Covid-19 có khả năng là đại dịch, nhưng chưa phải bây giờ
Tổng giám đốc WHO cho biết với tình hình phức tạp của bệnh Covid-19 có khả năng gây ra một đại dịch cho nhân loại, nhưng chưa phải thời điểm hiện tại.
Ngày 24/2, tổng số ca nhiễm virus corona tại Hàn Quốc đã lên đến 833 trường hợp. Nước này đang là nơi có số ca dương tính với chủng virus mới cao nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục.
Tình hình Covid-19 diễn ra bên ngoài Trung Quốc ngày càng phức tạp với nhiều quốc gia báo cáo số người lây nhiễm tăng vọt. Điển hình như Hàn Quốc, Nhật Bản, Iran và Italy. Tuy nhiên, WHO cho biết Covid-19 có khả năng là một đại dịch nhưng không phải thời điểm hiện tại.
Cần có phản ứng phù hợp với từng trường hợp
Theo TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới việc quyết định sử dụng từ “đại dịch” cho bất kỳ dịch bệnh nào phải dựa trên những đánh giá liên tục về sự lan truyền địa lý của virus, mức độ nghiêm trọng và tác động của nó tới xã hội. Dựa trên những gì của virus corona trong thời điểm hiện tại, đại diện WHO cho rằng họ “không chứng kiến sự lây lan toàn cầu của virus này”, CNN đưa tin.
Ông cho biết thêm virus corona đang ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn thế giới theo những cách khác nhau. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những phản ứng phù hợp với từng nơi chứ không phải là một cách giải quyết, một phản ứng cho toàn cầu.
Theo người đứng đầu WHO, Covid-19 có khả năng của một đại dịch nhưng không phải thời điểm hiện tại. Ảnh: Getty.
Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết ngày 24/2, còn quá sớm để tuyên bố bệnh viêm phổi do virus corona gây nên là đại dịch – nhưng giờ là lúc chuẩn bị.
Video đang HOT
“Nhìn vào những gì đã xảy ra ở Trung Quốc, chúng ta đã thấy sự sụt giảm đáng kể trong các ca bệnh, số lượng người lây nhiễm và áp lực của virus gây ra giảm liên tục, đi ngược với logic của đại dịch. Tuy nhiên, chúng ta thấy ngược lại với điều đó là sự gia tăng ca lây nhiễm ở những nơi khác như Hàn Quốc. Do đó, nhân loại vẫn đang ở thế cân bằng”, ông Mike nói.
Đại diện WHO nói thêm: “Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng”, và ông nhấn mạnh các quốc gia trên thế giới cần chuẩn bị tốt để ngăn chặn dịch Covid-19.
Gần đây, WHO chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch và những hậu quả tàn khốc nhất, bao gồm hơn 2.400 người chết, vẫn đang ở Trung Quốc. Song, những tuyên bố từ tổ chức này vẫn khiến nhiều người lo ngại khi cho rằng tình thế kiểm soát dịch của các quốc gia ngày càng trở nên khó khăn hơn.
“Cửa sổ cơ hội vẫn còn đó, nhưng cửa sổ cơ hội đang dần khép lại”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết hôm 21/2. “Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng trước khi nó khép lại hoàn toàn”.
Trước đó, 3h sáng ngày 31/1 (theo giờ Việt Nam), WHO tuyên bố bệnh viêm phổi do virus corona gây nên là “tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu” trong cuộc họp báo diễn ra ở Geneva (Thụy Sĩ).
Vì sao WHO chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch?
Theo CNN, các nhà dịch tễ học xác định đến thời điểm này họ chưa thấy sự lây truyền bền vững giữa những người không đi du lịch đến Trung Quốc trong thời gian gần đây với nhóm người có tiền sử ghé thăm Trung Quốc. Những gì đã và đang xảy ra với Covid-19 không đủ để trở thành một nhóm bệnh ở một quốc gia tồn tại và lan rộng ra toàn cầu.
Nhiều quốc gia bên ngoài Trung Quốc báo động dịch diễn biến phức tạp như Hàn Quốc, Iran, Italy, Nhật Bản. Ảnh: Yonhap.
Do đó, muốn xác định Covid-19 là một đại dịch cần phải nhìn nhận được sự lây lan bền vững của nó từ người này sang người khác, hết lần này đến lần khác và qua nhiều thế hệ truyền bệnh. Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh không có định nghĩa toán học chính xác nào về đại dịch.
Hiện tại, một số quốc gia nhất định phát hiện người dương tính với Covid-19 và vẫn kiểm soát được. Nếu các nước này ngăn chặn được sự bùng phát trước khi chúng tiến triển và lây truyền lâu dài, họ sẽ góp phần đẩy lùi Covid-19, tránh được một đại dịch xảy ra.
TS William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ), đồng thời là cố vấn lâu năm của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cho biết chưa thể gọi bệnh viêm phổi do virus corona gây nên là đại dịch trong thời điểm này. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo nó có thể sẽ xảy ra và đang tiến gần đến với nhân loại.
“Chúng ta thực sự đang đứng trên bờ vực”, TS Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (thuôc Viện Sức khỏe Quốc gia, Mỹ) bày tỏ.
Theo Zìng
Tổng giám đốc WHO: Cánh cửa ngăn Covid-19 lan rộng đang dần đóng lại
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cánh cửa cơ hội ngăn chặn sự lan rộng trên phạm vi quốc tế của Covid-19 đang dần đóng lại sau khi các trường hợp nhiễm mới liên tục được ghi nhận ở Iran và Lebanon.
Ông Ghebreyesus đặt dấu hỏi về việc liệu Covid-19 có đang ở điểm bùng phát không sau khi Iran liên tiếp ghi nhận các trường hợp thiệt mạng, đồng thời các ca nhiễm mới cũng được báo cáo ở Lebanon và Canada. Dù vậy, ông tin rằng cơ hội ngăn chặn Covid-19 vẫn còn.
"Mặc dù cánh cửa cơ hội ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 đang thu hẹp, chúng ta vẫn còn cơ hội. Nếu chúng ta không làm vậy, nếu chúng ta phung phí cơ hội, chúng tôi sẽ phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng", ông nói trong cuộc họp báo tối muộn 21/2.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. (Ảnh: Bloomberg)
Dẫn ra trường hợp nhiễm mới của tỉnh Sôn Đông (Trung Quốc) tăng vọt, ông Ghebreyesus cho biết WHO vẫn đang tìm kiếm thông tin. Hôm 21/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin hơn 200 ca nhiễm mới được ghi nhận trong một nhà tù ở Sơn Đông.
Tính tới hết ngày 20/2, Trung Quốc ghi nhận 2.239 người thiệt mạng, hơn 75.500 ca nhiễm Covid-19. 26 quốc gia khác báo cáo về 1.151 ca nhiễm và 8 người thiệt mạng.
"Mặc dù tổng số trường hợp bên ngoài Trung Quốc vẫn còn tương đối ít, chúng tôi lo ngại về số lượng các trường hợp không có liên kết dịch tễ rõ ràng, chẳng hạn nhưng lịch sử du lịch tới Trung Quốc hoặc liên hệ với một trường hợp được xác nhận", ông Ghebreyesus cho hay.
Ông cũng đặc biệt nhấn mạnh về trường hợp của Iran khi quốc gia này báo cáo 18 ca nhiễm mới và 4 trường hợp thiệt mạng vì Covid-19 chỉ trong 2 ngày qua, nói thêm rằng WHO đang cung cấp bộ thử nghiệm cho Teheran.
Khi được hỏi liệu các lệnh trừng phạt áp đặt lên Iran vì các chương trình hạt nhân của nước này có cản trợ việc cung cấp viện trợ y tế hay không, ông Ghebreyesus nói rằng: "Các tình huống khẩn cấp được loại trừ".
Tiến sĩ Sylvie Briand, Giám đốc phòng chống rủi ro truyền nhiễm toàn cầu của WHO, cũng đề cập tới Iran như mối quan ngại mới: "Chúng ta đang thấy sự gia tăng rất nhanh trong vài ngày ở Iran. Cũng bởi chúng tôi đang thấy các trường hợp mới được phát hiện ở Lebanon và Canada, chúng tôi đang tự hỏi về khả năng phát sinh thêm các trường hợp nhiễm Covid-19 ngoài Trung Quốc những ngày tới".
Ông Briand khẳng định mô hình lây nhiễm virus sẽ khác nhau ở những nơi khác nhau.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo VTC
WHO: Covid-19 sẽ tiếp tục lan rộng Số ca Covid-19 ở Trung Quốc có xu hướng giảm, WHO vẫn cảnh báo bệnh nhân tại các nước khác sẽ tiếp tục tăng. "Chúng ta được khích lệ bởi xu hướng này, nhưng đây không phải lúc để tự mãn", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy...