COVID-19 có làm trầm trọng thêm chứng ù tai?
Một nghiên cứu mới được công bố trên Frontiers in Public Health cho thấy rằng những bệnh nhân mắc COVID-19 có thể thấy rõ chứng ù tai tăng lên.
Một nghiên cứu mới được công bố trên Frontiers in Public Health cho thấy rằng những bệnh nhân mắc COVID-19 có thể thấy rõ chứng ù tai tăng lên.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Anglia Ruskin tại Cambridge (Anh) đã ghi nhận hơn 3.000 bệnh nhân COVID-19 từ 48 quốc gia bị mắc chứng ù tai. Theo kết quả của nghiên cứu cắt ngang này, cứ 10 bệnh nhân thì có 4 bệnh nhân nhận thấy tình trạng ù tai ngày càng trầm trọng hơn. Bệnh này đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ và những người cô đơn hoặc gặp vấn đề về giấc ngủ.
COVID-19 làm trầm trọng thêm chứng ù tai.
Một phần nhỏ trong số họ, chứng ù tai thậm chí còn bắt đầu vào thời điểm bị nhiễm bệnh, cho thấy rằng sự khó chịu đáng kể về thính giác này có thể là một triệu chứng (trong số các triệu chứng khác) của SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Kết quả sẽ cần được xác nhận bằng các nghiên cứu sâu hơn. Trong lúc này, chứng ù tai phản ánh sự cần thiết phải lưu tâm hơn, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch này.
Những người trên 65 tuổi (dân số có nguy cơ cao nhiễm virus) bị ù tai không nên ngần ngại chuyển sang máy trợ thính. 80% số người bị ảnh hưởng bởi những tiếng ồn ký sinh này nên đeo thiết bị hỗ trợ giảm ù tai.
Sinh non, nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ
Hàng năm, cả thế giới ước tính có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (trước 37 tuần tuổi thai) và con số này đang tăng lên.
Chăm sóc trẻ sơ sinh ở Bệnh viện Từ Dũ.
Sinh non được định nghĩa là trẻ sinh ra còn sống trước 37 tuần mang thai, mức độ non tháng của trẻ sơ sinh được chia thành: Cực non (dưới 28 tuần), rất non (28 đến 32 tuần), sinh non và sinh non muộn (32 đến 37 tuần).
Thế giới: Mỗi năm có 15 triệu trẻ sinh non
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 15 triệu trẻ sơ sinh sinh non mỗi năm, chiếm tỷ lệ hơn 1/10 tổng số trẻ sơ sinh, tỷ lệ sinh non còn khuynh hướng gia tăng theo thời gian.
Biến chứng sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi, khoảng 1 triệu ca tử vong (năm 2015). 3/4 số tử vong này có thể được ngăn chặn bằng các biện pháp can thiệp hiện tại, hiệu quả về chi phí. Theo số liệu báo cáo của 184 quốc gia, tỷ lệ sinh non dao động từ 5% đến 18% trẻ sinh ra. Nhiều trẻ sinh non phải đối mặt với khuyết tật suốt đời, kể cả trong học tập và các vấn đề về thị giác và thính giác.
Mặc dù có hơn 60% trường hợp sinh non xảy ra ở châu Phi và Nam Á, tuy nhiên, sinh non thực sự là một vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu. Ở các nước thu nhập thấp, trung bình, tỷ lệ sinh non là 12%, còn các nước thu nhập cao là 9%. Trong cùng một quốc gia, gia đình nghèo bao giờ cũng có nguy cơ sinh non cao hơn.
Bên cạnh đó, theo WHO, có một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống của trẻ sinh non tùy thuộc vào nơi trẻ được sinh ra. Hơn 90% trẻ sinh cực non (dưới 28 tuần) ở các nước thu nhập thấp bị chết trong vòng vài ngày đầu đời; nhưng tỷ lệ này chưa tới 10% ở những nước có thu nhập cao.
TP HCM: Mỗi năm có 18.000 trẻ sinh non
Tại Việt Nam, theo cơ quan chuyên môn, tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp dưới 1.000 gr và dưới 28 tuần thai đang gia tăng. Đối với trẻ sinh non, tất cả cơ quan gan, thận, não, ruột đều non yếu. Trẻ có thể bị suy hô hấp, tử vong hoặc di chứng tàn tật suốt đời như bại não, tàn tật, giảm vận động, tăng động, bệnh lý võng mạc, nhiễm trùng, suy dinh dưỡng...
Với trẻ đẻ non dưới 32 tuần, trẻ chỉ được ra viện khi đã ăn bằng đường miệng đủ để tăng cân, tự điều chỉnh được nhiệt độ, sự trưởng thành của cơ quan kiểm soát hô hấp - tuần hoàn, trẻ được dự phòng thiếu máu, tiêm vaccine, khám mắt, tai, thần kinh... Các ca trẻ đẻ non tháng hơn, "cuộc chiến" càng cam go khi trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ, có những trẻ 3 - 4 tháng mới được xuất viện.
Các trẻ sơ sinh non tháng khi xuất viện cần được thăm khám lại liên tục cho đến 7 tuổi, với các mốc trong 1 năm đầu thường 3 tháng khám một lần. Đến 2 tuổi khám 6 tháng lần và giai đoạn 3 - 7 tuổi mỗi năm khám lại một lần.
Trẻ khám lại cần sự phối hợp của nhiều chuyên khoa thần kinh, phục hồi chức năng, mắt, tai mũi họng... để nhằm hạn chế di chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống...Thông thường đến khi tròn 2 tuổi các bé sinh non có thể đuổi kịp trẻ sinh đủ tháng.
BS Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ cho biết, trung bình mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận khoảng 6.000 - 7.000 trẻ sinh non lúc 37 tuần tuổi, đa phần là nhẹ cân cần điều trị (dưới 1,5kg). Nếu tính cả các bệnh viện sản khoa và những cơ sở y tế khác tại TP HCM, số trẻ sinh non vào khoảng 18.000 trẻ mỗi năm.
BSCKI Nguyễn Đức Hậu, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ, việc chăm sóc, điều trị một em bé sơ sinh sinh non, nhẹ cân là vô cùng khó khăn do các cơ quan của trẻ chưa trưởng thành đầy đủ, chân tay của em bé chỉ nhỏ như một ngón tay của người lớn nên việc nuôi dưỡng tĩnh mạch được cho trẻ không đơn giản.
Sau sinh, trẻ sinh non có nhiều nguy cơ như hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và nhiễm trùng. Nhóm trẻ này có nhu cầu chăm sóc đặc biệt, cần được hồi sức ngay sau sinh, không chỉ cần có nhân viên y tế với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sơ sinh, cùng các điều dưỡng viên nhi sơ sinh có kỹ năng chuyên sâu, mà còn cần các máy móc theo dõi và điều trị, cùng phương tiện xét nghiệm hiện đại, cũng như môi trường chăm sóc vệ sinh.
Sinh non hiện đang là vấn đề toàn cầu. Hầu hết các trường hợp sinh non đều không biết nguyên nhân, trong đó có một số yếu tố nguy cơ kèm theo như: Nguy cơ bà mẹ bao gồm bà mẹ dưới 16 tuổi hay trên 35 tuổi; bà mẹ có công việc phải đứng lâu; bà mẹ có các bệnh lý như dị dạng tử cung, cổ tử cung ngắn...; Các yếu tố nguy cơ từ thai như thai chậm tăng trưởng trong tử cung; thai thụ tinh ống nghiệm (IVF) đa thai như sinh đôi, sinh ba.
Chụp cộng hưởng từ quá lâu có hại gì? Tôi bị chấn thương khớp gối trái. Khi đi khám lần 2 theo hẹn thì được chụp cộng hưởng từ khớp gối. Nhưng không may hôm đó có trục trặc, chụp xong rồi lại phải vào chụp lại lần nữa, thời gian chụp rất lâu. Tôi lo ngại không biết chụp cộng hưởng từ quá lâu như vậy có ảnh hưởng tới sức...