Công Vinh muốn phát triển bóng đá học đường
Bước đi tiếp theo của cựu đội trưởng ĐTQG Việt Nam Lê Công Vinh là tạo ra liên kết với 40.000 học sinh, sinh viên để đưa bóng đá trở thành môn học chính khóa trong trường học.
Sau thời gian xây dựng học viện bóng đá tại TP.HCM, Công Vinh đã bắt tay hợp tác cùng tập đoàn giáo dục lớn nhất Việt Nam – nơi đang sở hữu 40 cơ sở trường học tiêu chuẩn quốc tế từ bậc Mầm non đến Đại học và sau Đại học, trải dài khắp 15 tỉnh, thành phố.
Tham vọng của chồng ca sĩ Thủy Tiên là đưa môn bóng đá vào chính khóa, giảng dạy trong môi trường giáo dục với hơn 40.000 học sinh, sinh viên – nhằm tiên phong xây dựng chương trình bóng đá học đường chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Cựu tiền đạo Lê Công Vinh đặt tham vọng lớn sau khi giã từ sự nghiệp. Ảnh: Quang Thịnh.
Dự án được xem là chương trình tiên phong cho sự phát triển bóng đá học đường. Nó sẽ tạo cú hích phát triển bóng đá Việt Nam trong tương lai mà Công Vinh và cộng sự ấp ủ từ sau khi thôi chức quyền chủ tịch CLB TP.HCM.
Các em học sinh sẽ tiếp cận môn bóng đá với các HLV chuyên nghiệp, cùng giáo án huấn luyện bài bản theo từng lứa tuổi ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ rèn luyện về thể lực và kỹ thuật, học sinh được học về tư duy chiến thuật, tinh thần đồng đội, kỹ năng lãnh đạo.
Từng thi đấu ở Bồ Đào Nha và Nhật Bản, cựu tuyển thủ Lê Công Vinh rất hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng bóng đá học đường đối với một nền thể thao quốc gia như thế nào, và anh muốn thực hiện nó tại Việt Nam.
Ngày 3/10 tới đây, Lê Công Vinh sẽ chính thức công bố dự án lớn của mình với tập đoàn giáo dục hàng đầu Việt Nam.
Theo Zing
Bỏ bộ chủ quản để 'giải phóng' trường ĐH
Tại diễn đàn Tự chủ trong giáo dục ĐH do Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN tổ chức hôm qua (21.9), các chuyên gia cho rằng chừng nào còn duy trì bộ chủ quản thì trường ĐH vẫn chưa thể được 'giải phóng', cho nên tự chủ sẽ vẫn chỉ mang tính hình thức.
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM sẽ rời khỏi cơ quan chủ quản là Bộ GD-ĐT/ ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Theo các chuyên gia, những vướng mắc chính trong tự chủ giáo dục ĐH hiện nay là tồn tại song song những mâu thuẫn trong các chính sách phát triển, cả về quan điểm lẫn việc triển khai. Chẳng hạn, trong các đợt thí điểm tự chủ ĐH mà gần đây nhất là 23 trường được thực hiện thí điểm theo Nghị quyết 77 của Thủ tướng Chính phủ, thì thực tế tự chủ là "tự túc" trong vấn đề tài chính. TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, nói: "Gần đây Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã bày tỏ quan điểm về vấn đề này một cách đúng đắn rằng tự chủ không có nghĩa là nhà nước không cấp tiền nữa. Nhưng trên thực tế quan điểm này mới chỉ dừng lại ở lời nói mà chưa thể hiện trên các văn bản pháp quy".
GS Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng nếu hiểu tự chủ là "khoán trắng", bắt các trường ĐH tự lo mà kiếm tiền là không đúng, bởi trên thế giới, kể cả các trường tư (chẳng hạn như ĐH Harvard) vẫn được nhà nước đầu tư. Vì thế vai trò của nhà nước đối với phát triển giáo dục ĐH không chỉ là quản lý nhà nước, kiểm tra giám sát mà còn là cung cấp nguồn lực. Tuy nhiên, theo GS Giang, đầu tư cần phải có trọng điểm.
Về hội đồng trường, theo GS Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, tuy số lượng trường ĐH có hội đồng trường hiện đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn rất nhiều vấn đề, chẳng hạn vị thế của chủ tịch phần lớn thấp hơn hiệu trưởng, cơ chế "bộ chủ quản" và "trường trực thuộc" đã vô hiệu hóa tác dụng của hội đồng trường. Trong tiến trình đổi mới giáo dục ĐH, cơ chế quản lý theo mô hình "bộ chủ quản" đã được cải tiến dần nhưng hai lĩnh vực quan trọng nhất vẫn nằm trong tay bộ chủ quản là tài chính và nhân sự. Mặc dù trong một nghị quyết ban hành năm 2016 của Chính phủ cũng đã yêu cầu giảm mạnh sự can thiệp hành chính của các cơ quan chủ quản đối với hoạt động của các trường ĐH, tiến tới xóa bỏ cơ chế chủ quản, tuy nhiên các ý tưởng này cần được thể chế hóa và đưa vào luật Giáo dục ĐH sửa đổi.
Còn TS Lê Viết Khuyến cho rằng việc thành lập hội đồng trường cần thực chất chứ không nên đua theo phong trào như hiện nay. Để ĐH thực sự được tự chủ thì trước hết ĐH cần được giải phóng khỏi bộ chủ quản, lúc bấy giờ mới cần có hội đồng trường. Việc vẫn tồn tại bộ chủ quản sẽ làm các hội đồng trường đã thành lập hoạt động rất khó khăn, mang tính hình thức và buộc phải chuyển dần qua chức năng tư vấn.
Theo Thanh niên
Những gợi ý giúp trẻ trở thành người thích đọc sách Sẽ là sai lầm nếu bạn không đọc sách cho con hoặc cùng con ngay cả khi chúng đã học được cách đọc độc lập. Đã có thời gian, con bạn rất yêu những cuốn sách, thích được bố mẹ ôm trong lòng và đọc những truyện yêu thích cho nghe. Thậm chí, con còn xin bạn đọc lại truyện đó một lần...