Corsair K100 – bàn phím cao cấp cho nhu cầu game chuyên nghiệp
Bàn phím có dây Corsair K100 được thiết kế ấn tượng, với nhiều tính năng hấp dẫn và switch hoạt động kết hợp cùng tia lazer đem lại tốc độ tương tác cao và trải nghiệm mượt mà.
Corsair K100 hiện có mức giá khoảng 5 triệu đồng, không phải là quá đắt đỏ so với một bàn phím cao cấp, nhưng lại được tích hợp nhiều điều thú vị hướng đến các game thủ hàng đầu.
Thị trường bàn phím cơ hiện đang rất sôi động và chật chội. Trong cùng một phân khúc giá có hằng hà sa số các lựa chọn cho game thủ, với đủ thiết kế, kích cỡ và tính năng. Không chỉ riêng Corsair K100, bất kì một bàn phím cơ nào mới ra đời muốn gia nhập phân khúc cao cấp đều được so sánh tỉ mỉ từng chi tiết. Các hãng phần cứng phổ thông hơn luôn biết cách chiều lòng người dùng, trang bị nhiều tính năng nhưng sẽ chấp nhận lời ít hơn để chiếm thị trường.
Thiết kế và tính năng
Corsair K100 không phải là bàn phím cơ mỏng nhất hay nhẹ nhất. Sản phẩm có chiều dài 470mm, rộng 166mm và nặng 1,35kg. Game thủ sẽ cần có một không gian rộng lớn trên bàn để đặt bàn phím thoải mái.
Một vài ưu điểm của Corsair K100 bao gồm số lượng nút bấm nhiều, có nút macro, và đèn RGB chất lượng cao. Switch đặc biệt do hãng tự thiết kế và sản xuất cũng là một điểm nhấn lớn khác đem lại trải nghiệm khác biệt cho người dùng.
Switch của bàn phím là opto-mechanical, có nghĩa rằng các nút bấm được tăng tốc bởi các tia hồng ngoại. Trong các bàn phím cơ thông thường, mỗi cú nhấn sẽ được nhận diện khi switch chạm đáy. Quá trình đó hoàn thành một mạch, gửi tín hiệu lên máy tính. Các switch opto-mechanical mới của Corsair, như OPX chẳng hạn, không có tấm kim loại đệm ở dưới đáy. Thay vào đó là một đèn lazer đỏ cỡ nhỏ, và khi nhấn phím xuống, nắp phím sẽ gây cản trở và ngắt dòng. Đó là cách bàn phím nhận diện nút nào được bấm, và quá trình này hoạt động nhanh hơn nhiều so với phương pháp sử dụng tấm kim loại như trước.
Video đang HOT
Vì vậy có thể nói tốc độ nhận lệnh của Corsair K100 cao hơn các phần cứng của bàn phím cơ truyền thống. Tuy nhiên, sự khác biệt chỉ là vài mili giây, và câu hỏi được đặt ra là liệu game thủ có nhận diện được sự khác biệt đó khi chơi game không? Câu trả lời là có, với điều kiện, thiết bị được sử dụng trong các tựa game hành động nhanh, đối kháng, như MOBA hay FPS và các tựa game eSports khác.
Trên cùng bên trái của Corsair K100 là một núm xoay có thể được sử dụng cho 8 tính năng khác nhau, từ qua bài và thay đổi ứng dụng cho đến trượt trang web và thay đổi độ sáng đèn LED RGB. Chính giữa của núm xoay là một nút bấm thông thường, và các nút bấm ở 2 bên cho phép game thủ thay đổi giữa các bộ thiết lập khác nhau cũng như kích hoạt chế độ Game.
Cạnh trái của bàn phím có 6 nút macro có thể được thiết lập thông qua bộ stream Elgato, và góc trên cùng bên phải là nơi đặt núm xoay chỉnh âm lượng cũng như một vài nút hỗ trợ giải trí khác.
Cạnh đáy của bàn phím là một tấm nghỉ tay có nam châm, và Corsair cũng trang bị kèm một vài nút bấm đặc biệt cho các nhu cầu chơi game MOBA cũng như FPS.
Đèn LED trên mỗi nút bấm đều có thể được cài đặt riêng biệt, và nhìn chung là rất sáng và rõ. Bề mặt của Corsair K100 được phủ một lớp hợp kim nhôm xước và các nút bấm được thiết kế để ánh sáng lọt qua một cách tinh tế.
Vi xử lý trung tâm ARM của K100 có bộ nhớ trong 8MB, có thể giải quyết được các hỗn hợp hiệu ứng phức tạp và lưu trữ được hơn 200 bộ tùy biến trên thiết bị. Đồng thời, thiết bị có tốc độ quét 4000Hz (mặc định ở mức 1000Hz). Đây là một trong những điểm cộng rất lớn của Corsair, nhưng thường thì ít game thủ nào sử dụng được hết công năng của bàn phím, ngoại trừ những tuyển thủ chuyên nghiệp, kì cựu.
Cũng giống như những phụ kiện khác của Corsair, bàn phím được tùy biến thông qua phần mềm iCue. Đây là một phần mềm tốt, được nâng cấp và cập nhật thường xuyên. Game thủ có thể chỉnh hiệu ứng ánh sáng và kết hợp chúng với nhau để tạo ra độ phức tạp độc đáo, lưu lại các bộ thiết lập cũng như macro, thông qua phần mềm iCue.
Trải nghiệm
Corsair K100 sở hữu phần cứng chất lượng cùng công nghệ hiện đại. Lực bấm của phím là 45g và hành trình 3,2mm. Ngoài ra, bàn phím còn hỗ trợ NKRO và chống ghost. Các nút bấm thuộc dạng linear, đồng nghĩa với việc hành trình phím mượt mà, không bị khựng như các switch cơ học khác. Nếu không quen, game thủ có thể lựa chọn Corsair K100 phiên bản Cherry MX Speed Silver, thay vì OPX.
Về trải nghiệm, các nút bấm nhận lệnh cực kì nhanh và nhạy, độ chính xác gần như tuyệt đối. Gần như bạn không cần phải dùng quá nhiều lực khi nhấn, bởi các nút trượt đi mượt mà, nhanh chóng, ổn định và thoải mái. Tốc độ cao như trên khiến cho Corsair K100 hoàn hảo để trở thành một bàn phím game cao cấp. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, nếu không thực sự chơi game trong môi trường chuyên nghiệp, sự khác biệt với các sản phẩm cùng phân khúc khác gần như khó nhận ra.
Kết luận
Corsair K100 là một sản phẩm chất lượng cao, xứng đáng thuộc về phân khúc cao cấp. Các switch kết hợp cùng lazer thực sự là thiết kế thông minh, hoạt động nhanh, mượt và nhẹ nhàng. Về ánh sáng, chúng ta có thể tùy biến theo ý thích, đồng thời độ sáng của đèn của rất cao. Nếu là một game thủ chuyên nghiệp hoặc đang nghiêm túc trong việc trở thành một, bạn có thể cân nhắc sở hữu sản phẩm này cho mọi thể loại game khác nhau.
Bàn phím cơ E-DRA EK389 V2: Gọn nhẹ, giá rẻ, chơi game hay làm việc đều "ổn áp"
Là bản nâng cấp LED từ đơn sắc lên Rainbow so với phiên bản năm ngoái, E-DRA EK389 V2 sở hữu layout 89 phím độc đáo, nhỏ gọn như TKL nhưng lại có phím số phụ.
Layout khá "dị" 89 nút của E-DRA EK389 V2 đã giải quyết được triệt để 2 vấn đề: Một chiếc bàn phím cơ gọn nhẹ nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu nhập liệu của dân văn phòng, trong khi không ảnh hưởng đến trải nghiệm gaming của anh em game thủ.
Bàn phím số thiết kế ở phía trên các nút mũi tên, khá "dị"
E-DRA EK389 V2 được nâng cấp từ phiên bản cũ với hệ thống LED 7 màu rainbow siêu sáng mới. Thực sự, LED của EK389 V2 cực sáng, sáng hơn cả EK387 hay các phiên bản phím cơ đắt tiền hơn của hãng. Đây có lẽ là phần nâng cấp thực sự đáng giá.
Dù giá rẻ nhưng EK389 V2 có vẻ ngoài rất đẹp, phím bấm cực "Oke"
E-DRA EK389 V2 sử dụng switch Outemu (phiên bản không hotswap) với độ bền và độ ổn định cao. Switch Outemu cho chất lượng phím bấm tốt, tuy chưa được như Huano nhưng đổi lại chiếc bàn phím cơ này có mức giá tốt hơn.
E-DRA EK389 V2 không mang thiết kế phím mỏng và hiện đại hơn so với EK387, tuy nhiên phần plate được làm bằng kim loại nên nhìn chung EK389 V2 khá cứng cáp.
Keycap của phím cũng là ABS double shot xuyên led, chất lượng tốt so với các loại bàn phím cơ giá rẻ khác.
Nhìn chung, với mức giá khoảng 600 nghìn đồng, E-DRA EK389 V2 là sự lựa chọn tốt cho những game thủ muốn mang đi mang lại chiếc bàn phím của mình khắp mọi nơi từ nhà tới quán net hay văn phòng làm việc. Nó có đủ các tính năng cần thiết, đi cùng điểm nhấn chính là sự gọn nhẹ nhưng vẫn tích hợp phần phím số. Tất nhiên để có được cụm số rất tiện lợi trong công việc này thì người dùng sẽ phải chịu khó sử dụng các nút chức năng như home, end, print screen... một cách phiền hà hơn bằng cách bấm thêm nút FN. Lúc đầu sử dụng có vẻ hơi khó nhưng một thời gian sau sẽ quen dần.
Bàn phím cơ gaming E-DRA EK387 RGB V2: Bản nâng cấp vượt trội, gõ sướng tay, giá không đổi E-DRA EK387 RGB V2 là một chiếc bàn phím cơ sở hữu thiết kế đẹp mắt, chất lượng build vượt trội, hệ thống đèn LED RGB cá tính kèm theo đó là một mức giá cực kỳ "yêu thương". Sau khi đã rất thành công với những phiên bản EK387 tiền nhiệm, E-DRA vẫn tiếp tục nghiên cứu, phát triển và cho ra...