Corteva thách thức Bayer ra mắt đậu tương Enlist tại Brazil
Corteva Agriscience- công ty hạt giống Mỹ cho biết, sẽ chuẩn bị chào bán hạt giống đậu tương công nghệ sinh học ở Brazil, như một thách thức với đối thủ Đức Bayer AG.
Cánh đồng đậu tương giống Enlist E3 tại Mỹ năm 2019. Ảnh: Seeds Today
Động thái mới nhất của nhà sản xuất hạt giống và hóa chất nông nghiệp lớn của Mỹ được cho là lời tuyên chiến với đối thủ khổng lồ Bayer, khi Corteva đang tìm cách tăng cường sự hiện diện của mình tại quốc gia sản xuất hạt có dầu lớn nhất thế giới ở Nam Mỹ.
Theo đó, Corteva cho biết hạt giống đậu tương Enlist của họ có thể chống chịu tốt ba loại hoas chất diệt cỏ dại bao gồm glyphosate, ammonium glufosinate và loại thuốc mới thử nghiệm có chứa muối 2,4-D choline.
Roberto Hun, chủ tịch tập đoàn Corteva phụ trách thị trường Brazil và Paraguay cho biết: “Chúng tôi muốn cho nông dân được tự do lựa chọn. Và công ty sẽ cạnh tranh trực tiếp với công nghệ hạt giống đậu nành (đậu tương) biến đổi gen Intacta của Bayer, có khả năng chống lại côn trùng và cỏ dại”.
Ông Hun cho hay, việc sử dụng hạt giống đậu tương Enlist ở Mỹ đã thành công ngoài mong đợi. Cụ thể là nông dân đã nhanh chóng mở rộng sản xuất, khi chiếm tới 35% diện tích đậu nành của Mỹ được trồng với giống này trong vòng ba năm kể từ khi ra mắt.
Video đang HOT
Christian Pflug, người đứng đầu công nghệ Enlist tại Brazil và Paraguay, cho biết nông dân địa phương sẽ có thể tăng sản lượng đậu nành từ 2% đến 5% nếu họ nắm bắt được công nghệ này. Công ty đang hy vọng một phần ba diện tích đậu tương của Brazil sẽ được trồng bằng hạt giống công nghệ sinh học trong vòng 5 năm tới.
Ngoài dòng sản phẩm Enlist, Corteva cũng đang ấp ủ kế hoạch tung ra một loại hạt giống đậu tương biến đổi gen khác, mang tên Conkesta tại Brazil. Công ty cho biết hạt giống này có thể chống lại ba loại thuốc diệt cỏ dại, cũng như một số loại sâu bướm – bệnh dịch phổ biến của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Hiện việc ra mắt hạt giống công nghệ Conkesta đang chờ Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt, vì khối này là nhà nhập khẩu đậu nành và bột đậu nành từ Brazil.
Hiện tại bạn hàng mua đậu tương lớn nhất của Brazil vẫn là Trung Quốc, nơi các sản phẩm Enlist và Conkesta vẫn đang được giới chức quản lý và khoa học đánh giá.
Đậu tương biến đổi gen Enlist của doanh nghiệp Corteva, một công ty con của tập đoàn DowDuPont trước khi được tách ra như một công ty đại chúng độc lập vào tháng 2/2018.
Giới chuyên gia cho rằng, một khi Trung Quốc chấp thuận nhập khẩu đậu tương biến đổi gen Enlist của Corteva sẽ đẩy Bayer AG lâm vào thế phòng thủ, bởi nông dân Mỹ sẽ có lựa chọn mới khi xuất khẩu đi loại nông sản có giá trị nhất của họ.
Công ty Monsanto thuộc sở hữu của Bayer AG từ lâu đã thống trị thị trường đậu tương trị giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên khi thị trường hạt giống ngày một mở cửa, trong khi dòng hạt giống Roundup Ready của Monsanto – được thiết kế để dung nạp glyphosate diệt cỏ dại đã mất đi tính hiệu quả khi cỏ dại tăng cường khả năng chống chịu hóa chất.
Tình hình dịch bệnh ngày 5/8
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 22h00 ngày 5/8, thế giới đã ghi nhận 201.238.115 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.274.914 ca tử vong.
Có 181.190.437 người đã khỏi bệnh trong khi vẫn còn 94.565 người trong tình trạng bệnh nặng và nguy kịch.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Mỹ là nước bị ảnh hưởng nhất thế giới, với hơn 36 triệu ca nhiễm và 631.338 ca tử vong. Ngày 5/8, nước này đã ghi nhận số ca mắc mới cao nhất trong 6 tháng qua (hơn 100.000 ca), trong bối cảnh biến thể Delta hoành hành những khu vực có nhiều người chưa tiêm vaccine phòng bệnh. Số ca mắc trung bình trong 7 ngày trên toàn nước Mỹ là hơn 94.819, tăng gấp 5 lần chỉ trong chưa đầy một tháng. Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca mắc mới có thể tăng gấp đôi, lên 200.000 ca/ngày trong những tuần tới do biến thể Delta lây lan mạnh trong khi số người chưa tiêm vaccine vẫn ở mức cao. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, số ca nhiễm biến thể Delta chiếm 83% trong tổng số ca mắc mới tại nước này.
Brazil hiện đứng thứ hai thế giới về số ca tử vong (559.715ca). Bộ Y tế Brazil thông báo nước này có thêm hơn 40.700 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên hơn 20 triệu ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Á hiện là khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất, với 62.834.127 ca, trong đó, riêng Ấn Độ đã ghi nhận 31.815.756 ca. Chính phủ Ấn Độ thông báo thêm 42.982 ca mới, cao hơn so với số ca ghi nhận một ngày trước đó (42.625 ca). Số ca tử vong tại Ấn Độ cũng tăng lên 426.434 ca sau khi có thêm 533 người không qua khỏi. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ nước này đã yêu cầu các bang và vùng lãnh thổ cân nhắc áp đặt các biện pháp hạn chế ở mỗi địa phương nhằm kiềm chế dịch bệnh.
Ngày 5/8, dịch tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều nước Đông Nam Á. Thái Lan tiếp tục ghi nhận số ca mắc ở mức cao mới (20.920 ca), nâng tổng số lên 693.305 ca. Nước này có thêm 160 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 5.663 người. Trong khi đó, Malaysia cũng ghi nhận một con số kỷ lục là 20.596 ca nhiễm mới trong ngày, lần đầu tiên vượt mức 20.000 ca/ngày. Tới nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng 1.203.706 ca nhiễm COVID-19. Tại Indonesia, tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn. Người phát ngôn Bộ Y tế Siti Nadia Tarmizi cho biết số bệnh nhân nhập viện tại một số khu vực bên ngoài các đảo Bali và Java có xu hướng ngày càng tăng, lên tới 100.000 lượt bệnh nhân nội trú nhập viện mỗi tuần. Lực lượng đặc nhiệm chống COVID-19 của Chính phủ Indonesia cho biết số ca nhiễm biến thể Delta đang chiếm phần lớn các ca mắc mới, với gần 76%. Nhà chức trách Indonesia kêu gọi người dân đi xét nghiệm khi vẫn còn khỏe mạnh để có thể điều trị dễ dàng hơn, tiếp đó tự cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình. Tại Lào, Bộ Y tế cho biết nước này ghi nhận 206 ca mắc mới, trong đó ngoài 187 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 19 ca cộng đồng, đánh dấu sự gia tăng trở lại của các ca lây nhiễm trong nước. Lo ngại trước nguy cơ lây nhiễm dịch từ người lao động nhập cảnh và một số trường hợp lây nhiễm cộng đồng, Chính phủ Lào yêu cầu tăng cường tuần tra biên giới, kiểm tra, đo thân nhiệt người xuất nhập cảnh, mở rộng các trung tâm cách ly và các cơ sở điều trị tại các tỉnh có số lượng lớn người nhập cảnh; đồng thời tăng cường truy vết người nhiễm và người tiếp xúc, đẩy mạnh tiêm vắc-xin ngừa COVID-19.
Chính phủ Nhật Bản cùng ngày đã đưa thêm 8 tỉnh vào danh sách khu vực phòng dịch trọng điểm từ ngày 8/8. Quyết định trên được đưa ra một ngày sau khi số ca mắc mới ở nước này tăng cao chưa từng thấy lên 14.207 ca, nhiều hơn 1.867 ca so với kỷ lục trước đó ghi nhận ngày 31/7. Đáng chú ý có tới 14/47 tỉnh, thành có số ca mắc mới cao kỷ lục, trong đó riêng thủ đô Tokyo có 4.166 ca. Phát biểu sau khi đưa ra quyết định trên, Thủ tướng Suga Yoshihide cho biết: "Dịch bệnh đang lây lan với tốc độ chưa từng thấy ở thủ đô Tokyo và một số nơi khác. Do số ca mắc mới gia tăng, số bệnh nhân nguy kịch cũng tăng lên". Theo Thủ tướng Suga, biến thể Delta hiện chiếm khoảng 90% số ca mắc mới ở thủ đô Tokyo, trong khi tỷ lệ nhiễm biến thể Delta ở nhiều địa phương khác cũng khá cao. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW), cho đến nay, biến thể Delta đã có mặt ở 37/47 tỉnh, thành ở Nhật Bản, trong đó hai tỉnh Chiba và Kanagawa có số người nhiễm biến thể Delta cao nhất.
Tại Israel, số ca bệnh có các biến chứng nghiêm trọng đã tăng lên 241 ca, mức cao nhất kể từ giữa tháng 4/2021, khiến chính phủ nước này cảnh báo có thể phải áp dụng trở lại lệnh giãn cách xã hội. Thông báo của Bộ Y tế Israel cho biết đã ghi nhận 3.421 ca mắc mới, cũng là một trong những ngày cao kỷ lục trong tuần qua. Tại Australia, số ca mới theo ngày của bang New South Wales (NSW) tiếp tục tăng ở mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch, với 262 ca mới, trong đó 43 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát do biến thể Delta gây ra, chính quyền bang NSW đã phải phong tỏa thủ phủ Sydney và một số vùng lân cận cho đến ít nhất ngày 28/8 tới. Chính quyền bang Victoria láng giếng cũng thông báo lệnh phong tỏa trong 6 tuần từ tối 5/8 để phòng dịch lây lan từ bang New South Wales.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga, ngày 22/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Âu hiện đứng thứ hai thế giới về số ca nhiễm (hơn 51,8 triệu ca), nhưng đứng đầu thế giới về số ca tử vong (1,136.628 ca). Nga và Pháp là nước có số ca nhiễm cao nhất khu vực, đều đã hơn 6,1 triệu ca. Anh có hơn 5,9 triệu ca trong khi Tây Ban Nha và Italy đã ghi nhận hơn 4,3 triệu ca. Vương quốc Anh thông báo vùng England sẽ nới lỏng quy định nhập cảnh yêu cầu người đến từ Pháp phải cách ly kể cả khi được tiêm chủng đầy đủ.
Với quyết định mới, có hiệu lực từ 4 giờ sáng 8/8, Pháp sẽ được đưa trở lại danh sách các quốc gia "màu vàng", trong hệ thống màu giao thông cho phép du khách đến vùng England. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, chính phủ thông báo sẽ cho phép các cổ động viên tham gia vào các sự kiện thể thao kể từ tháng 8 này. Các sự kiện tổ chức ngoài trời như sân vận động sẽ được phép tiếp nhận 40% công suất, trong khi các sự kiện tổ chức trong nhà, chỉ được đón 30% lượng khách. Đây cũng là một phần trong chính sách cứu trợ cho các câu lạc bộ thể thao nhằm phục hồi nguồn thu nhập chính. Quyết định trên sẽ có hiệu lực từ ngày 13/8, khi mùa giải bóng đá bắt đầu. Đến cuối tháng 8, thời điểm chính phủ trung ương và địa phương sẽ thảo luận lại về vấn đề này, theo đó có thể nâng tỷ lệ vào sân và các sự kiện trong cao hơn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo động về gia tăng số ca tử vong do COVID-19 tại châu Phi. Cụ thể, con số này trong tuần kết thúc ngày 1/8 đã cao đỉnh điểm, hơn 6.400 ca, tăng 2% so với tuần trước đó. WHO đặc biệt quan ngại về tình trạng gia tăng mạnh số ca tử vong tại Nam Phi và Tunisia khi hai nước này chiếm tới 55% tổng số bệnh nhân không qua khỏi trên toàn châu lục. Điều quan ngại là số ca tử vong tại 15 nước châu Phi có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, Đặc phái viên COVID-19 của Liên minh châu Phi (AU), ông Strive Masiyiwa cho việc phân phối vaccine tại khu vực này đang trong tình trạng khủng hoảng, bởi đáng lý ở thời điểm hiện tại, châu Phi được tiếp nhận 320 triệu liều vaccine ngừa, song con số thực tế không phải vậy.
Liên quan đến vaccine, đại diện của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định vaccine phòng COVID-19 mà người dân tại nước này đã được tiêm đang phát huy hiệu quả bảo vệ và ngăn chặn tốt trước biến thể Delta. Theo NHC, Trung Quốc đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 3 loại vaccine phòng COVID-19, trong đó những vaccine được đưa vào sử dụng từ sớm trong chương trình tiêm phòng quốc gia phải kể đến là vaccine BBIBP- CorV của Sinopharm và vaccine CoronaVac của Sinovac Biotech. Không chỉ được sử dụng tại Trung Quốc, cả 2 loại này đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và hàng chục quốc gia khác trên thế giới cấp phép sử dụng khẩn cấp. Đến hết tháng 7, Trung Quốc tiêm được hơn 1,6 tỷ liều vaccine phòng COVID-19.
Hiểu về giá trị của việc tiêm phòng, người dân nhiều nước vội vã đi tiêm chủng. Tại Philippines, trong ngày 5/8, hàng nghìn người đổ xô tới các trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi chính quyền nước này công bố biện pháp siết chặt phòng dịch. Dự kiến, các biện pháp hạn chế đi lại sẽ được tái áp đặt tại khu vực đô thị Manila, Trong khi đó, một số tỉnh lân cận có hệ thống y tế đang trong tình trạng quá tải cũng phải tái áp đặt lệnh phong tỏa. Hiện Philippines là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề thứ 2 của dịch COVID-19 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia. Nước này đến nay đã ghi nhận khoảng 1,6 triệu ca mắc, trong đó có 28.000 ca tử vong. Tuy nhiên, đến nay, chỉ 10,3 triệu người, tương ứng 9,3% trong 110 triệu dân của Philippines đã được tiêm chủng đầy đủ.
Từ bài toán công bằng đến chủ động sử dụng hiệu quả vaccine Hơn 1 tháng trở lại đây, tiến độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại hầu hết các nước trên thế giới đều được đẩy nhanh. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 25/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN Chính phủ nhiều nước, điển hình như Việt Nam, đã tích cực triển khai "ngoại giao vaccine" để tiếp...