Cốt yếu vẫn là đổi mới chương trình
“Chuyển từ quá trình giao duc chủ yếu truyền thụ kiến thức sang quá trình phát triển năng lực, phẩm chất của người học” là mục tiêu PGS Đỗ Ngọc Thống, thường trực ban soạn thảo đổi mới chương trình – sach giao khoa sau năm 2015, cho rằng mang tính cốt yếu.
Ông Đỗ Ngọc Thống – Ảnh: V.H
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Đỗ Ngọc Thống cho biết: “Việc chuyển từ quá trình chủ yếu truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất người học chi phối tất cả các khâu từ biên soạn nội dung chương trình tới tổ chức dạy học, áp dụng phương pháp dạy học mới, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cách thức ra đề thi, cách thức tổ chức các kỳ thi lớn…
* Từ mục tiêu của đề án là “chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực, phẩm chất”, tới đây những công việc tiếp theo để hiện thực hóa mục tiêu này sẽ thế nào?
- Với hướng chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất, nội dung chương trình – sách giáo khoa (SGK) sẽ không thể hàn lâm, cao siêu, xa rời thực tế đời sống. Nói như thế không có nghĩa chương trình – SGK sau năm 2015 sẽ dễ hơn, dẫn tới việc “hạ cấp trình độ phổ thông” so với hiện nay mà nội dung chương trình – SGK sẽ chỉ chọn lọc những kiến thức cơ bản nhất, tinh túy, gần gũi nhất với người học, với những gì diễn ra trong đời sống. Nhưng những kiến thức cơ bản, gần gũi đó phải đóng vai trò hình thành năng lực cho người học như năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, giải quyết vấn đề… Sẽ hạn chế tối đa việc đưa vào chương trình – SGK những kiến thức chưa cần thiết đối với người học ở bậc phổ thông.
Thay đổi kế tiếp là phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học. Trước đây, giáo viên phổ biến việc dạy theo kiểu truyền giảng, đọc – chép, nhưng với chương trình mới giáo viên buộc phải thay đổi cách dạy học. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh tự tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề để có được kiến thức… Quá trình đó sẽ hình thành năng lực cho người học như khả năng tư duy, khả năng tìm hiểu, thu thập tài liệu, khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu đã có, cách làm việc nhóm, cách trình bày hiểu biết của mình… Quá trình tự học, suy nghĩ, thảo luận, bày tỏ chính kiến cũng giúp học sinh có được những hiểu biết, tình cảm nhân văn, nhất là ở những bài học thuộc lĩnh vực xã hội. Bộ Giáo dục – đào tạo cũng đã nghiên cứu, triển khai thử nghiệm nhiều cách thức dạy học và sẽ áp dụng một cách linh hoạt, đa dạng ở chương trình mới.
Đề thi, cách thức kiểm tra, thi cử cũng sẽ thay đổi. Việc đánh giá học sinh sẽ diễn ra trong cả quá trình, tới thi hết môn, thi cuối cấp. Căn cứ đánh giá sẽ không chỉ là kết quả điểm thi, kiểm tra mà qua thái độ, ứng xử của học sinh trong quá trình học, làm việc nhóm, làm bài kiểm tra theo chuyên đề, làm thí nghiệm, thực hành trong hoạt động của tập thể. Thay đổi đánh giá, thi cử cũng thể hiện ở nội dung đề thi, đề kiểm tra không còn những câu học thuộc lòng thuần túy. Đề thi, kiểm tra sẽ không đòi hỏi học sinh nhớ được gì mà vận dụng được gì, làm được gì với những kiến thức đã có.
* Trong phần mục tiêu của đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT có đưa ra mục tiêu “thực học, thực nghiệp”, việc đẩy mạnh dạy học phân hóa ở bậc THPT có phải nhằm vào mục tiêu này không, thưa ông?
Video đang HOT
- Theo dự thảo thì lớp 11, 12 sẽ chỉ còn ba môn bắt buộc và ba môn tự chọn bắt buộc. Có nghĩa ngoài ba môn được quy định cứng, học sinh sẽ bắt buộc phải chọn ba môn trong số các môn học khác. Ngoài sáu môn học này, tùy theo nhu cầu, học sinh có thể chọn học thêm những chủ đề nâng cao khác nhau. Những chủ đề này học sinh có thể chọn học, có thể không chọn, có thể chọn nhiều chủ đề, có thể chỉ chọn một chủ đề. Những chủ đề nâng cao này được xây dựng trên cơ sở tham khảo yêu cầu đào tạo của các ngành, nghề hiện nay.
Ban soạn thảo đã đề nghị một số cơ sở đào tạo nghề nghiệp, các trường ĐH-CĐ gửi yêu cầu về kiến thức, kỹ năng đối với các ngành nghề đào tạo của họ để chúng tôi xây dựng chuyên đề nâng cao. Đây chính là cụ thể hóa mục tiêu “thực học, thực nghiệp”. Người học ngoài kiến thức, kỹ năng cơ bản, sẽ chủ động chọn cho mình những chủ đề cần cho định hướng nghề nghiệp tương lai. Các trường ĐH-CĐ, dạy nghề sau này có thể tùy theo yêu cầu đặc thù của mình để đưa ra yêu cầu xét tuyển. Ví dụ lấy kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét hồ sơ của học sinh ở bậc THPT (trong đó có kết quả đánh giá quá trình) hoặc có thể xét thêm kết quả học tập các chuyên đề nâng cao. Việc học các chuyên đề nâng cao cũng giúp học sinh có đủ năng lực để dự thi thêm kỳ tuyển sinh riêng của mỗi trường tự tổ chức sau này. Với hướng này, học sinh THPT sẽ không phải học quá chuyên sâu những kiến thức không cần cho nghề nghiệp của mình.
* Hiện nay theo phản ảnh của giáo giới, có quá nhiều quy định lạc hậu, cứng nhắc đang kìm hãm tính sáng tạo, chủ động và tâm huyết của nhà giáo. Cụ thể có nơi đưa ra tới 24 loại sổ sách nhà giáo phải chấp hành. Theo ông, để mục tiêu của đề án được đội ngũ nhà giáo thực hiện triệt để, cần phải làm gì để tháo gỡ cản trở nói trên?
- Đúng là hiện nay có những quy định lạc hậu, cứng nhắc, trong đó có cả những quy định của ngành và quy định do các địa phương tự đặt ra. Vì thế tới đây sẽ phải rà soát toàn bộ những quy định đã có, bỏ đi những gì lạc hậu, mang tính cản trở đổi mới. Tuy nhiên, nói tới việc này cũng phải nói thêm là trong giáo giới có một bộ phận thụ động, ngại đổi mới, thích “cầm tay chỉ việc” nên khi được áp dụng cơ chế tự do, sáng tạo hơn thì lúng túng, không biết làm thế nào. Vì thế thay đổi bất cập trên không chỉ từ các cấp quản lý mà còn cần từ chính giáo viên.
Không đợi đề án thông qua, ngay trong năm học này Bộ Giáo dục – đào tạo đã có những chỉ đạo nhằm khuyến khích sự sáng tạo, chủ động của thầy, cô giáo. Ví dụ cho phép các nhà trường tự xây dựng kế hoạch dạy học, cho phép thầy, cô giáo chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và kết hợp các phương pháp dạy học của mình.
Theo Tuoitre
Bắt đầu từ những cái gần gũi nhất
Ngay sau khi Tuôi Tre mơ diên đan "Chân hưng giao duc", đông đao ban đoc, chuyên gia, nha quan lý, thầy cô giáo... gưi y kiên, gop y đê nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đi vao cuôc sông.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh: Nguyễn Khánh
- Tâm lý con người nói chung và học trò nói riêng ai cũng quan tâm tới những gì gần gũi nhất, cụ thể nhất, thiết thực nhất, từ đó mới có thể quan tâm tới những điều to lớn, trưu tượng. Việc đặt ra mục tiêu giao duc (GD) học sinh "yêu gia đình, yêu Tổ quốc", đặt cụm từ "gia đình" lên trước cụm từ "Tổ quốc" không nên hiểu theo nghĩa thô là chúng ta coi trọng gia đình hơn Tổ quốc, coi gia đình to hơn Tổ quốc...
Đối tượng của nền GD-ĐT là học sinh, là con trẻ. Dạy trẻ biết yêu những gì gần với các em nhất, coi đó là khởi nguồn để gây dựng sự hiểu biết, tình yêu lớn hơn với dân tộc, đất nước nằm trong hành trình hợp lý với nhận thức của các em.
Ở một nghĩa nào đó, Tổ quốc chính là gia đình, là con đường, là hàng cây, là những công trình, cây cầu, là cha mẹ, bạn bè, thầy cô mà chúng ta gặp trong cuộc sống thường nhật. Bởi thế dạy trẻ biết trân trọng gia đình, chia sẻ với những người xung quanh, biết yêu nơi mình sinh ra, lớn lên là điều cần trước hết.
Trong bối cảnh hiện nay, việc đặt ra mục tiêu "yêu gia đình" đầu tiên cũng thể hiện quan điểm coi trọng nền tảng gia đình trong GD con người. Là lãnh đạo một trường có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có những lớp học tới 50% học sinh có cha mẹ ly tán và điều đó tác động đến các em khiến các em sống lệch lạc, tôi càng thấm thía môi trường gia đình, nền tảng gia đình quan trọng thế nào trong việc GD nhân cách, phẩm chất và cả năng lực của mỗi học sinh.
Gia đình hạnh phúc, nề nếp, thương yêu nhau, cha mẹ tôn trọng con cái, những đứa trẻ lớn lên cũng có được tư chất, lối sống, tình cảm lành mạnh. Bởi vậy, khi đặt mục tiêu "gia đình" vào vị trí quan trọng cùng với "quê hương", "Tổ quốc", tôi hi vọng sự đổi mới GD lần này cũng hướng tới việc củng cố nền tảng GD gia đình, nâng cao trách nhiệm của gia đình, cộng đồng cùng với ngành GD-ĐT để đạt mục tiêu GD.
TS Mai Ngọc Luông - Ảnh: Nguyễn Khánh
TS Mai Ngọc Luông (thành viên BCH Hội Khoa học tâm lý - giáo dục TP.HCM):
- Trong thời kỳ hội nhập, hòa giải như hiện nay, tôi cho rằng chúng ta cần đào tạo nên những con người có cá tính mạnh, có tình yêu Tổ quốc, có tình yêu nhân loại. Tức là con người phải có tinh thần quốc tế, không chỉ biết tôn trọng những giá trị của bản thân mà còn biết tôn trọng giá trị của gia đình, của Tổ quốc và của nhân loại.
TS Huỳnh Công Minh - Ảnh: H.HG.
TS Huỳnh Công Minh (nguyên giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM):
- Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, văn minh thì tất yếu đất nước sẽ phát triển vững bền. Tôi rất tâm đắc với mục tiêu GD mà nghị quyết đề ra về việc GD học sinh tình yêu thương gia đình. Đây là chủ trương lớn của Đảng mà những nhà GD phải đặc biệt quan tâm để khắc phục khiếm khuyết trong thời gian vừa qua.
Cô Bùi Thị Kim Liên - Ảnh: H.HG
Cô Bùi Thị Kim Liên (giáo viên Trường tiểu học Vạn Tường, quận Phú Nhuận, TP.HCM):
- Ngày xưa chúng ta dạy học sinh yêu Tổ quốc trước rồi mới đến yêu gia đình và bản thân vì đất nước lúc đó chưa yên. Bây giờ đã là thời bình, chúng ta đang xây dựng một cuộc sống không chỉ ấm no mà người dân còn được ăn ngon, mặc đẹp. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải dạy cho học sinh biết yêu bản thân các em trước rồi mới đến yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Tức là trước tiên phải giáo dục các em biết tự vệ sinh cá nhân, quan tâm, chăm lo cho sức khỏe, biết tự giác học tập... Sau đó, ta dạy cho các em biết yêu thương những người thân xung quanh, gần gũi với mình từ khi lọt lòng; biết yêu thương đồng loại, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Đã có lần tôi hỏi học sinh của tôi: "Yêu Tổ quốc tức là các con phải làm sao?". Học sinh trả lời: "Là con phải học thật giỏi để sau này chung tay xây dựng đất nước". Hằng năm, trong các cuộc phát động đóng góp tập vở, dụng cụ học tập cho học sinh các trường vùng sâu, vùng xa; chương trình Góp đá xây Trường Sa... học trò của tôi tham gia tích cực. Tôi nói với học sinh: đó cũng là một cách yêu Tổ quốc rồi. Tóm lại, đối với học sinh tiểu học, dạy các em yêu Tổ quốc nên bắt đầu từ những cái thật gần gũi mà các em có khả năng làm được.
Đâu phải phụ huynh nào cũng giàu! Một số phụ huynh Trường tiểu học Thiên Hộ Dương (P.5, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) phản ảnh đầu năm học này những người có con học lớp 1 bán trú phải đóng 2,2 triệu đồng tiền cơ sở vật chất. Nhưng sau đó một số lớp lại vận động đóng thêm 1-2 triệu đồng để trang bị máy lạnh, tivi, làm sàn gỗ... "Đâu phải phụ huynh nào cũng giàu, những người khó khăn làm sao đóng nổi. Nhưng nếu không đóng số tiền này thì nhận được ánh mắt lạnh tanh từ phía phụ huynh đại diện thu tiền" - một phụ huynh bức xúc. Ông Lê Văn Dũng, hiệu trưởng Trường tiểu học Thiên Hộ Dương, cho biết tiền cơ sở vật chất đối với học sinh lớp 1 bán trú là 2,2 triệu đồng cho cả năm năm học. Do trước nay kinh phí tổ chức học bán trú của trường rất khó khăn nên phải thu một lần đầu vào năm lớp 1 để đầu tư cơ sở vật chất cho các em. Hiện tại trường đang lên phương án thu rải đều ra năm năm để phụ huynh nhẹ gánh đầu năm học. Ông Dũng khẳng định nhà trường không có chủ trương tạo quỹ ở các lớp học. Việc đại diện hội cha mẹ học sinh vận động đóng thêm 1-2 triệu đồng/học sinh là do phụ huynh tự đề xuất. Tuy nhiên chắc chắn không có tình trạng thu cào bằng tất cả phụ huynh với số tiền lớn như thế. Thời gian qua nhiều phụ huynh muốn con em mình khi học bán trú có điều kiện tốt hơn nên chủ động đóng góp số tiền lớn, nhà trường có yêu cầu các phụ huynh đó làm đề xuất. Có người chủ động gắn cả hai máy điều hòa cho một lớp học. Hiện nay cơ sở vật chất như tivi, máy lạnh đã cơ bản đáp ứng và cũng không có chuyện thu tiền làm sàn gỗ. Số tiền nhà trường thông qua đại diện phụ huynh học sinh vận động đầu năm học chỉ hơn 150.000 đồng. Tất cả khoản tiền nhà trường thu đều lên phương án và được ban đại diện cha mẹ học sinh, UBND thành phố thông qua và công khai cho phụ huynh biết.
Theo Tuoitre
Cải cách thi ĐH ở Nhật Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo" của Bộ GD-ĐT Việt Nam lần này đặt trọng tâm vào đổi mới thi cử, có thể lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông làm căn cứ xét tuyển vào đại học. Trong khi đó, nước Nhật cũng đặt vấn đề đổi mới kỳ thi tuyển...