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc ghi nhận hơn 81.000 ca nhiễm và hơn 3.300 người chết. Trong khi đó, Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 214.000 người nhiễm nCoV và hơn 4.700 người chết.
Chính phủ Trung Quốc đã vài lần thay đổi cách thống kê. Lần gần đây nhất là ngày 1/4, khi họ thông báo sẽ đưa số ca nhiễm nCoV không triệu chứng vào số liệu thống kê hàng ngày. Trung Quốc đã ghi nhận 1.367 người thuộc diện này.
Deborah Birx, nhà miễn dịch học tư vấn cho Nhà Trắng về Covid-19, cho biết số liệu của Trung Quốc ảnh hưởng đến cách các nước nhìn nhận nCoV. "Cộng đồng y tế nhìn vào dữ liệu của Trung Quốc và cho rằng vấn đề này nghiêm trọng nhưng không đến mức như mọi người nghĩ. Tôi nghĩ chúng ta có lẽ đã thiếu lượng dữ liệu đáng kể, hãy nhìn vào tình hình ở Italy hay Tây Ban Nha", bà nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm qua cho biết Trung Quốc đã minh bạch và chia sẻ thông tin với Tổ chức Y tế Thế giới cùng các quốc gia khác, bao gồm Mỹ. "Chúng tôi kêu gọi Mỹ ngừng chính trị hóa dịch bệnh, ngừng công kích và phỉ báng Trung Quốc", ông Cảnh nói.
Covid-19 đã xuất hiện tại 203 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến gần 934.000 người nhiễm nCoV và gần 47.000 người chết.
Vũ Anh
Dân Vũ Hán vui buồn lẫn lộn về lệnh phong tỏa Một số người Vũ Hán tự hào vì chính phủ quyết liệt áp lệnh phong tỏa, nhưng số khác than phiền khi kế sinh nhai bị ảnh hưởng. Những hạn chế nghiêm ngặt nhất đã được chính phủ Trung Quốc áp đặt tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, nơi Covid-19 bùng phát cuối năm ngoái. Thành phố 11 triệu dân này...