Covid-19: Cơ sở kinh doanh bất chấp lệnh cấm sẽ bị xử lý thế nào?
Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết tạm thời đóng cửa.
Tuy nhiên theo ghi nhận của PV, nhiều cơ sở vẫn hoạt động. Vậy việc bất chấp lệnh cấm của các cơ sở kinh doanh trên sẽ bị xử lý như thế nào?
Liên quan đến vấn đề này, thông tin từ luật sư Nguyễn Ngọc Hùng – Trưởng văn phòng luật sư Kết Nối, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết, về tính pháp lý, quyết định về việc tạm đình chỉ các cơ sở trên của UBND TP.Hà Nội là hoàn toàn đúng quy định.
Vị luật sư của văn phòng luật sư Kết Nối viện dẫn, tại điểm c khoản 1 Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch như hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch….
Về thẩm quyền ban hành quyết định, theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 101/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng là Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Lực lượng chức năng ở Hà Nội đi vận động các cơ sở kinh doanh tạm thời đóng cửa để phòng dịch Covid-19 vào ngày 26/3. (Ảnh: Nguyễn Dương)
Video đang HOT
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn từ hai huyện trở lên theo đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo chống dịch cấp tỉnh.
“Việc các cơ sở trên không chấp hành Quyết định của UBND TP.Hà Nội là hành vi “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm” theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, vi phạm vào một trong hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007″ – luật sư Nguyễn Ngọc Hùng thông tin.
Với hành vi vi phạm trên, đơn vị vi phạm có thể bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cụ thể, đơn vị vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Covid-19: Công bố danh tính người nhiễm bệnh đúng hay sai?
Liên quan đến dịch Covid-19, nhiều người bày tỏ băn khoăn về việc công bố danh tính, thông tin người nhiễm bệnh Covid-19. Trao đổi với Dân Việt, chuyên gia pháp luật đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
Cụ thể, liên quan đến việc công bố danh tính, thông tin của những người nhiễm Covid-19, trao đổi với Dân Việt, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc này dư luận băn khoăn là điều không khó hiểu.
Theo luật sư Hùng, nhiều người phản đối, có ý kiến cho rằng việc công bố danh tính, thông tin người nhiễm bệnh là trái luật, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của người bệnh.
Nếu xét dưới góc độ quyền về hình ảnh, thông tin cá nhân, bảo vệ bí mật riêng tư thì có vẻ như những chỉ trích về việc công khai thông tin bệnh nhân nhiễm Covid-19 là hoàn toàn đúng.
"Nhưng liệu như thế đã đầy đủ chưa? Tôi nghĩ cũng chưa" - luật sư Hùng bày tỏ.
Nhiều người bày tỏ lo ngại việc thông tin danh tính của người nhiễm Covid-19 rằng việc này là trái luật. (Ảnh minh hoạ)
Vị luật sư của đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích, pháp luật có quy định những trường hợp ngoại lệ, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong những trường hợp đặc biệt thì chúng ta vẫn buộc phải công khai thông tin người bệnh để phục vụ vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa đại dịch Covid-19.
"Chúng ta thử nghĩ xem, nếu không công khai thông tin, thì những người đã từng vô tình tiếp xúc, gặp gỡ với các F0, F1, F2, F3... làm sao biết được là mình đã từng gặp hay chưa?
Như vậy, các thông tin ngày càng bị bưng bít, nhiều người F0, F1, F2, F3... mà nói dối, cung cấp thông tin thiếu về lịch trình, quá trình di chuyển thì nguy cơ đại dịch xảy ra diện rộng càng lớn" - luật sư Hùng nhận định.
Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng nêu quan điểm, người dân nên hợp tác, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về cung cấp thông tin y tế để cơ quan chức năng nắm bắt, xử lý phòng dịch Covid-19 được hiệu quả nhất.
Cũng theo luật sư Hùng, chúng ta có quá nhiều bằng chứng, trường hợp cung cấp thông tin sai, thiếu mà dẫn đến việc lây lan nhanh như hiện nay. Nếu thông tin càng công khai chi tiết thì nhiều người biết, có ý thức phòng dịch và cần thiết chủ động khai báo y tế, cách ly khi cần thiết.
Như vậy, đánh giá một cách tổng thể thì việc công khai thông tin, lịch trình, quá trình di duyển của bệnh nhân nhiễm Covid-19 là cần thiết và bắt buộc.
Đây có thể được hiểu rằng do đại dịch Covid-19 nên nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp này, hay nói cách khác là trường hợp bất khả kháng...
"Có lẽ người dân nên hợp tác, tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về cung cấp thông tin y tế, quá trình di chuyển, tình trạng sức khỏe để cùng nhà nước đấu tranh dập dịch Covid-19 trong thời gian sớm nhất" - luật sư Hùng nhắn nhủ.
Theo danviet.vn
Những chiến sĩ trên mặt trận chống 'giặc" virus corona ở Vĩnh Phúc Trong căn lều dã chiến được dựng ở chốt kiểm soát vùng dịch virus corona (Covid-19) xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), thiếu tá Đặng Quốc Toản - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc "ăn vội" suất cơm hộp cùng đồng đội, trong khi đó phía trạm kiểm soát, 2 chiến sĩ công an đang làm nhiệm tuyên truyền cho...