Coteccons Quảng Bình Marathon 2022 – Đường chạy độc nhất vô nhị
Coteccons Quảng Bình Marathon 2022 là giải chạy đầu tiên tại Việt Nam có đường chạy xuyên qua cánh đồng điện gió khổng lồ trên đất liền, nhằm mang đến trải nghiệm độc nhất vô nhị cho các VĐV tham gia.
Giải chạy do Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức từ ngày 5-6 tháng 8, tại Cụm Trang trại Điện gió B&T (Quảng Bình) là cụm trang trại điện gió trên đất liền lớn nhất Việt Nam.
Đến Quảng Bình mùa hè 2022, VĐV không chỉ được thưởng thức những câu chuyện văn hóa, lịch sử lâu đời của vùng đất anh hùng mà còn được trải nghiệm nhiều địa điểm du lịch khám phá hấp dẫn. Từ hệ thống Hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới, di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng đến bãi biển Nhật Lệ – 1 trong 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Đặc biệt hơn, VĐV sẽ được trải nghiệm đường chạy độc đáo với các trụ điện gió khổng lồ, đường sỏi đá quanh co giữa những bãi cát trắng mênh mông tại Cụm Trang trại Điện gió B&T. Chắc chắn sẽ là những trải nghiệm đáng nhớ trong hành trang của mỗi VĐV khi tham gia Coteccons Quảng Bình Marathon 2022.
Coteccons Quảng Bình Marathon chạy dưới những trụ điện khổng lồ
Giải chạy Coteccons Quảng Bình Marathon 2022 không đơn thuần là một cuộc đua để dành ngôi vô địch mà còn góp phần lan tỏa lối sống Xanh, Bền vững – thân thiện với môi trường. Với chủ đề GREEN UP, giải chạy Coteccons Quảng Bình Marathon sẽ tận dụng tối đa các vật liệu tái chế, vật liệu thân thiện với môi trường. Đặc biệt, với mỗi 5km các VĐV hoàn thành, Coteccons sẽ trồng thêm 1 cây xanh trong hành trình phủ xanh Việt Nam theo lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ.
Tham gia Giải chạy Coteccons Quảng Bình Marathon 2022 vào tháng 8, VĐV sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp đến nghẹt thở nơi các trụ turbine khổng lồ sừng sững giữa đồi cát trắng mênh mông, xa xa là dòng sông Nhật Lệ uốn quanh. Điểm nhấn của giải chạy chính là mang đến cơ hội cho VĐV thả mình vào bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên, giúp giải tỏa căng thẳng, sạc năng lượng.
Video đang HOT
Đặc biệt, 2 nhà vô địch ở cự ly 21km sẽ giành được giải thưởng đặc biệt leo lên đỉnh turbine điện gió – với chiều cao tương đương một tòa nhà 50 tầng – độc quyền đến từ Coteccons Quảng Bình Marathon 2022. Những trải nghiệm có một không hai và những bức ảnh để đời đang chờ đợi bạn.
Quy hoạch Điện VIII dự kiến bỏ nhiều dự án nhiệt điện than
Bộ Công Thương vừa có văn bản số 4329/BCT-ĐL báo cáo Chính phủ về các nội dung của Quy hoạch Điện VIII; trong đó, bộ này xin ý kiến Chính phủ không đưa vào Quy hoạch 14.120 MW nhiệt điện than để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 - Net Zero đến năm 2050.
Các nhà máy trong trung tâm Nhiệt điện Vinh Tân phần lớn đều chạy bằng than. Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN
Cụ thể, Bộ Công Thương cho biết đã rà soát các dự án điện than, điện khí đã có trong Quy hoạch Điện VII điều chỉnh đến nay không đưa vào dự thảo Quy hoạch Điện VIII theo yêu cầu thực hiện các cam kết tại COP26.
Trong tổng công suất 14.120 MW nhiệt điện than không đưa vào Quy hoạch Điện VIII thì có 8.420 MW do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư.
Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao 3.600 MW gồm các dự án: Quảng Trạch II, Tân Phước I và Tân Phước II. Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) được giao 1.980 MW là Long Phú III. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được giao 2.840 MW gồm: Cẩm Phả III, Hải Phòng III và Quỳnh Lập I. Dự án đầu tư theo hình thức BOT là 4.500 MW gồm Quỳnh Lập II, Vũng Áng 3, Long Phú II và dự án Quảng Ninh III chưa giao nhà đầu tư có công suất 1.200 MW.
Trong quá trình rà soát, đánh giá những vấn đề pháp lý khi không xem xét phát triển các dự án điện than nêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, đối với các dự án do các tập đoàn nhà nước được giao làm chủ đầu tư, rủi ro pháp lý là không có, các chi phí phát triển dự án do các tập đoàn bỏ ra không lớn và cơ bản sẽ được xử lý theo quy định.
Riêng với 3 dự án đầu tư theo hình thức BOT, chủ đầu tư các dự án Vũng Áng 3, Long Phú II đã có văn bản xin rút khỏi dự án và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý để các chủ đầu tư gồm: Công ty Samsung C&T và Công ty TATA dừng phát triển dự án.
Dự án BOT Quỳnh Lập II mới được Thủ tướng Chính phủ giao Công ty Posco Enreneergy nghiên cứu phát triển dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập II công suất 1.200 MW nhưng chưa chính thức giao công ty này làm chủ đầu tư.
Hiện nay, Posco Energy cũng đã có nhiều văn bản xác nhận không nghiên cứu phát triển dự án Quỳnh Lập II sử dụng than mà đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sang sử dụng khí LNG và nâng công suất dự án. Tuy nhiên, dự án này được phát triển theo hình thức BOT và Posco Energy có được làm chủ đầu tư dự án tiếp hay không phải theo quy định Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP).
Ngoài ra, các dự án điện khí gồm: Kiên Giang I và II, quy mô công suất 2x750 MW, do PVN làm chủ đầu tư, dự kiến vận hành giai đoạn 2021-2022 chi phí bỏ ra phát triển khoảng 1 tỷ đồng. Các dự án này không được xem xét trong Quy hoạch Điện VIII đến năm 2030 do không xác định được nguồn nhiên liệu.
Bộ Công Thương nêu, việc không đưa các dự án nhiệt điện than, khí nêu trên phù hợp với đề nghị của các địa phương, kiến nghị của các chủ đầu tư nên không có rủi ro về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, một số chi phí của các tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước đã bỏ ra để khảo sát, chuẩn bị đầu tư dự án, các tập đoàn có trách nhiệm xử lý theo quy định.
"Bộ Công Thương xin ý kiến Thường trực Chính phủ việc loại bỏ các dự án điện than không còn phù hợp nêu trên nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26", văn bản của Bộ Công Thương đề xuất.
Trong báo cáo gửi Thường trực Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, đã tính toán với 3 kịch bản phụ tải, phát triển nguồn điện. Trong đó, ở kịch bản phụ tải cơ sở, tổng công suất các nhà máy điện năm 2030 đạt gần 121.000 MW và năm 2045 đạt 284.000 MW. Ở phương án này, nhiệt điện than sẽ đạt gần 37.467 MW, chiếm 31% vào năm 2030 và giữ nguyên tới năm 2045, chiếm 13,2%.
Với kịch bản phục tải cao, tổng công suất các nhà máy điện năm 2030 đạt hơn 134.700 MW và năm 2040 đạt 387.875 MW. Trong đó nhiệt điện than vẫn là 37.467 MW, chiếm 27,8% năm 2030 và giữ nguyên cho tới 2045, chiếm 9,7%.
Với kịch bản phụ tải cao phục vụ điều hành, năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW; trong đó nhiệt điện than chiếm 25,7% vào năm 2030 và 9,7% vào năm 2045...
Thay vào đó, dự thảo Quy hoạch Điện VIII được tính toán và đưa phương án thay thế công suất nhiệt điện than bằng khoảng 14.000 MW điện khí LNG trong giai đoạn 2030-2045. Điện gió sẽ được tập trung phát triển mạnh.
Ở kịch bản cơ sở, điện gió trên bờ đạt 11.700 MW (chiếm 9,5%) vào năm 2030 và đạt 36.170 MW (chiếm 12,7% vào năm 2045. Điện gió ngoài khơi đạt 30.000 MW (chiếm 10,5%) vào năm 2045.
Tại kịch bản phụ tải cao, điện gió trên bờ đạt 13.921 MW vào năm 2030 và đạt 55.950 MW vào năm 2045. Điện gió ngoài khơi đạt 64.500 MW vào năm 2045.
Bộ Công Thương cũng kiến nghị tiếp tục đưa vào quy hoạch hơn 2.428 MW điện mặt trời đến năm 2030. Đây là các dự án, hoặc phần dự án đã được quy hoạch, chấp thuận nhà đầu tư nhưng chưa vận hành... với tổng chi phí đầu tư khoảng 12.700 tỷ đồng. Việc này được giải thích là để tránh rủi ro pháp lý, khiếu kiện và đền bù cho các nhà đầu tư.
Với các dự án điện mặt trời đã quy hoạch nhưng chưa được chấp thuận nhà đầu tư, tổng công suất trên 4.136 MW, Bộ Công Thương đề nghị giãn sang giai đoạn sau năm 2030 mới phát triển tiếp để đảm bảo tỷ lệ hợp lý của các nguồn điện năng lượng tái tạo trong hệ thống.
Trường hợp nếu các nguồn điện khác chậm tiến độ, và điều kiện kỹ thuật hệ thống điện tốt hơn, đảm bảo hấp thụ mức độ cao hơn điện mặt trời và an toàn, kinh tế các nguồn điện khác trong hệ thống..., cơ quan quản lý sẽ cân nhắc, báo cáo Chính phủ việc có cần đẩy sớm vận hành số dự án này hay không...
Bộ Công Thương kiến nghị cơ chế đối với các dự án điện gió, điện mặt trời dở dang Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp (những dự án còn dở dang, không kịp hưởng giá FIT). Nhà máy điện mặt trời do Công ty Thuỷ điện Đa Nhim-Hàm Thuận-Đa Mi làm chủ đầu tư được đưa vào vận hành cuối tháng...