COVID-19 có thể ảnh hưởng lâu dài tới khả năng vận động của người trên 50 tuổi
Các nhà nghiên cứu cho biết những người trên 50 tuổi dường như có vấn đề về khả năng vận động sau khi mắc COVID-19, dù chỉ mắc ở mức độ nhẹ.
Ông Paolo Bonacina (phía trước), 56 tuổi, xuất viện sau khi được điều trị bệnh COVID-19 tại bệnh viện thành phố Bergamo, Italy ngày 29/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nghiên cứu mới được đăng tải trên cơ sở dữ liệu web Trusted Source trong tuần này cho thấy ngay cả mắc COVID-19 thể nhẹ cũng có thể ảnh hưởng lâu dài đến khả năng vận động ở người lớn tuổi. Các nhà khoa học ở Canada đã phân tích dữ liệu thu thập được từ 24.114 người trung niên và cao tuổi trong cộng đồng, được xác định mắc, có thể mắc hoặc nghi mắc COVID-19. Gần 42% trong số này ở độ tuổi từ 65 trở lên và 51% là nữ giới. Hầu hết các trường hợp mắc COVID-19 tham gia nghiên cứu này là những trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình và không phải nhập viện. Khả năng vận động thể chất của họ được kiểm chứng dựa trên 3 hoạt động gồm: đứng lên sau khi ngồi vào ghế, làm việc nhà và hoạt động thể chất nói chung.
Qua phân tích dữ liệu, các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ người mắc bệnh suy giảm khả năng vận động và chức năng thể chất cao hơn gần 2 lần so với những người không mắc. Hầu hết các trường hợp tham gia nghiên cứu đều cho biết những ảnh hưởng trên có thể kéo dài ngay cả sau khi đã khỏi bệnh.
Trả lời phỏng vấn chuyên trang thông tin y tế Healthline của Mỹ, các bác sĩ cho biết họ nhận thấy tình trạng mất khả năng vận động và chức năng thể chất ở người lớn tuổi diễn tiến theo chiều hướng nhanh hơn so với tiến trình lão hóa tự nhiên. Theo đó, có 3 vấn đề lớn gồm khả năng tham gia vào các hoạt động thể chất kém, hiện tượng đau nhức cơ và hội chứng sương mù não.
Tiến sĩ Mill Etienne, Phó Giáo sư thần kinh học tại Đại học Y New York, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội thần kinh học bang New York, nêu rõ ông và các cộng sự nhận thấy rằng nhiều người có thể thực hiện được các hoạt động nặng như nâng tạ nhưng lại gặp khó khăn đáng kể khi thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu, cũng như khi đi bộ một vài dãy nhà, leo cầu thang hoặc đi xe đạp.
Các tác giả nghiên cứu khẳng định những phát hiện trên cho thấy có thể cần các biện pháp can thiệp đối với những bệnh nhân COVID-19 thể nhẹ cho tới trung bình song không phải nhập viện. Hơn hết, đối với người lớn tuổi, điều quan trọng là phải đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh cũng như tham gia hoạt động thể chất hằng ngày dù có mắc COVID-19 hay không.
Tổng thống Mỹ ra lệnh triển khai lực lượng quân y để hỗ trợ các bang quá tải vì COVID-19
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ điều các đội y tế gồm bác sĩ, y tá quân đội đến 6 tiểu bang để hỗ trợ các bệnh viện đang quá tải vì dịch COVID-19.
Một bệnh nhân COVID-19 cùng người thân tại trung tâm y tế ở California (Mỹ). Ảnh: AP
Tờ USA Today (Mỹ) cho biết 6 bang được chính quyền liên bang hỗ trợ bao gồm New York, New Jersey, Ohio, Rhode Island, Michigan, and New Mexico.
Cũng theo tờ USA Today, Tổng thống Joe Biden dự kiến công bố quyết định triển khai vào ngày 13/1 (giờ địa phương) khi bàn thảo các bước xử lý số ca mắc COVID-19 tăng mạnh vì biến thể Omicron.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki vào ngày 12/1 cho biết hàng trăm bác sĩ và y tá đã làm việc để hỗ trợ đội ngũ nhân viên y tế bị quá tải ở một số bang.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), từ đầu năm 2020 đến nay, Mỹ ghi nhận 62,5 triệu người mắc COVID-19 và 840.000 trường hợp tử vong. Khoảng 62,6% dân số Mỹ đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19.
Vào tháng 12/2021, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng chuẩn bị 1.000 quân y triển khai tới các bệnh viện trên toàn nước Mỹ vào tháng 1 và tháng 2/2022.
Nghiên cứu hé lộ phạm vi ảnh hưởng đến não của virus SARS-CoV-2 Chỉ trong vài ngày là virus SARS-CoV-2 có thể di chuyển từ hệ thống hô hấp sang não, tim và các bộ phận khác của cơ thể người mắc COVID-19 sau đó "bám trụ" tại những nơi này trong nhiều tháng trời. Hình ảnh chụp qua kính hiển vi về virus SARS-CoV-2. Ảnh: AP Kênh RT (Nga) cho biết đó là kết luận...